Tag

G20 thống nhất giảm rác thải nhựa

Nhìn ra thế giới 24/06/2019 16:55
aa
TTTĐ - Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí thiết lập một khuôn khổ quốc tế nhằm giảm tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương. Đây là một trong những đông thái đối phó mối đe dọa cấp bách nhất đối với môi trường toàn cầu hiện nay.

G20 thống nhất giảm rác thải nhựa

Khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương trên toàn cầu mỗi năm. Ảnh: AFP

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt

Thỏa thuận trên được công bố sau cuộc họp kéo dài hai ngày của các Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng G20 tại thị trấn Karuizawa, miền Trung Nhật Bản. Theo thỏa thuận, các nước thành viên G20 sẽ tự giác triển khai những biện pháp nhằm giảm lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương và thông báo những tiến bộ đạt được theo định kỳ. Các nước cũng phải báo cáo tiến trình của mình trong việc giải quyết vấn đề. Từ đó, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy đổi mới và tăng cường giám sát khoa học giữa các quốc gia với nhau.

Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada, người đồng chủ trì cuộc họp, đã gọi thỏa thuận này là một thành tựu quan trọng chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia G20 được tổ chức từ ngày 28 - 30/6 tại Osaka (Nhật Bản).

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản, với tư cách là nước chủ nhà, đã đưa ra một gói các chính sách nhằm giảm rác thải nhựa thải trên biển như một phần trong nỗ lực nhằm nâng tầm quan trọng của vấn đề này tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. Phát biểu trong cuộc họp nội các, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rác thải nhựa đại dương là một trong những nội dung hàng đầu của chương trình nghị sự tại G20. Với cương vị Chủ tịch Hội nghị lần này, Nhật Bản sẽ đi đầu trong việc giải quyết vấn nạn trên.

Nhật Bản tuy không phải là nước gây ra ô nhiễm về nhựa lớn nhưng lại là nước có tỷ lệ người sử dụng bao bì nhựa nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Rau và trái cây bán trong các siêu thị ở Nhật Bản thường được để trong túi nhựa, đôi khi còn bọc riêng từng quả. Văn hóa quá chú trọng về vệ sinh, đóng gói và bán sản phẩm theo phần nhỏ càng khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn tại Nhật.

Vì vậy, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một chiến lược nhằm giảm đáng kể lượng rác thải nhựa tại nước này. Theo đó, thủ đô Tokyo đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 25% rác thải nhựa có thể phân hủy; đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% rác thải nhựa, bao gồm cả vật liệu được sử dụng trong các thiết bị điện và phụ tùng ôtô. Chiến lược này cũng yêu cầu các nhà bán lẻ tính phí túi nilon và kêu gọi khách hàng sử dụng túi làm từ vật liệu dễ phân hủy. Ngoài ra, đất nước mặt trời mọc cũng có kế hoạch làm huy chương của Thế vận hội Tokyo 2020 bằng nhựa tái chế nhằm khuấy động nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề này.

Bên cạnh những nỗ lực tái chế và cấm các mặt hàng sử dụng một lần, việc giảm sản xuất nhựa cũng vô cùng quan trọng. Gói chính sách của Chính phủ Nhật Bản cũng đề ra một kế hoạch yêu cầu các công ty giảm lượng vi hạt nhựa sử dụng trong kem đánh răng, sữa rửa mặt; đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng cư dân sinh sống gần sông nhằm giảm lượng rác thải nhựa ra biển.

Thực trạng đáng báo động

Trong những năm gần đây, rác thải nhựa trên biển đang trở thành một vấn đề nổi bật. Mức độ ô nhiễm tăng vọt và ngày càng có nhiều bằng chứng về thiệt hại đối với động vật hoang dã được ghi nhận. Các bãi biển tràn ngập hàng tấn rác thải. Số lượng sinh vật biển bị chết gia tăng nhanh chóng. Chúng được tìm thấy với dạ dày đầy nhựa đã gây ra sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Theo số liệu được công bố bởi Chính phủ Anh, ước tính mỗi năm có hơn 150 triệu tấn chất thải nhựa gây ô nhiễm đại dương. Khoảng một triệu con chim và hơn 100.000 động vật có vú sống ở biển chết hàng năm do ăn và bị vướng vào rác thải nhựa.

Một con cá nhà táng rôi dạt ngoài khơi Tây Ban Nha với 29 kg rác trong dạ dày. Ảnh: HuffPost
Một con cá nhà táng rôi dạt ngoài khơi Tây Ban Nha với 29 kg rác trong dạ dày. Ảnh: HuffPost

Bên cạnh đó, nhựa được sử dụng thường xuyên nhất lại là loại không phân hủy. Theo thời gian trôi nổi trong đại dương và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhựa bị vỡ thành những mảnh nhỏ gọi là các hạt vi nhựa. Các hạt vi nhựa lại được sinh vật biển ăn vào, làm dấy lên mối lo ngại về hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm dành cho con người.

Theo Liên hợp quốc (UN), con người thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa hàng năm. Trong đó, 8 triệu tấn trôi ra các đại dương. Năm quốc gia thải rác nhựa hàng đầu đều tập trung ở Châu Á là: Trung Quốc và Indonesia (cả hai đều là thành viên G-20); tiếp theo là Philippines, Việt Nam và Sri Lanka. Tuy nhiên, đáng báo động thay, nghiên cứu được công bố trên Science Advances, kể từ khi đồ nhựa được đưa vào sử dụng từ những năm 1950, chỉ có 9% tổng số rác thải nhựa được tái chế.

Túi nilon hiện bị cấm sử dụng tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có 55 quốc gia cấm trên phạm vi cả nước. Gần đây nhất, Chính phủ Canada cho biết sẽ nước cấm nhựa sử dụng một lần từ năm 2021. Thủ tướng Justin Trudeau tuyên bố đây là một “thách thức toàn cầu” nhằm loại bỏ các túi, ống hút và dao kéo bằng nhữa đang làm tắc nghẽn các đại dương trên thế giới. Ông nói rằng, với tư cách là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới, Canada có nhiều cơ hội để dẫn đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Mặc dù nhiều quốc gia đã chuyển sang cấm túi nhựa hoàn toàn nhưng mức độ chất thải này rơi xuống biển vẫn rất lớn. Chung tay đẩy lùi rác thải nhựa không chỉ là trách nhiệm của một quốc gia mà cần sự hợp tác trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh việc cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa, chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thay thế. Mặt khác, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không chú ý tuyên truyền, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ trong những hành động thiết thức bảo vệ môi trường hàng ngày.

Mỗi cá nhân ngay từ bây giờ nếu thực hiện từ những hành động nhỏ nhất, thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sẽ trực tiếp góp phần bảo vệ môi trường sống cho chúng ta và các thế hệ mai sau.

Bài liên quan

Hàng chục tấn “vàng xanh” của Mexico bị cướp mỗi ngày

Các nhà tỷ phú hứa hẹn quyên tiền khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris chưa chi một đồng nào

Mặt trái của YouTube: Lợi nhuận và giá trị đạo đức

Mexico triển khai lực lượng Vệ binh quốc gia ngăn chặn dòng người di cư

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm