Thứ hai 27/03/2023 18:32 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Văn học -
In bài viết

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng bài thơ “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, tòa soạn đã nhận được lời bình rất sâu sắc và tâm huyết của nhà phê bình văn học Nguyễn Lan. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Ngày tình yêu, vấn vương “Giăng mắc tình ta” Cây chẳng cạn vơi nhựa sống một đời Nụ cười em - tăng tuổi thọ đời anh! Gửi về người xưa một “bến đỗ bình yên” Hương vị tình đời, tình người

Dường như có cái duyên rất lạ với thơ Hồng Vinh. Đã muốn tảng lờ, lướt trôi, muốn đi qua, nghiêng ngó chút thôi nhưng mấy cái dấu (?), dấu (!) song trùng bên nhau như nam châm hút chân dừng lại. Và thế là, chuyện “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” đến một cách tự nhiên như cơn mưa bất chợt.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh
Tháp rùa trong sương sớm

Giữa lòng Hà Nội, Hồ Gươm, tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn như những chứng nhân lịch sử, trầm mặc, lặng lẽ chứng kiến bao đổi thay của đất nước, dân tộc làm nên nền văn hiến ngàn năm của người dân Việt Nam. Cảnh sắc cổ kính, hữu tình nơi đây cũng là nơi gửi gắm bao tâm sự, chuyện tình lứa đôi.

“Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm

Tháp Rùa vẫn rêu phong trầm mặc

Cây quanh đền Ngọc Sơn xanh màu tĩnh lặng

Bên cầu Thê Húc bóng ai?!”

Chuyện tình lưu lại nơi đây hơn 20 năm về trước. Thời gian đủ để dài, đủ để ngấm đối với một đời người, nhưng liệu đã đủ chín đối với một tình yêu? “Hơn 20 năm, mới có dịp ngồi lâu ngắm Hồ Gươm”. Bộn bề công việc đến thế sao, hay có ẩn tình chi mà đến nay, khi tuổi đã đứng bóng, mới có dịp chậm lại, ngồi lâu ngắm Hồ Gươm? Hay chỉ là mượn duyên, mượn cớ để nhớ về người xưa?

Mượn cái “rêu phong, trầm mặc”, “màu xanh tĩnh lặng”, mượn màu cổ kính nơi không gian xưa, mở ra câu chuyện tâm tình dang dở. Và cũng thật lạ khi tác giả “cố tình” coi làn nước xanh là “nhân chứng thời gian”. Đây là việc xưa nay không thấy. Bởi lẽ rất tự nhiên, làn nước có bao giờ tĩnh, có bao giờ đứng yên? Nó vận động, chảy trôi không ngừng. Heraclitus đã từng nhận xét xanh rờn: “Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” để khẳng định mọi thứ luôn ở trong trạng thái biến động, luôn đổi thay.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Ông cho rằng “sự vận động liên tục chính là bản chất của thiên nhiên. Mọi vật đều vận động trong mọi lúc, mọi nơi ngay cả trong bản thân sự vật và không bao giờ tồn tại vĩnh viễn”. Ai đoán biết được, sự chảy trôi ấy không mang theo, cuốn đi chuyện cũ? Lấy làn nước để làm nhân chứng, e không vững bền, không chắc chắn.

Ấy vậy mà, trong mắt nhìn và trái tim thi sĩ, vạn vật như đứng yên, thời gian “hình như ngủ quên” chỉ để lưu “chuyện ngày ấy”. Và cái quy luật mà Heraclitus đã tổng kết lại minh chứng cho dòng chảy tình yêu vẫn tràn trong trái tim giấu kín mấy thập niên. “Cụ rùa” Hồ Gươm nay đã về “miền cổ tích”, nhưng có lẽ thời ấy, “cụ” còn sống và biết đâu rằng, “cụ” đã từng nhô lên chứng giám cho tình yêu lứa đôi.

Làn nước xanh - nhân chứng thời gian

Giấu cụ Rùa về miền cổ tích

Tán liễu cạnh hồ thờ thẫn

Nhà bưu điện, kim đồng hồ hình như ngủ quên?!

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

Cảnh vật dường như bất động, không chút âm thanh, cũng chẳng có đường nét. Tất cả chỉ một màu xanh tĩnh lặng, trầm mặc được phủ trùm bởi tâm trạng “thờ thẫn”. Và ký ức một thời tràn về…

“Nhớ ngày ấy tóc em trùm vai mướt đen

Mắt đắm đuối nhìn anh, muốn nói điều sâu lắng

Nhưng bỗng mưa bất chợt

Chuyện tâm tình đành dang dở trôi đi...”

Nhớ mái tóc mướt đen, nhớ ánh mắt đắm đuối và nhớ cả nguyên cớ làm dang dở cuộc tình. “Điều sâu lắng” đâu chưa kịp nói, “nhưng” bỗng đâu “cơn mưa bất chợt”. Một chữ “nhưng” thôi đã đánh đổi “điều sâu lắng” bằng “Thời gian ghềnh gập bể dâu”, bằng “Cả đời em phải hứng chịu sầu đau!”, bằng giây phút “Anh ngồi lặng giữa chiều tà buông xuống… Tim hỏi thầm: Em đang ở nơi nào”. Suy tư nối tiếp suy tư. Buông câu hỏi, mà không tìm thấy lời đáp.

Cái hay ở đây là biện pháp đảo từ. “Ghềnh gập” như nút thắt khiến trở ngại đẩy lên tới mức trùng trùng! Một cơn mưa bất chợt, tất cả thành dở dang, thành ký ức, thành nỗi niềm hồi tưởng xa xót bên Hồ Gươm.

Dừng chân đọc “Hồi tưởng bên Hồ Gươm” của thi sĩ Hồng Vinh

“Hàng ngàn cơn mưa đã qua từ ngày ấy

Những dòng thư lờ lững còn đây

Hiểu lầm cứ dồn theo năm tháng

Hồi tưởng buông những tiếng thở dài...”

Tưởng chừng tâm trạng thờ thẫn, chìm trong dòng hồi tưởng tiếc nuối kéo dài không dứt. Nhưng không, sau “những tiếng thở dài…”, có gì đó như tươi sáng hơn, nhẹ nhõm hơn. Không còn cảm giác nặng nề, trĩu nặng và có phần u uất do hiểu lầm ở tại cơn “mưa bất chợt”.

“Nắng đã hửng lên rồi”. Một từ “hửng” làm sáng bừng cảm xúc, rọi ấm cả không gian. Một từ “hửng” xua tan những âu lo, suy tư về “ghềnh dập bể dâu”, và một đời “sầu đau”. Một từ “hửng” mang lại cảm giác bình yên, tươi mới. Có lẽ, chỉ có cây bút lão luyện với nghề mới có thể dùng từ đắt đến vậy!

“Nhưng em hỡi, nắng đã hửng lên rồi

Chim lạc đàn đã tìm về với mẹ

Qua tháng năm lên rừng, xuống biển

Bến đỗ bình yên sẽ đến với em”.

Hình ảnh “Bến đỗ bình yên” kết lại bài thơ đã mở ra một tương lai viên mãn cho em, cho trái tim luôn hướng về em, như sự bù trừ của quy luật cuộc sống. Khổ đau qua đi, niềm vui sẽ đến, “bình yên” luôn bên em.

Lan Nguyễn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tin khác
[Xem thêm]
Gửi về người xưa một “bến đỗ bình yên”

Gửi về người xưa một “bến đỗ bình yên”

TTTĐ - Bờ Hồ mùa này đẹp đến nao lòng, rất hợp để người thơ đến trầm mặc ngồi ngẫm ngợi chuyện đời đã đi qua. Thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh cũng nhìn cảnh nhớ người, hồi tưởng về một người con gái nào đó trong tâm trí.
Nụ cười em - tăng tuổi thọ đời anh!

Nụ cười em - tăng tuổi thọ đời anh!

TTTĐ - Một bài thơ vô cùng xúc động của thi sĩ Hồng Vinh. “Tình già” của nhà thơ không chỉ chứa chan tình cảm, ăm ắp yêu thương, tràn đầy lo lắng mà còn là sự nâng niu, nhắc nhớ, trân trọng. Người thơ cả một đời công tác ngược xuôi, thu cả thế giới để thấm đẫm nhân tình qua từng tác phẩm.
Ra mắt cuốn sách “Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam”

Ra mắt cuốn sách “Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam”

TTTĐ - Nhằm giúp bạn đọc và những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời cổ đại và trung đại có thêm nguồn sử liệu nghiên cứu về họ Khúc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách “Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X trong lịch sử dân tộc Việt Nam” do Tiến sĩ Khúc Minh Tuấn chủ biên.
Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ"

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ"

TTTĐ - Phố Hàng Bột - một trong 36 phố phường Hà Nội nưa nay là con phố mang tên Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam. Là người gắn bó mật thiết với con phố này, tác giả Hồ Công Thiết đã viết nên cuốn sách thú vị, sinh động "Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào" mà nhớ". Sách do Chibooks phát hành và gửi tới đông đảo bạn đọc.
"Gạn đục khơi trong" văn hóa với tác phẩm ''Việt Nam phong tục''

"Gạn đục khơi trong" văn hóa với tác phẩm ''Việt Nam phong tục''

TTTĐ - Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính là một nghiên cứu công phu, tỉ mỉ những phong tục, tập quán hàng nghìn năm của người Việt, tồn tại bảo lưu trong các quan hệ gia đình, nơi làng xã và trong cộng đồng xã hội. Trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng văn hóa con người Việt Nam như hiện nay, tác phẩm càng có giá trị thực tiễn để chúng ta "gạn đục khơi trong", tìm lại những điều tốt đẹp, loại bỏ những hủ tục ra khỏi cộng đồng.
Khai trương thư viện Búp Sen Xanh tại quê hương nhà văn Sơn Tùng

Khai trương thư viện Búp Sen Xanh tại quê hương nhà văn Sơn Tùng

TTTĐ - Vừa qua, Nhà xuất bản Kim Đồng cùng gia đình nhà văn Sơn Tùng tổ chức khai trương thư viện Búp Sen Xanh tại trường THCS Diễn Kim (Diễn Châu, Nghệ An). Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động kéo dài kỉ niệm 40 năm ngày phát hành cuốn sách "Búp Sen Xanh" (1982 - 2022). Tại buổi khai trương, Nhà xuất bản Kim Đồng đã trao tặng thư viện Búp Sen Xanh 1.500 cuốn sách (trị giá hơn môt trăm triệu đồng).
Truyện ngắn: Song lang tình

Truyện ngắn: Song lang tình

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô giới thiệu truyện ngắn Song lang tình của tác giả trẻ Lê Thị Tuyết Lan. Đây là câu chuyện cảm động về tình cảm vợ chồng...
Xem phiên bản di động