Thứ ba 06/06/2023 19:59 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

"Gạn đục khơi trong" văn hóa với tác phẩm ''Việt Nam phong tục''

Văn học -
In bài viết

TTTĐ - Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính là một nghiên cứu công phu, tỉ mỉ những phong tục, tập quán hàng nghìn năm của người Việt, tồn tại bảo lưu trong các quan hệ gia đình, nơi làng xã và trong cộng đồng xã hội. Trong công cuộc đẩy mạnh xây dựng văn hóa con người Việt Nam như hiện nay, tác phẩm càng có giá trị thực tiễn để chúng ta "gạn đục khơi trong", tìm lại những điều tốt đẹp, loại bỏ những hủ tục ra khỏi cộng đồng.

Phát hành tác phẩm “Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX”

Phan Kế Bính (1875 - 1921) là một dịch giả xuất sắc, là nhà báo, nhà văn, nhà biên khảo, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc nổi tiếng Việt Nam. Sống trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ 19 - 20, khi văn minh phương Tây bắt đầu du nhập, đồng thời đất nước đứng trước những xáo trộn lớn, Phan Kế Bính thể hiện rõ những tư tưởng tiến bộ, dù bản thân ông là một nho sĩ, từng đỗ Cử nhân Hán học.

Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính
Tác phẩm “Việt Nam phong tục” của tác giả Phan Kế Bính

Những tư tưởng tiến bộ đó được ông thể hiện rõ nét qua loạt bài viết đăng trên Đông Dương tạp chí, vào những năm 1913 - 1914, sau này được tập hợp in chung thành sách “Việt Nam phong tục”. Cuốn sách hơn một trăm năm tuổi này hiện vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về phong tục tập quán của nước Việt.

“Việt Nam phong tục” viết về gần 100 phong tục, tập quán điển hình của người Việt. Sách được chia thành ba thiên (ba chương): Phong tục trong gia tộc, phong tục làng xã và phong tục xã hội nói chung.

Ba chương này thể hiện rõ hệ thống những mối quan hệ mà mỗi người xưa nay đều phải trải qua trong vòng đời của mình, từ quan hệ anh chị em huyết thống, họ hàng thân thuộc đến quan hệ hàng xóm láng giềng trong làng ngoài xã, và cao hơn nữa là bổn phận và trách nhiệm của bản thân với quốc gia, dân tộc.

Mỗi phong tục, dù được viết ngắn gọn trong vài trang sách nhưng đều là những thông tin thiết yếu, được chắt lọc dưới góc nhìn khách quan và khoa học của một nhà biên khảo hiểu biết sâu rộng. Từ tên gọi, nguồn gốc hình thành cho đến mô tả đặc trưng, cách thức mà phong tục, tập quán đó diễn ra hay sự khác biệt của cùng một phong tục giữa các vùng miền, địa phương… đều được tác giả diễn giải cặn kẽ.

Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó "xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy". Cho đến nay, những góc nhìn đả kích, phê phán chân thành đó của ông vẫn còn nguyên giá trị thời đại.

Qua chương viết về Phong tục trong hương đảng, có thể nhận thấy tệ đoan lớn nhất trong làng xã thời xưa là tục lệ đề cao miếng ăn, coi trọng việc “trả nợ miệng”. Gia cảnh nghèo khó đến mấy khi có chuyện hiếu hỉ vui mừng hay buồn thảm, dân gian đều giở ra ăn uống linh đình, đãi anh em họ hàng làng trên xóm dưới, bất kể phải đi vay đi mượn mang công vác nợ.

Coi trọng miếng ăn cũng gắn liền với tục trọng thể diện, đạo đức giả… nên mới có chuyện dân gian quan niệm “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” hoặc như lúc ma chay con cháu thi nhau khóc để cho họ hàng chòm xóm nghe thấy đặng còn thể hiện lòng xót thương, hiếu thảo.

Tác giả cũng phê phán việc lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi như đối với các tục đồng bóng, gọi hồn hay phù thủy, xem đất táng… đồng thời chỉ ra cho người đọc nhận thấy, các quốc gia phương Tây họ vẫn phát triển mạnh mẽ, giàu có mà đâu có tin gì vào số mệnh hay những tục này.

Phan Kế Bính cũng rất khách quan khi nhận định về các tập tục xưa nay đã trở nên cổ hủ: “Đó cũng không phải là tổ tiên ta khi trước có vụng dại gì, chỉ là thời thế mỗi lúc một khác, mà mỗi lần biến cải thì cái trình độ khai hóa lại tấn tới thêm lên một tầng. Ấy cũng là cái lẽ tự nhiên của tạo hóa như thế.

Tuy vậy, cái tục cũ truyền nhiễm đã lâu, không dễ mà một mai đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”.

Do những điều kiện lịch sử mà phong tục tập quán của người Việt ít nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Cũng không ít những cuốn sách chữ Hán viết về phong tục, nghi lễ đời người được lưu truyền trong nước như Thọ Mai gia lễ, Chu Văn công gia lễ, Vạn hộc minh châu, Tang lễ tiểu ký… Sách viết bằng chữ quốc ngữ lại viết về những phong tục, lối sống, tập quán văn hóa đã ăn sâu bám rễ và vẫn đang tồn tại trong đời sống dân tộc như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính quả là hiếm hoi.

Đọc tác phẩm này của Phan Kế Bính, chúng ta không chỉ có cơ hội hiểu thêm về phong tục Việt Nam, mà còn được khơi gợi, nghĩ tiếp, nhìn lại và nghĩ lại về phong tục Việt. Cuốn sách đề cao những điều lành mạnh, tốt đẹp mang cốt cách, bản sắc tiêu biểu cần bảo lưu, giữ gìn và mạnh dạn phê phán những quan niệm bảo thủ, hủ tục kìm hãm sự phát triển của cá nhân, xã hội trên đường đi đến văn minh, hội nhập.

Cuốn sách “Việt Nam phong tục” do Omega+ xuất bản được đối chiếu so sánh với các ấn bản qua các thời kỳ, có bổ sung hệ thống chú thích, hình ảnh minh họa giúp ấn bản trở sinh động, dễ hiểu hơn. Bản in này sử dụng những bức tranh minh họa sinh động của họa sĩ Ngô Mạnh Quỳnh vẽ tay, khắc mộc, in trên giấy dó thuộc những ấn phẩm xưa như “Làng Việt Nam cũ và mới” và các tác phẩm tranh lụa tơ tằm thủy mặc được họa sĩ Mạnh Quỳnh sáng tác trong giai đoạn 1980 - 1990.

Tác phẩm nằm trong mảng Phong tục - Lối sống thuộc Tủ sách Đời người - Tinh tuyển cho người Việt. Đây là tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt dành cho mọi thế hệ độc giả.

Hương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Gian nan tìm hạnh phúc

Gian nan tìm hạnh phúc

TTTĐ - Cuộc đời mỗi người không có gì tự đến và tự đi, nhất là hành trình đi tới hạnh phúc lứa đôi...
Nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hạnh - tri ân cuộc đời qua những trang viết

Nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hạnh - tri ân cuộc đời qua những trang viết

TTTĐ - Trong những ngày tháng 6, cầm trên tay tập truyện ngắn mới nhất “Đức mẹ online” của nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hạnh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thương gia), thấy hiện thực bộn bề đầy ắp trong suốt 8 tác phẩm được sáng tác trong một thời gian khá dài. Đi nhiều, biết nhiều, từng trải qua nhiều vị trí khác nhau, Đặng Vương Hạnh tâm sự mình viết như để tri ân cuộc đời, cảm ơn những gì mình có được từ cuộc sống này. Chính vì thế, trang văn của anh lúc nào cũng có sức nặng từ thực tế, kết tinh từ chiêm nghiệm của bản thân và lấp lánh nét đẹp của nhân gian.
Tìm em - trong tình yêu đất nước!

Tìm em - trong tình yêu đất nước!

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng bài thơ TÌM EM của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, tòa soạn nhận được lời bình của nhà phê bình văn học, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú về bài thơ này. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết “Tìm em - trong tình yêu đất nước” của PGS.TS Nguyễn Thanh Tú.
Hương vị tình yêu

Hương vị tình yêu

TTTĐ - Tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, tự nó đã mang nguồn sức mạnh, giống như liều thuốc thần tiên giúp con người sống vui vẻ, lạc quan, kéo dài tuổi thọ. Đối với tuổi trẻ, nhất là các bạn đang bước vào yêu đương đôi lứa ở thuở ban đầu thì “hương vị tình yêu” thật đa sắc, đa thanh, đa cung bậc, khi sướng vui, hoan hỉ; Lúc buồn tận đáy lòng, thậm chí bi quan, bế tắc nếu có dấu hiệu nứt rạn kéo dài.
Tin khác
[Xem thêm]
Độc giả hào hứng với "Tiệc thơ 1/6" tại Phố Sách Hà Nội

Độc giả hào hứng với "Tiệc thơ 1/6" tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Trong khuôn khổ Hội sách thiếu nhi tại Phố sách Hà Nội từ ngày 26 đến 28/5, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình "Tiệc thơ 1/6 - Nhà mình vui nhất". Sáng 28/5, không khí Sân khấu trung tâm, Phố sách Hà Nội (phố 19/12, Hoàn Kiếm, Hà Nội), độc giả ở nhiều lứa tuổi đã hào hứng đọc những bài thơ đầm ấm tình cảm gia đình, đi cùng năm tháng để cùng ôn lại tuổi thơ và thêm yêu quý hơn những ngày thơ bé.
Bâng khuâng Khau Vai

Bâng khuâng Khau Vai

TTTĐ - Những nhớ nhung, mong ngóng tha thiết như tiếng sáo chiều vút lên gọi bạn, bay trên những đỉnh núi cao chất ngất mây mù rồi bâng khuâng dội vào thung lũng. "Hẹn ở Khau Vai" - bài thơ vừa được sáng tác của tác giả Hoàng Thị Hạnh đã vẽ nên tâm trạng bồn chồn, giục giã hết sức dịu dàng nhưng cũng đầy nhân văn của một chàng trai nhắn nhủ đến người yêu trong mối tình dang dở mà đẹp đến nao lòng...
Cảm hứng bất tận từ duyên cây, phận người

Cảm hứng bất tận từ duyên cây, phận người

TTTĐ - Bất cứ sự vật, hiện tượng, câu chuyện đời thường nào “lọt vào mắt” Hồng Vinh đều có thể biến thành thơ một cách tài tình và nhuần nhuyễn. Từ một loại cây lấy giống từ Nhật Bản, đang có sức hút lớn đối với người chơi cây cảnh trong cả nước - cây hồng mai ngọc, thi sĩ đã liên tưởng ngay đến duyên cây, phận người.
Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

Mùa hoa đời thắm đượm tin yêu

TTTĐ - Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh được bạn yêu thơ mến mộ bởi trong mỗi thi phẩm của ông luôn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Thấm trong từng câu từ là những suy tư, trăn trở khôn nguôi về nhân sinh, được soi rọi bằng khát khao, bằng sự xác tín mạnh mẽ vào sức mạnh của tình yêu sẽ chữa lành mọi vết thương lòng. Trong bài thơ “Hoa đời mùa sau”, ánh sáng đầy tinh thần nhân văn ấy đã men theo những góc nhìn tinh tế để dệt nên bản hòa ca lắng đọng, khơi gợi bao cảm xúc và suy ngẫm. Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài thơ cùng lời bình của Nhà phê bình Thanh Sơn về bài thơ này:
Nhiều hoạt động ra mắt sách trong Những ngày văn học Châu Âu tại Hà Nội

Nhiều hoạt động ra mắt sách trong Những ngày văn học Châu Âu tại Hà Nội

TTTĐ - Những ngày Văn học Châu Âu 2023 được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 13 quốc gia đến từ Châu Âu. Đây là chuỗi các sự kiện bao gồm các buổi giới thiệu sách, đọc truyện, thảo luận văn học, ngày hội sách… Trong dịp này Nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt bạn đọc những tác phẩm văn học Châu Âu mới nhất.
Xem phiên bản di động