Tag

Du học sinh Việt vẫn lao đao vì đại dịch Covid-19

Nhịp sống trẻ 09/07/2020 12:40
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang căng thẳng ở nhiều nước trên thế giới, hàng ngàn du học sinh Việt Nam tại nước ngoài đang chật vật khi visa gần hết hạn, mất việc, nợ tiền nhà, việc học gián đoạn kéo dài…

Du học sinh Việt vẫn lao đao vì đại dịch Covid-19

Các cửa hàng, cửa hiệu ở TP Osaka (Nhật Bản) đều đóng cửa giữa dịch Covid-19 khiến cuộc sống của du học sinh thêm khó khăn hơn vì không có việc làm thêm để trang trải chi phí

Bài liên quan

Số phận của những du học sinh sẽ ra sao trước đại dịch Covid-19

Bộ GD&ĐT tuyển 60 ứng viên đi du học tại Lào

Thêm bệnh nhân mắc Covid-19 là du học sinh từ Anh trở về, được cách ly ngay khi nhập cảnh

Lê Thị Kiều Trang, du học sinh năm thứ 3 tại Osaka, Nhật Bản là một trong số đó. “Hoàn toàn bế tắc”, đó là câu đầu tiên Trang tâm sự với chúng tôi. Trước đây, Trang vừa học vừa đi làm hơn 20 tiếng một tuần mới đủ trang trải cuộc sống. Hiện nay, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, không có khách du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, những nơi thường thuê sinh viên làm bán thời gian đều đóng cửa hàng loạt. Hàng ngàn du học sinh lâm vào cảnh mất việc làm thêm trong khi visa đã gần hết hạn, hằng tháng vẫn tốn kém số tiền không nhỏ cho sinh hoạt hằng ngày.

Đường phố ở Nhật Bản vắng vẻ, các nhà hàng đóng của vì dịch bệnh Covid-19
Đường phố ở Nhật Bản vắng vẻ, các nhà hàng đóng của vì dịch bệnh Covid-19

Trang chia sẻ: “Khi dịch bùng phát, chúng em chỉ mong được về Việt Nam. Tuy nhiên, không có việc làm, các hóa đơn đổ đến, chúng em thậm chí còn không có tiền ăn thì nói gì đến tiền mua vé máy bay trong thời điểm này. Các nhà xưởng, hàng quán đóng cửa, tìm việc làm là hoàn toàn không thể. Đợt dịch thứ nhất vừa lắng xuống, chúng em hy vọng cuộc sống sẽ bình thường trở lại. Bây giờ, số ca nhiễm lại tăng, cộng thêm lũ lụt. Nền kinh tế có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể phục hồi. Chúng em chẳng thể làm gì ngoài sống dựa vào trợ cấp của chính phủ Nhật Bản và chờ dịch bệnh qua đi. Nhiều hôm, em chỉ có thể trùm chăn ngủ để đỡ tốn được một bữa ăn”.

May mắn hơn Trang, Bùi Lâm Oanh, sinh viên năm thứ hai tại Myongji University (Seoul, Hàn Quốc) đã trở về Việt Nam hồi tháng 4.

Oanh tâm sự: “Khi Covid-19 xuất hiện, nhìn Vũ Hán, em đã nghĩ thật may mắn vì không ở đó. Chỉ một đêm, sau khi xuất hiện bệnh nhân số 31 “siêu lây nhiễm”, em thực sự bị sốc và bế tắc. Những ngày đó, việc đầu tiên em làm mỗi khi thức dậy là mở điện thoại, xem đã có thêm bao nhiêu ca mắc. Số ca mắc thêm mỗi ngày luôn tính hàng trăm, hàng nghìn”.

Covid-19 bùng phát mạnh mẽ lần 1, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý, các hàng quán, dịch vụ đều đóng cửa, trường học thông báo cho học sinh nghỉ dài ngày. Không có việc làm, việc học bị gián đoạn, số ca bệnh ngày một tăng, Lâm Oanh và các bạn quay cuồng trong câu hỏi ở lại hay trở về Việt Nam. Nếu về, Oanh sẽ phải trả nhà, bỏ hoàn toàn công việc, bảo lưu kết quả học tập. Thêm nữa, việc mua vé máy bay thời điểm này rất khó khăn, vô cùng tốn kém.

Khi số ca mắc lên tới 3.000 trường hợp, thức dậy và nhận được dòng tin nhắn của bố: “Con ơi, về thôi!”, Oanh quyết định gạt hết tất cả mọi thứ và đặt vé, ngay lập tức trở về Việt Nam. Sau đó Lâm Oanh nhanh chóng được cách ly ngay tại chính quê hương mình, nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo từ các chiến sĩ Trung đoàn 125 ở Chí Linh (Hải Dương). Đến giờ, Oanh vẫn cảm thấy mình may mắn và coi đó là một khoảng thời gian đáng nhớ.

Hiện tại, Bùi Lâm Oanh đang tranh thủ học một số khóa học online, bổ sung kỹ năng cần thiết, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để quay lại Hàn Quốc học tập, làm việc ngay khi có thể. Oanh dự định tháng 8 này sẽ trở lại nhưng tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, nên lo lắng có thể sẽ không có chuyến bay.

Đó là tình cảnh chung của hàng triệu du học sinh khắp mọi nơi trên thế giới thời điểm này. Lâm Oanh tâm sự: “Không thể biết được sẽ làm gì tiếp theo vì dịch bệnh chưa biết khi nào mới chấm dứt. Dịch có thể lắng xuống nhưng lại có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Em chỉ muốn nhắn nhủ tới các bạn du học sinh khác hãy luôn bình tĩnh, sáng suốt và biết cách tự bảo vệ mình. Sức khỏe vẫn luôn là điều quan trọng nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.

Đọc thêm

Mỗi thanh niên là một “đại sứ” lối sống xanh Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một “đại sứ” lối sống xanh

TTTĐ - Tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế với niềm tin, sức trẻ và nhiều cách làm sáng tạo tham gia xây dựng đô thị văn minh, góp phần mang lại diện mạo xanh - sạch - sáng cho đô thị Huế.
Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới” Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới”

TTTĐ - Trong những ngày tháng 3, Tuổi trẻ Đà Nẵng đã có chuyến hành trình “Tháng Ba biên giới” đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc với cảm xúc yêu thương mãi đọng lại với người dân nơi đây.
Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Những ngày tháng Ba, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Bình Thuận có mặt ở khắp các xã, phường, thị trấn… với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực vì cộng đồng.
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống

TTTĐ - Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân đặt mục tiêu 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình rèn luyện năm 2024, xung kích, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
“Đâu khó” có… tuổi trẻ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

“Đâu khó” có… tuổi trẻ

TTTĐ - Với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới cộng đồng, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Ngãi thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và để lại hình ảnh tốt đẹp về màu áo xanh tình nguyện.
Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Quảng Nam đồng loạt triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tình nguyện đa dạng, đổi mới; đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực

TTTĐ - Một chàng trai kiên định để thành công trong nghề nghiệp; một người trẻ bằng tình yêu thương đã mang đến bao việc có ích cho cộng đồng… Tất cả đã góp phần tạo nên một đất nước với nhiều người tốt và những điều tử tế, viết nên tuổi thanh xuân rực rỡ, đáng nhớ cho bản thân.
Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội

TTTĐ - Đến từ nhiều vị trí khác nhau nhưng những cán bộ Đoàn có một điểm chung là năng động, nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo. Bằng hành động cụ thể, thiết thực, họ đã mang lại giá trị tích cực, là nguồn cảm hứng về sức trẻ năng động với cộng đồng.
Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Những năm tháng hào hùng Tôi yêu Hà Nội

Những năm tháng hào hùng

TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Xem thêm