Tag

Đông Anh tổ chức hội nghị phản biện xã hội về Chương trình OCOP

Nông thôn mới 19/06/2020 17:40
aa
TTTĐ - Với mong muốn tiếp nhận các ý kiến, phản biện vào Đề án phát triển Chương trình OCOP, sáng nay (19/6), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Anh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”. 

Đông Anh tổ chức hội nghị phản biện xã hội về Chương trình OCOP

Đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Bài liên quan

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo Chương trình OCOP

OCOP - Động lực phát huy sức sáng tạo cho doanh nghiệp và HTX

Hà Nội sắp tổ chức chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP

Tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Trình bày báo cáo tóm tắt Đề án tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thiềng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, Đông Anh có bước phát triển vượt bậc trong nông nghiệp, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ là chủ yếu, đến nay huyện đã có nhiều mô hình kinh tế lớn, quy mô sản xuất từ 30 tỷ đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Cùng với đó, huyện đã triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ phát triển nông nghiệp như: Phát triển nghề trồng nấm rơm; Ứng dụng cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ thóc giống chất lượng cao; Thuốc bảo vệ thực vật sinh học...

Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”
Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”

Huyện có nhiều nghề truyền thống như tương Dục Tú (Việt Hùng), rượu (Liên Hà, Xuân Canh, Đại Mạch), bún Mạch Tràng (Cổ Loa)... Các làng nghề truyền thống nổi tiếng với sản phẩm vẫn đang được thị trường trong nước tiêu thụ mạnh như: Chạm khắc gỗ xã Vân Hà, đậu phụ tại làng Chài xã Võng La; Các làng nghề như gỗ Liên Hà, Thụy Lâm; Sắt thép xã Dục Tú...

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ với lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Đây cũng là sự tiếp nối nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới với hệ thống các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế khu vực nông thôn.

Việc triển khai thực hiện đề án giai đoạn 2020-2025 hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng xã, thị trấn thông qua chính sách hỗ trợ bài bàn, đồng bộ, có hệ thống của Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm nhằm phát triển, nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm có lợi thế của từng vùng sản xuất.

Toàn cảnh hội nghị hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”
Toàn cảnh hội nghị hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”

Đồng thời, việc thực hiện Chương trình OCOP cũng góp phần triển khai các chủ trương xây dựng “Chính phủ kiến tạo và hành động”, “Quốc gia khởi nghiệp” của Chính phủ, góp phần quảng bá các sản phẩm, nâng tầm hình ảnh của huyện Đông Anh và người dân trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Đông Anh là huyện đầu tiên và làm tốt nhất chương trình OCOP của thành phố Hà Nội. Với lợi thế là huyện ngoại thành, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch nên có tiềm năng về du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa.

Cùng với đó, người dân Đông Anh đã quen với kinh tế thị trường, có nhiều sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường, được xuất khẩu ra nước ngoài nên có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP.

Tại hội nghị đa số các đại biểu đều đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Đề án
Tại hội nghị đa số các đại biểu đều đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Đề án

Tuy nhiên, theo đồng chí Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, quy mô sản xuất của Đông Anh còn nhỏ lẻ, chưa được tập trung, chưa được quan tâm định hướng sản xuất. Sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị chưa nhiều, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm chưa cao. Các sản phẩm truyền thống còn ở mức đơn giản, chưa tuân thủ về tiêu chuẩn, quy định về nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc…

Do đó, trong thời gian tới, Đông Anh cần đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của huyện. Tập trung phát triển thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân làm động lực chính trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng phát huy năng lực nội sinh, gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập, đời sống cho cộng đồng…

Tại hội nghị đa số các đại biểu đều đồng tình, nhất trí cao với dự thảo Đề án “Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2020-2025 theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP”. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đóng góp của các đại biểu vào dự thảo như tên của đề án, các nội dung trọng tâm…

Đọc thêm

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Nông thôn mới

Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

TTTĐ - Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển sản phẩm thủy sản chủ lực là tôm trên nền tảng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, từng bước đưa thủy sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững.
“Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số Nông thôn mới

“Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Là những nhân tố tích cực, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động... người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô luôn được chính quyền và Nhân dân tin cậy. Với uy tín của bản thân, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Xem thêm