Thứ ba 06/06/2023 13:36 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Hà Nội ba mươi sáu phố phường ngày nay, ít nhiều đã khoác màu áo mới. Giữa chốn phố thị bận rộn và vội vã, những nét trầm mặc, bình yên của mảnh đất Kinh kỳ đang dần thu mình lại. Ấy vậy mà gần nửa thế kỉ nay, ở một góc khiêm tốn phố Hàng Quạt, người nghệ nhân già vẫn gìn giữ nghề khắc con dấu.

Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu - hành trình miệt mài khôi phục và lan tỏa giá trị con giống bột

Không ai rõ nghề khắc dấu có tự bao giờ, chỉ biết rằng những con dấu với nhiều hình thức, công dụng đã xuất hiện trong lịch sử đến cả mấy trăm năm. Ở Hà Nội, nghề khắc con dấu đã trở thành một trong rất nhiều nghề thủ công khu phố cổ. Có thời, nó rất nổi tiếng cùng con phố Tô Tịch nhưng trước cơn lốc đô thị hóa và sự thay đổi thị hiếu của người dân, phố này nay đã có nhiều ngành kinh doanh khác. Nghề khắc dấu chỉ còn được biết đến qua một vài cửa hàng trên phố Hàng Quạt, Hàng Bông, Tạ Hiện và cửa hàng Tinh Hoa khắc dấu trên phố Hàng Gai.

Hơn 45 năm trọn vẹn với với con dấu gỗ

Nằm nép mình khiêm tốn bên cạnh ngôi đình cổ đầu phố, cửa hàng khắc con dấu số 6 Hàng Quạt của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn chỉ khoảng 15m2. Trong đó bày đủ loại khuôn gỗ, con dấu và mấy chiếc ghế nhựa cho khách tới ghé mua.

Ông Nguyễn Văn Toàn đang khắc dấu cho khách
Ông Nguyễn Văn Toàn khắc dấu cho khách

Cửa hàng khắc con dấu của gia đình ông Nguyễn Văn Toàn thật khó để người ta nhầm lẫn với chiếc biển hiệu cũ kỹ: Phúc Lợi, số 6 Hàng Quạt. Chỉ bằng ấy thông tin, nhìn qua thôi cũng đủ để người ta đoán được tuổi đời đâu đó cũng đến mấy chục năm của cửa hàng. Trước cửa, ông Nguyễn Văn Toàn đang gò lưng tẩn mẩn với công việc khắc con dấu của mình.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Chốc lát, một vài người khách lui tới. Người lấy con dấu đã đặt làm từ trước, người lại tò mò dừng chân nhìn ông Toàn thực hiện công việc khắc con dấu, chắc là khách du lịch.

“Từ ngày có mạng xã hội, mọi người biết đến của hàng của tôi nhiều hơn trước, có cả các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài. Họ rất thích con dấu tôi làm, xong còn xin chụp hình; Có khách nước ngoài còn vẽ tranh, viết báo đưa cửa hàng của tôi vào danh sách du lịch khi tới Hà Nội”, ông Toàn kể bằng niềm vui xen lẫn tự hào.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Ông Toàn đeo một chiếc kính khá dày, đôi bàn tay uyển chuyển đưa từng nét dao trên mặt con dấu, tỉ mỉ khắc từng nét chữ theo nguyên mẫu. Đó là một con dấu bằng chữ Nhật do vị khách người Nhật đặt trước, hẹn chiều muộn sẽ qua lấy.

Mắt không rời khỏi con dấu, ông kể: “Nghề khắc dấu này do gia đình truyền lại. Từ ngày nhỏ ngoài việc đi học, tôi đã học bố khắc con dấu rồi nhưng sau này lại chọn sư phạm. Tôi là từng là thầy giáo dạy Toán - Lý nhưng do cái duyên nên lại quay trở về với nghề truyền thống gia đình. Đến ngày hôm nay được hơn 45 năm rồi. Tuy nhiên, trước năm 93, tôi làm ở phố khác, sau đó mới về Hàng Quạt cho đến bây giờ”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Trong các sản phẩm ông Toàn đã làm, có những chiếc đơn giản chỉ minh họa nhân vật hoạt hình kèm tên khách hàng nhưng phần nhiều lại là những chiếc dấu vô cùng chi tiết như chân dung người, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Theo ông Toàn, hình càng khó, càng chi tiết lại càng cần sự tập trung cao độ của người thợ bởi chỉ cần xao nhãng một chút, nóng vội một chút sẽ khiến sản phẩm bị hỏng. Bên cạnh đó, bởi nhu cầu của thị hiếu, mỗi ngày ông cũng thực hiện rất nhiều sản phẩm nhỏ xinh với các hình họa hiện đại phù hợp với giới trẻ.

Nhìn đôi tay nhẹ nhàng, uyển chuyển cầm con dao khắc từng nét trên con dấu, chẳng ai có thể nghĩ để đạt được sự điêu luyện này, ngón tay ông đã ngang dọc những vết sẹo do dao khắc cứa vào. Bằng giọng giản dị, khiêm tốn, ông Toàn nói về cái nghề của mình: “Nghề này có vất vả gì đâu. Tôi ngồi đây bao nhiêu năm nay chỉ là đã được rèn rũa tính kiên trì, tỉ mỉ, tập trung cao độ và cả sự khéo léo. Tôi không kiên trì thì không làm được cái nghề này đâu”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Nếu như trong vai trò của một thầy giáo, họ cần sự nhẫn nại với những đứa trẻ để truyền thụ kiến thức, ngược lại đối với nghề khắc con dấu, nó cần ở người thợ đức tính kiên trì, tẩn mẩn với từng chi tiết, thả hồn vào con dấu gỗ bé xinh. Bộ đồ nghề gắn liền với tuổi nghề của người thợ khắc, chẳng có gì nhiều nhưng cũng không được thiếu, đó là: Chiếc bàn gỗ nhỏ, dao khắc, dùi và đục (loại nhỏ).

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Để tạo nên con dấu hoàn chỉnh, người thợ phải có một con dấu làm bằng gỗ lồng mực với đặc tính nhẹ, dễ khắc và thấm mực tốt. Sau đó, tùy theo yêu cầu của khách hàng, người thợ sẽ vẽ phác thảo hình họa lên con dấu rồi dùng dao khắc từng nét, dùi đục những chi tiết khó.

Đặc biệt, việc khắc con dấu đòi hỏi người thợ sự tưởng tượng, một chút khéo léo. Bởi khi khắc con dấu, người thợ phải khắc hình ngược lại so với nguyên bản, rồi ấn lên giấy mới ra đúng hình dạng mong muốn. “Phải tưởng tượng nhiều, tập trung cao độ lắm mới làm được lại còn đau lưng đau cả đầu nữa, chính vì vậy không nhiều người chọn cái nghề này”.

Người của muôn năm cũ…

Hơn 30 năm ở góc phố Hàng Quạt, ông Toàn chứng kiến muôn ngàn sự đổi thay của con phố này. Từ những cửa hàng truyền thống với nghề làm quạt, dăm ba hàng làm nhạc cụ truyền thống đến những cửa hàng hiện đại với nhà lầu xa hoa, người mua kẻ bán tấp nập của thế kỷ hội nhập, ông Toàn xa xăm: “Thay đổi nhiều chứ, đường phố quán xá tấp nập, ở Hà Nội cũng chẳng còn mấy người khắc con dấu nữa. Cũng có mấy người thợ trẻ đến tôi học nghề được chừng một, hai năm. Tuy nhiên cũng chỉ được ít thời gian sau họ lại bỏ nghề”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Năm nay ông Toàn đã gần 70 tuổi. 45 năm nay ông vẫn ở đây, mỗi ngày, dưới bàn tay “nghệ nhân”, không biết đã bao nhiêu con dấu vượt vùng trời đi ra thế giới khắc ghi một nét văn hóa đẹp xinh mang tên Việt Nam.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Hỏi ông về người nối nghiệp, dường như đó là một khoảng lặng không lời giải đáp. Ông bảo: “Nghề này và rất nhiều nghề truyền thống khác sẽ chẳng tránh được sự mai một. Xã hội càng phát triển thì đâu có thể chắc chắn được tương lai sẽ còn tìm được một vài người giữ nghề. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ cần còn sức khỏe, tôi vẫn sẽ ngồi đây, trọn vẹn với cái nghề khắc con dấu”.

Gần nửa thế kỷ giữ nghề khắc con dấu

Buổi chiều muộn có cô gái trẻ người Nhật đến với chiếc máy ảnh Fuiji trên tay. Cô gái ấy cúi chào ông Toàn, tay đón lấy sản phẩm con dấu gỗ đã được hoàn thiện. Thoáng sau, người nghệ nhân làm nên con dấu ấy mới chịu dừng tay. Ông cười tươi, trong ánh mắt nhuốm màu thời gian ấy có hình một con dấu gỗ nhỏ...

Chi Chi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

TTTĐ - Mùa hè, mùa của nóng bức, của mưa rào, của rất nhiều điều bất tiện khác. Vậy mà, mùa hè Hà Nội có những không gian vui rất riêng, tạo nên đặc trưng và nét đẹp khiến nhiều người nhớ đậm đà hơn mảnh đất này.
Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

TTTĐ - Trong văn hóa giao tiếp, người Hà Nội luôn đề cao nét thanh lịch, vừa hào hoa, nhã nhặn vừa lịch lãm, sang trọng. Dù vậy, vẫn có những "chuyện tế nhị" rất khó có thể nói nên lời. Một số người vì mùi cơ thể tự nhiên, lại thêm thời tiết nắng nóng mà “phát tác” cao độ đã khiến giao tiếp trở nên mất tự tin. Những người xung quanh vì thế mà khó chịu nhưng rất khó nói. Ứng xử như thế nào để "vẹn cả đôi đường" phụ thuộc vào việc chúng ta khéo léo đến đâu...
Xếp hàng - chuyện không nhỏ

Xếp hàng - chuyện không nhỏ

TTTĐ - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt, người đến sau chờ người tới trước tưởng chừng đơn giản, hóa ra vẫn là một việc dễ mà khó. Bởi lẽ, đó đây vẫn còn một số người thiếu ý thức làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Tin khác
[Xem thêm]
Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

TTTĐ - Làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề của Thủ đô với nghề chính làm sơn mài. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ sơn mài đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra những sản phẩm mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, họ gìn giữ, phát huy giá trị nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

TTTĐ - Là chốn Kẻ Chợ ngàn năm, người kinh kỳ Thăng Long đã xây dựng cho mình những nét văn hóa chốn kinh doanh một cách vững bền. Ngày nay, hoạt động mua bán càng đa dạng hơn, nhất là mua sắm online. Thuật ngữ "bom hàng" - đặt hàng rồi hủy không nhận cũng được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Người Hà Nội biết cách ứng xử ra sao để vừa hài hòa lợi ích vừa đẹp lòng nhau và tạo nên nét mới trong văn hóa kinh doanh ở nơi này?
Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

TTTĐ - Những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay thì tìm nguồn không khí làm dịu mát là rất cần thiết. Dù vậy, việc tránh nóng bằng sử dụng điều hòa như nào cho văn minh, lịch sự lại có những câu chuyện “dở khóc dở cười” liên quan đến ứng xử khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

TTTĐ - Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa tổ chức trưng bày gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Đây là cơ hội cho công chúng Thủ đô và du khách khám phá vẻ đẹp của vùng đất Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích, di sản vùng đá ong Xứ Đoài

Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích, di sản vùng đá ong Xứ Đoài

TTTĐ - Các di sản trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã được đầu tư nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ trẻ và Nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng tạo nên các sản phẩm văn hóa - du lịch tâm linh, văn hóa du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của vùng đá ong xứ Đoài - Sơn Tây.
Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

TTTĐ - Ở Hà Nội - trung tâm văn hóa của cả nước, “văn hóa kinh doanh”, “tệp khách hàng thân thiết” không còn là chuyện của các công ty, tập đoàn lớn mà còn được áp dụng cả với những người buôn bán nhỏ lẻ. Điều đó cho thấy họ đã ý thức về hình ảnh bản thân, tôn trọng và “giữ chân” khách hàng và quan trọng nhất là nâng cao văn hóa ứng xử để làm đẹp thêm cho thành phố của mình.
Xem phiên bản di động