Tag

Đừng để "chợ giáo án" triệt tiêu ý nghĩa của việc đổi mới giáo dục

Nhịp sống trẻ 09/09/2022 12:54
aa
TTTĐ - Với mỗi giáo viên, để bài giảng đạt được chất lượng thì sự hỗ trợ của giáo án giảng dạy là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng, thời gian gần đây, những “sạp hàng” giáo án đủ các môn học tại “chợ” giáo án bỗng xuất hiện trên mạng xã hội, đã đặt ra dấu hỏi lớn trong dư luận.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng

Khi giáo án cũng trở thành “món hàng”

Không khó để có thể tìm kiếm và tham gia vào các “chợ” giáo án trên mạng xã hội. Vào vai một giáo viên có nhu cầu mua giáo án, phóng viên ngay lập tức nhận được phản hồi từ tài khoản đăng bán.

600.000 đồng/môn là mức giá được một tài khoản trên mạng xã hội đưa ra, trong đó bao gồm cả bản giáo án Word và giáo án trình chiếu Power Point. Ngay sau đó, tài khoản bán còn tung ra chương trình khuyến mại nếu thầy, cô mua nhiều sẽ nhận được mức giá “mềm” hơn là 1.600.000 đồng/3 môn. Khi được hỏi về chất lượng giáo án, người này tỏ ra vô cùng tự tin về “sản phẩm” của mình.

Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội
Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội

Đi kèm với mức giá đó là những lời quảng cáo như “soạn chi tiết”, “chuẩn công văn 5512”, “chuẩn công văn 2345”, “do thầy/cô trường công biên soạn”, “đầy đủ”, “chi tiết”,… Để gia tăng niềm tin cho người mua, phóng viên còn được người bán gửi bản mẫu của các bài giảng.

Theo bài đăng của người rao bán, họ có đầy đủ giáo án sách giáo khoa mới các môn năm học 2022 – 2023 đến giáo án sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 10 của bộ sách Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức và cả Chân Trời Sáng tạo. Trong đó, giáo án học kỳ 1 sẽ được trả trước tới các thầy, cô.

Giờ đây, chỉ cần gõ cụm từ “giáo án” vào thanh tìm kiếm sẽ nhận về rất nhiều đề xuất về các hội nhóm từ chia sẻ, trao đổi thậm chí là cả mua bán loại “hàng” đặc biệt này. Điều đáng nói là, khi GD&ĐT ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH (Công văn 5512) về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, thì các "chợ" giáo án hoạt động càng tấp nập.

Trên các hội, nhóm là nhan nhản bài đăng cung cấp giáo án các môn học của các khối lớp đến tài liệu, đề thi hay cả sáng kiến kinh nghiệm. Để người mua yên tâm, các tài khoản đăng đều xây dựng trang cá nhân uy tín với nhiều hình ảnh, bài viết về giáo dục.

Từng bỏ ra gần triệu để mua giáo án soạn sẵn, cô giáo N.T.L nhận về một tập giáo án khá sơ sài, chung chung. “Lúc bắt đầu nhắn tin, bên kia họ nắm được tâm lý phải soạn giáo án 4 bước theo công văn 5512 rất mất thời gian, khó, khổ, dài dòng, nên họ giới thiệu mình mua giáo án của họ. Chỉ vài trăm nghìn một bộ, mà chất lượng. Mình mua về rồi thì ngã ngửa vì không được như mong muốn.”, cô L chia sẻ.

Giáo án “chợ” liệu có thực sự chất lượng?

Nhận định vấn đề mua giáo án soạn sẵn, GS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Do chương trình mở nên một chương trình có nhiều SGK. Trong khi đó, SGK triển khai trong từng nhà trường, đối tượng học khác nhau, người dạy cũng khác nhau... Vì vậy, các thầy cô không thể “bê” nguyên, “phát thanh” y hệt giáo án soạn sẵn. Sử dụng 100% giáo án soạn sẵn thì sự sáng tạo của người dạy bị triệt tiêu, làm mất ý nghĩa 1 chương trình nhiều SGK.

Lời khẳng định chắc nịch của người bán về chất lượng giáo án
Lời khẳng định chắc nịch của người bán giáo án về chất lượng sản phẩm

Về việc xuất hiện “chợ” giáo án 5512, một giáo viên dạy Toán tại Hà Nội cho biết, nhiều năm trong nghề không còn lạ với khái niệm “chợ giáo án”: “Chợ giáo án có từ lâu, nhưng gần đây mới rầm rộ trở lại. Khi bước vào chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 5512 về mẫu giáo án mới, tôi vẫn nghe đồng nghiệp nhiều nơi than thở, trường bắt soạn theo đúng y mẫu công văn, mỗi tiết học đến cả chục mặt giấy giáo án. Nhiều người không tìm hiểu kỹ để áp dụng linh hoạt thì sẽ thấy rất mệt mỏi và áp lực khi soạn giáo án theo mẫu mới này.

Hơn nữa, cái gì mới cũng thường lạ và gây tâm lý hoang mang, lo lắng, không ít người bởi vậy mà tìm đến chợ giáo án, mua một bộ về tham khảo, hoặc lười hơn có thể sử dụng luôn cho đủ bộ hồ sơ”, thầy giáo cho biết thêm.

Theo miêu tả của các thầy, cô, một tiết dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH giáo viên phải soạn khoảng 15 trang A4, như thể “kế hoạch tác chiến”. Vậy nên, để có Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy chương trình cũ của giáo viên, theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, một bộ phận giáo viên đã tìm đến “chợ” giáo án.

“Nếu các thầy cô tiếp tục mua và dùng những loại giáo án được soạn sẵn này, nguy cơ học sinh bị dạy sai kiến thức là rất lớn, vì chưa có ai kiểm tra những trang giáo án đó. Sử dụng giáo án mua, các thầy cô rất dễ rơi vào tình cảnh dạy chương trình mới, sách giáo khoa mới nhưng vẫn theo lối tư duy cũ. Như vậy, người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh của chúng ta.” - cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên THPT ở Hà Nội bày tỏ lo lắng khi thấy đồng nghiệp của mình mua các mẫu giáo án được soạn sẵn.

Để giáo án phát huy giá trị

Trước tình trạng mua giáo án mẫu phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt là giáo án soạn theo yêu cầu phát triển năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, đây là hình ảnh vô cùng xấu xí.

Có cầu ắt có cung
Có cầu ắt có cung

“Soạn giáo án là một việc làm rất thiêng liêng, thể hiện sự sáng tạo trong cách làm, cách dạy của giáo viên. Giáo viên không thể học thuộc lòng những thứ có sẵn từ người khác để áp dụng vào bài giảng của chính mình, như vậy còn gì là sáng tạo?

Mua bán giáo án là việc không nên làm và không được phép làm. Là giáo viên, thầy cô cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, từ đó xây dựng và sáng tạo nên kế hoạch bài giảng hay, cách dạy tốt để học sinh có thể phát huy năng lực.

Giáo viên đi copy, lượm nhặt, sử dụng các mẫu giáo án có sẵn là biểu hiện của sự lười biếng, không sáng tạo và chưa làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo. Từ đó dẫn đến việc dạy và học không có ý nghĩa, nó có thể khiến học sinh, phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào giáo dục”, PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Cũng theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cuộc sống luôn vận động, phát triển không ngừng, đòi hỏi chính thầy cô cũng phải đổi mới, không ngừng học tập để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xưa nay, việc giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng theo phương pháp riêng không chỉ thể hiện sự tâm huyết, mà còn là hình ảnh đẹp của người thầy. Nếu giáo viên không trung thực và tự giác với việc soạn giáo án để “dạy thật”, làm sao đòi hỏi học trò “học thật và thi thật"?

Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”. Từ năm học này trở đi, nhiều khối lớp sẽ áp dụng chương trình mới, thay đổi sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi ở các thầy, cô giáo đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và đặt ra yêu cầu lớn hơn trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn.

Đọc thêm

Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng Camera 360 trẻ

Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng

TTTĐ - Sử dụng công nghệ lẫn thủ công, anh Phùng Quang Trung cùng của nhóm bạn trẻ Skyline, đã phục dựng màu cho những bức ảnh chụp lại khoảnh khắc lịch sử của những ngày tháng tư lịch sử năm 1975.
Người trẻ rộn ràng đón lễ, lan tỏa năng lượng sống tích cực Camera 360 trẻ

Người trẻ rộn ràng đón lễ, lan tỏa năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Từ những chuyến đi “xả hơi” ngắn ngày đến các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, nhiều bạn trẻ đã chọn cách đón kỳ nghỉ lễ theo phong cách riêng nhưng vẫn đầy trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, lan toả năng lượng sống tích cực.
Tuyên dương 500 "Cháu ngoan Bác Hồ" TP Hồ Chí Minh năm 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuyên dương 500 "Cháu ngoan Bác Hồ" TP Hồ Chí Minh năm 2025

TTTĐ - Ngày 6/4, Thành đoàn, Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức Đại hội "Cháu ngoan Bác Hồ TP Hồ Chí Minh năm 2025" với chủ đề “50 năm - Hoa xuân đất nước, Đội ta tiếp bước”.
Thủ lĩnh Đoàn thời công nghệ số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thủ lĩnh Đoàn thời công nghệ số

TTTĐ - Bản lĩnh, sáng tạo, trách nhiệm – những thủ lĩnh Đoàn hôm nay không chỉ dẫn dắt phong trào thanh niên mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến trong thế hệ trẻ. Mỗi hành động, mỗi sáng kiến của họ đều góp phần viết tiếp sứ mệnh tiên phong của Đoàn trong thời đại mới, đặc biệt trong làm chủ khoa học và chuyển đổi số.
Sân chơi sáng tạo cho tài năng thời trang nhí Thủ đô Nhịp sống trẻ

Sân chơi sáng tạo cho tài năng thời trang nhí Thủ đô

TTTĐ - Ngày 5/4, Cung Thiếu nhi Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Tạo mẫu thời trang nhí, trình diễn và triển lãm thời trang Thành phố Hà Nội mở rộng lần III - năm 2025 với chủ đề Sắc màu biển cả.
Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững Camera 360 trẻ

Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững

TTTĐ - Khoảng 200 khách mời từ khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong nước và quốc tế, cộng đồng địa phương và đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông, đã quy tụ tại trường Đại học Cần Thơ tham gia cuộc họp tham vấn hai ngày về Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững.
Hành trang vững chắc cho sĩ tử "vượt vũ môn" Nhịp sống trẻ

Hành trang vững chắc cho sĩ tử "vượt vũ môn"

TTTĐ - Sáng 5/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 tại trường THPT Hà Đông. Sự kiện tạo cơ hội cho các sỹ tử tiếp cận thông tin hữu ích về định hướng nghề nghiệp tương lai.
Thiếu nhi Bình Dương báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình Nhịp sống phương Nam

Thiếu nhi Bình Dương báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Đoàn đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ báo công và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động, nằm trong khuôn khổ Hành trình “Cháu ngoan Bác Hồ làm nghìn việc tốt”, hướng tới Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Bình Dương lần thứ XXIV - năm 2025.
Tuổi trẻ Phú Yên ghi dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên 2025 Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Phú Yên ghi dấu ấn đậm nét trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 tại Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Hội nghị đã đánh giá toàn diện các hoạt động nổi bật, ghi nhận những đóng góp tích cực của tuổi trẻ toàn tỉnh trong tháng cao điểm này.
Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế Nhịp sống trẻ

Học ngôn ngữ - “chìa khóa” mở ra sự nghiệp quốc tế

TTTĐ - Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa sự nghiệp quốc tế. Việc thành thạo một hoặc nhiều ngoại ngữ mang đến lợi thế cạnh tranh vượt trội, giúp các bạn trẻ tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn. Hiểu rõ xu hướng này, Trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã mở rộng đào tạo nhóm ngành Ngôn ngữ – một lĩnh vực đang lên ngôi và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên.
Xem thêm