Tag

Giải pháp thoát hiểm cho những người sống trong căn nhà ống khi xảy ra cháy, nổ

Phòng cháy chữa cháy 15/04/2021 09:34
aa
TTTĐ - Thời gian quan trên địa bàn Hà Nội liên tục xảy ra các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cho người dân sống ở các nhà ống, nhà không có lối thoát hiểm. Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các vụ cháy, nổ thì bên cạnh việc khuyến cáo người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về phòng cháy, một số chuyên gia có thêm khuyến cáo đối với những người dân đang ở hoặc chuẩn bị xây dựng những căn nhà ống trong khu đô thị chật hẹp.
Kịp thời dập tắt đám cháy tại một quán ăn ở thị trấn Đông Anh Hà Nội: 4 người chết trong vụ cháy cửa hàng bán đồ sơ sinh trên phố Tôn Đức Thắng Quận Hoàn Kiếm tổ chức bàn giao danh sách cơ sở phòng cháy, chữa cháy về 18 phường quản lý Vĩnh Phúc: Cháy lớn tại cửa hàng bán điện nước Dương Nghĩa
Lực lượng Cảnh sát PCCC nỗ lực tiếp cận hiện trường vụ cháy căn nhà trên phố Tôn Đức Thắng rạng sáng 4/4
Lực lượng Cảnh sát PCCC nỗ lực tiếp cận hiện trường vụ cháy căn nhà trên phố Tôn Đức Thắng rạng sáng 4/4

Đa số nhà ở đô thị hiện nay đều là nhà ống khép kín, vô tình đẩy những người sống trong nhà vào nguy hiểm khi cháy, nổ xảy ra. Ngày 4/4 vừa qua, tại một ngôi nhà số 311 phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội) đã xảy ra vụ hoả hoạn làm 4 người trong một gia đình thiệt mạng. Trước đó vào trưa 4/2/2021, một vụ hoả hoạn đã xảy ra tại một phòng trọ ở ngõ 73 phố Tam Khương, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội khiến 4 sinh viên tử vong.

Thật đau xót khi nhiều người dân đã bất lực trước việc cứu người ra khỏi khói lửa bởi chính ngôi nhà của các nạn nhân bị khóa chặt; hàng hoá, xe máy bắt lửa đã bịt lối đi. Trong khi tầng tum được hàn khung lồng thép kiên cố khiến người ở trong không phá ra ngoài được, người ở ngoài cũng rất khó vào cứu người bên trong.

Trao đổi với PV về những nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng nêu trên, Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) cho biết: Hiện các hộ gia đình có nhà ở kết hợp kinh doanh hoặc các chủ cơ sở kho xưởng vẫn chưa nhận thức sâu sắc việc cháy, nổ nên còn cẩu thả trong việc trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó, chính những thiết kế nhà theo dạng hình ống cũng gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng phòng cháy chữa cháy trong công tác cứu nạn.

Theo đại tá Khương, nhà hình ống thường có một lối đi, khó thoát hiểm, thiết kế thường chỉ có 1 cầu thang, khi cháy khói sẽ lan nhanh ra các tầng trên. Ngoài ra do lo ngại bị kẻ gian đột nhập nên chủ nhà thường xây kín đáo và khóa cửa nhiều lớp nên khi có sự cố hỏa hoạn thường không có lối thoát hiểm khẩn cấp hoặc dự phòng.

Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH

Từ thực tế trên, đại tá Khương khuyến cáo, người dân sống trong nhà ống hay các hộ gia đình mặt phố liền kề, có cả kết hợp ở với kinh doanh, nên chủ động mở các lối thoát hiểm ở ban công, không nên bịt kín. Các gia đình nên lắp đặt các thiết bị báo cháy trong nhà để phát hiện vụ cháy sớm nhất, bởi đa phần các vụ cháy vào ban đêm, người dân chỉ phát hiện khi thấy hơi nóng và khói bốc lên phòng ngủ.

“Người dân khi thiết kế, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở phải có ít nhất 2 lối thoát nạn, khi tình huống xảy ra, lửa khói bao trùm 1 lối thoát nạn, thì còn lối thứ 2 để thoát ra an toàn. Lối thoát nạn thứ 2 có thể nối ban công hoặc trên mái để sang nhà hàng xóm, hoặc từ lồng sắt mà các hộ gia đình phải thiết kế cửa, có khoá để mở chui ra ngoài phòng trường hợp xảy ra hoả hoạn”, đại tá Khương lưu ý.

Đại tá Khương cũng cho biết, trong quá trình xây dựng nhà cần thiết kế hệ thống điện an toàn. Trong quá trình sinh hoạt, đun nấu, thắp hương, sử dụng thiết bị điện cần lưu ý có người kiểm soát, khi kết thúc cần phải ngắt.

Những hộ gia đình kinh doanh cần xếp hàng hóa trong nhà phải đảm bảo ko cản trở lối thoát nạn như cầu thang, lối ra, để trong tình huống khẩn cấp, kể cả ban đêm, vẫn có thể hình dung lối thoát nạn và di chuyển ra nơi an toàn.

Lực lượng chức năng đưa thi thể các nạn nhân ra khỏi hiện trường vụ cháy ở ngõ 73 phố Tam Khương, phường Khương Thượng
Lực lượng chức năng đưa thi thể các nạn nhân ra khỏi hiện trường vụ cháy ở ngõ 73 phố Tam Khương, phường Khương Thượng

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam thì cho biết, để đề phòng và hạn chế tối đa thương vong khi xảy cháy đối với nhà riêng lẻ mặt đất, nhà hình ống... thì các tầng đều phải có lối mở ra ngoài, không nên chỉ có một lối ra, vào như phần lớn nhà có kiến trúc dạng ống ở các khu đô thị như hiện nay.

Nếu thiết kế khung sắt để chống trộm thì chủ nhà cũng cần thiết kế một khoảng đóng mở. Mỗi căn nhà nên có giếng trời để tạo thông thoáng khi sinh hoạt và thoát khói độc khi xảy ra cháy,” Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho hay.

Cũng theo chuyên gia xây dựng, hiện trạng các căn nhà nằm trong khu đô thị cũ với đặc điểm là ngõ nhỏ, hẹp, khi xảy ra sự cố, lực lượng cứu hộ rất khó tiếp cận. Vì vậy, các hộ dân ở sát nhau có thể tạo thành một mặt bằng trên sân thượng để có sự cố, chủ sử dụng căn hộ có thể thoát lên sân thượng và di chuyển sang phần trống bên nhà hàng xóm.

Để phòng ngừa, hạn chế thất nhất các vụ cháy, nổ xảy ra tại các hộ gia đình, thời gian qua Công an TP Hà Nội cũng nhiều lần khuyến cáo người dân:

1. Không để đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít và để ở khu vực riêng biệt.

2. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.

3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.

4. Phải lắp thiết bị bảo vệ cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn neon. Không bố trí hệ thống điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

5. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, máy sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.

6. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas.

8. Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

10. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm.

11. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.

12. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.

13. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy. Trang bị dụng cụ thiết bị PCCC, trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy (mỗi gia đình nên trang bị ít nhất 1 -2 bình chữa cháy xách tay) và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.

14. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho cảnh sát PCCC (theo số điện thoại 114) hoặc đội dân phòng, chính quyền, Công an phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy để dập cháy và thoát nạn an toàn.

Đọc thêm

Lực lượng tại chỗ nhanh chóng xử lý vụ cháy phòng trọ Phòng cháy chữa cháy

Lực lượng tại chỗ nhanh chóng xử lý vụ cháy phòng trọ

TTTĐ - Khi phát hiện xảy ra cháy tại phòng trọ trên tầng 3, lực lượng chữa cháy cơ sở (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã nhanh chóng có mặt phối hợp với chủ nhà trọ dập tắt vụ chập cháy tủ lạnh.
Các lực lượng phối hợp diễn tập chữa cháy, cứu nạn Phòng cháy chữa cháy

Các lực lượng phối hợp diễn tập chữa cháy, cứu nạn

TTTĐ - Nằm trong các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024), ngày 14/3, các đơn vị chức năng quận Nam Từ Liêm đã phối hợp tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Công ty điện lực Nam Từ Liêm (đường Mễ Trì, phường Mễ Trì).
Vụ cháy xưởng ở Thường Tín: Lén lút sang chiết gas vào đêm tối Phòng cháy chữa cháy

Vụ cháy xưởng ở Thường Tín: Lén lút sang chiết gas vào đêm tối

TTTĐ - Cơ quan chức năng bước đầu xác định, vụ cháy lán xưởng ở xã Khánh Hà (huyện Thường tín, Hà Nội) đã làm 3 người bị thương. Nhà xưởng này xây dựng trên đất nông nghiệp, lén lút hoạt động sang chiết gas vào đêm tối.
TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ cháy nổ cao trong mùa khô Phòng cháy chữa cháy

TP Hồ Chí Minh: Cảnh báo nguy cơ cháy nổ cao trong mùa khô

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh liên tục xảy ra nhiều vụ cháy, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các cơ quan chức năng đã đưa ra khuyến cáo để người dân nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy, đặc biệt trong thời tiết hanh khô hiện nay.
Hà Nội: Cháy nhà xưởng ở huyện Thường Tín, 3 người bị thương Phòng cháy chữa cháy

Hà Nội: Cháy nhà xưởng ở huyện Thường Tín, 3 người bị thương

TTTĐ - Khoảng 20 giờ tối 5/3, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy tại một nhà xưởng trên địa bàn xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vụ hoả hoạn đã khiến 3 người bị thương.
Kịp thời dập tắt đám cháy nhà xưởng công ty nội thất Phòng cháy chữa cháy

Kịp thời dập tắt đám cháy nhà xưởng công ty nội thất

TTTĐ - Chiều 4/3, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Bình Dương đã kịp thời khống chế cháy lớn nhà xưởng của công ty chuyên sản xuất nội thất ở TP Tân Uyên.
Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030 Phòng cháy chữa cháy

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 203/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lãnh đạo Bộ Công an khen Cảnh sát PCCC và CNCH Hà Nội Phòng cháy chữa cháy

Lãnh đạo Bộ Công an khen Cảnh sát PCCC và CNCH Hà Nội

TTTĐ - Ngày 29/2, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an quận Hai Bà Trưng và Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đã ngăn chặn tối đa thiệt hại về tài sản và cứu được tất cả người dân sinh sống trong ngôi nhà bị cháy.
Đảm bảo an toàn phòng cháy tại các cơ sở văn hóa tâm linh Phòng cháy chữa cháy

Đảm bảo an toàn phòng cháy tại các cơ sở văn hóa tâm linh

TTTĐ - Đến các địa điểm đình, đền, chùa trong các dịp lễ, Tết là thói quen trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, việc đốt vàng mã cũng như thắp hương với số lượng lớn tại các địa điểm này lại tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các quy định tại các khu vực thờ tự để đảm bảo an toàn phòng, cháy chữa cháy.
Hải Phòng: Hai ngày đầu năm, xảy ra 2 vụ cháy Phòng cháy chữa cháy

Hải Phòng: Hai ngày đầu năm, xảy ra 2 vụ cháy

TTTĐ - Ngày 18 và 19/2, trên địa bàn Hải Phòng đã xảy ra 2 vụ cháy lớn tại tiệm vàng Thuỳ Dung, xã Quảng Thanh, huyện Thuỷ Nguyên và vụ cháy tại căn nhà số 112-114 phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân.
Xem thêm