Tag

Du học sinh Việt vẫn lao đao vì đại dịch Covid-19

Nhịp sống trẻ 09/07/2020 12:40
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang căng thẳng ở nhiều nước trên thế giới, hàng ngàn du học sinh Việt Nam tại nước ngoài đang chật vật khi visa gần hết hạn, mất việc, nợ tiền nhà, việc học gián đoạn kéo dài…

Du học sinh Việt vẫn lao đao vì đại dịch Covid-19

Các cửa hàng, cửa hiệu ở TP Osaka (Nhật Bản) đều đóng cửa giữa dịch Covid-19 khiến cuộc sống của du học sinh thêm khó khăn hơn vì không có việc làm thêm để trang trải chi phí

Bài liên quan

Số phận của những du học sinh sẽ ra sao trước đại dịch Covid-19

Bộ GD&ĐT tuyển 60 ứng viên đi du học tại Lào

Thêm bệnh nhân mắc Covid-19 là du học sinh từ Anh trở về, được cách ly ngay khi nhập cảnh

Lê Thị Kiều Trang, du học sinh năm thứ 3 tại Osaka, Nhật Bản là một trong số đó. “Hoàn toàn bế tắc”, đó là câu đầu tiên Trang tâm sự với chúng tôi. Trước đây, Trang vừa học vừa đi làm hơn 20 tiếng một tuần mới đủ trang trải cuộc sống. Hiện nay, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không có khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những nơi thường thuê sinh viên làm bán thời gian đều đóng cửa hàng loạt. Hàng ngàn du học sinh lâm vào cảnh mất việc làm thêm trong khi visa đã gần hết hạn, hằng tháng vẫn tốn kém số tiền không nhỏ cho sinh hoạt hằng ngày.

Đường phố ở Nhật Bản vắng vẻ, các nhà hàng đóng của vì dịch bệnh Covid-19
Đường phố ở Nhật Bản vắng vẻ, các nhà hàng đóng của vì dịch bệnh Covid-19

Trang chia sẻ: “Khi dịch bùng phát, chúng em chỉ mong được về Việt Nam. Tuy nhiên, không có việc làm, các hóa đơn đổ đến, chúng em thậm chí còn không có tiền ăn thì nói gì đến tiền mua vé máy bay trong thời điểm này. Các nhà xưởng, hàng quán đóng cửa, tìm việc làm là hoàn toàn không thể. Đợt dịch thứ nhất vừa lắng xuống, chúng em hy vọng cuộc sống sẽ bình thường trở lại. Bây giờ, số ca nhiễm lại tăng, cộng thêm lũ lụt. Nền kinh tế có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể phục hồi. Chúng em chẳng thể làm gì ngoài sống dựa vào trợ cấp của chính phủ Nhật Bản và chờ dịch bệnh qua đi. Nhiều hôm, em chỉ có thể trùm chăn ngủ để đỡ tốn được một bữa ăn”.

May mắn hơn Trang, Bùi Lâm Oanh, sinh viên năm thứ hai tại Myongji University (Seoul, Hàn Quốc) đã trở về Việt Nam hồi tháng 4.

Oanh tâm sự: “Khi Covid-19 xuất hiện, nhìn Vũ Hán, em đã nghĩ thật may mắn vì không ở đó. Chỉ một đêm, sau khi xuất hiện bệnh nhân số 31 “siêu lây nhiễm”, em thực sự bị sốc và bế tắc. Những ngày đó, việc đầu tiên em làm mỗi khi thức dậy là mở điện thoại, xem đã có thêm bao nhiêu ca mắc. Số ca mắc thêm mỗi ngày luôn tính hàng trăm, hàng nghìn”.

Covid-19 bùng phát mạnh mẽ lần 1, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý, các hàng quán, dịch vụ đều đóng cửa, trường học thông báo cho học sinh nghỉ dài ngày. Không có việc làm, việc học bị gián đoạn, số ca bệnh ngày một tăng, Lâm Oanh và các bạn quay cuồng trong câu hỏi ở lại hay trở về Việt Nam. Nếu về, Oanh sẽ phải trả nhà, bỏ hoàn toàn công việc, bảo lưu kết quả học tập. Thêm nữa, việc mua vé máy bay thời điểm này rất khó khăn, vô cùng tốn kém.

Khi số ca mắc lên tới 3.000 trường hợp, thức dậy và nhận được dòng tin nhắn của bố: “Con ơi, về thôi!”, Oanh quyết định gạt hết tất cả mọi thứ và đặt vé, ngay lập tức trở về Việt Nam. Sau đó Lâm Oanh nhanh chóng được cách ly ngay tại chính quê hương mình, nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo từ các chiến sĩ Trung đoàn 125 ở Chí Linh (Hải Dương). Đến giờ, Oanh vẫn cảm thấy mình may mắn và coi đó là một khoảng thời gian đáng nhớ.

Hiện tại, Bùi Lâm Oanh đang tranh thủ học một số khóa học online, bổ sung kỹ năng cần thiết, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để quay lại Hàn Quốc học tập, làm việc ngay khi có thể. Oanh dự định tháng 8 này sẽ trở lại nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nên lo lắng có thể sẽ không có chuyến bay.

Đó là tình cảnh chung của hàng triệu du học sinh khắp mọi nơi trên thế giới thời điểm này. Lâm Oanh tâm sự: “Không thể biết được sẽ làm gì tiếp theo vì dịch bệnh chưa biết khi nào mới chấm dứt. Dịch có thể lắng xuống nhưng lại có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Em chỉ muốn nhắn nhủ tới các bạn du học sinh khác hãy luôn bình tĩnh, sáng suốt và biết cách tự bảo vệ mình. Sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Đọc thêm

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa - thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội).
“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”

TTTĐ - Thực hiện chương trình công tác Đoàn năm 2024, Tháng thanh niên 2024, Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương phối hợp đơn vị địa phương tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên

TTTĐ - Trong 2 ngày, 25 - 26/3/2024, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và sự kiện Thanh Lễ, Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Bình Dương đầu tiên được tổ chức.
Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử

TTTĐ - Nhiều địa chỉ đỏ đã được Tỉnh đoàn Kon Tum số hóa nhằm giúp người dân, du khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu về văn hóa, con người, lịch sử các khu di tích hào hùng của dân tộc trên địa bàn.
Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng

TTTĐ - Sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được các cơ sở Đoàn tại TP HCM triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng

TTTĐ - Nhìn lại một năm qua, gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Thành đoàn TP HCM đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ và ghi nhận hiệu quả tích cực trong việc tổ chức các sự kiện, hoạt động. Tiếp tục đà tăng tốc, Thành đoàn TP HCM vẫn đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo để bứt phá trong cuộc đua số hóa của thành phố và quốc gia.
Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Được biết đến là thành phố năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước, TP HCM đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng cùng thời đại. Dĩ nhiên, để có được sức mạnh nội lực ấy là những nỗ lực đóng góp bền bỉ của biết bao con người cùng sự đồng lòng, tin tưởng từ chính quyền tới người dân…
Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm Nhịp sống trẻ

Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm

TTTĐ - Nguyễn Tuyết Mai là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô giáo trẻ là Đội phó Đội dạy học tình nguyện tại làng trẻ SOS mùa hè xanh, nơi ươm mầm tri thức tới các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc

TTTĐ - Chiều 26/3, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).
Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên

TTTĐ - Cán bộ, thủ lĩnh thanh niên các cấp của thành phố Hà Nội là những người trẻ đi đầu, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Họ đều mang khát vọng góp sức xây dựng tổ chức Đoàn, Thủ đô và đất nước phát triển vững mạnh.
Xem thêm