Thứ ba 19/03/2024 12:55 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Giảm huy động khí cho phát điện ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhiều địa phương

Doanh nghiệp -
In bài viết

TTTĐ - Các tỉnh thành trọng điểm phía Nam như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cà Mau ước tính sẽ giảm thu ngân sách đáng kể từ nguồn nhiệt điện khí khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm mạnh huy động khí cho phát điện, không đảm bảo theo kế hoạch đã được thống nhất và chỉ đạo của Bộ Công thương.

Hoàn thành Bảo dưỡng sửa chữa - dừng khí GPP Dinh Cố 2021 theo đúng tiêu chí "An toàn, Chất lượng, Tiến độ" Đoàn kết, nỗ lực vượt khó, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Tự hào văn hóa Petrovietnam, phát huy bản sắc PV GAS Hệ thống khí Nam Côn Sơn đạt mốc 100 tỷ m3 khí

Đóng góp từ điện, khí cho ngân sách Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến giảm hơn 430 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu là một điểm sáng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, nơi tập trung nhiều dự án lớn phục vụ cho chuỗi năng lượng khí điện như Hệ thống đường ống dẫn khí Cửu Long, Nam Côn Sơn 1 và Nam Côn Sơn 2; Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố, Nhà mày xử lý Khí Nam Côn Sơn, Kho Cảng Thị Vải, Hệ thống kho lạnh chứa LPG và kho LNG Thị Vải, Trung tâm Phân phối Khí Phú Mỹ... Với hệ thống cơ sở vật chất này, hàng ngàn lao động, chủ yếu là lao động địa phương và là lao động trình độ cao đang tham gia vận hành, khai thác. Bên cạnh đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là địa bàn có hoạt động Dầu khí đa dạng bao gồm các mỏ khai thác dầu khí ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam cũng như có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dầu khí khác, trong đó các dự án nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), bao gồm cả dự án Kho cảng nhập LNG Thị Vải đang được đầu tư xây dựng.

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn khi huy động khí điện giảm
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng lớn khi huy động khí điện giảm

Với cơ cấu chiếm khoảng 80% tổng sản lượng khí tiêu thụ, điện đang là kênh tiêu thụ khí chính. Việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác cơ sở vật chất ngành khí, gây lãng phí nguồn lực xã hội cũng như việc làm, thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, các năm gần đây, việc huy động khí cho phát điện khu vực Đông Nam bộ liên tục giảm. Cụ thể, năm 2019 huy động 6,5 tỷ m3; Năm 2020 huy động 5,3 tỷ m3. Năm 2021 ước tính chỉ đạt 4,45 tỷ m3, bằng 86,8% kế hoạch huy động được Bộ Công thương phê duyệt. Năm 2022, dự báo việc huy động khí cho điện tiếp tục sụt giảm, dự kiến không cao hơn 2,8 tỷ m3. Điều này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, khi dầu khí là ngành đóng góp quan trọng cho ngân sách địa phương.

Năm 2019, ước tính ngành khí đóng góp ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 2.300 tỷ đồng. Năm 2020, con số này là 3.100 tỷ đồng. Năm 2021, với tình hình huy động khí như hiện nay thì mức đóng góp ngân sách của ngành khí cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ giảm đáng kể so với năm 2020 với mức giảm dự kiến cả năm hơn 430 tỷ đồng. Theo dự báo huy động khí cho năm 2022 thì đóng góp ngân sách của địa phương của ngành khí sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh, lên đến cả ngàn tỷ đồng.

Tỉnh Cà Mau kiến nghị tăng huy động điện khí trên địa bàn

Tại Cà Mau, Khu liên hợp công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau đã và đang phát triển nhanh chóng, biến đổi toàn bộ “Bức tranh” công nghiệp tỉnh Cà Mau nói riêng và góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực. Trong suốt 10 năm qua, với tổng doanh thu trên 245 nghìn tỷ đồng, Tổ hợp Khí - Điện - Đạm đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh Cà Mau hơn 16.500 tỷ đồng, là nguồn đóng góp chiếm tỷ trọng quan trọng giúp địa phương hoàn thành và hoàn thành vượt mức thu ngân sách trong toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Cà Mau chị thiệt hại của huy động khi điện giảm, ngay trong thời gian nỗ lực phục hồi các ảnh hưởng từ dịch covid-19
Cà Mau chịu thiệt hại của huy động khi điện giảm, ngay trong thời gian nỗ lực phục hồi các ảnh hưởng từ dịch Covid-19

Cà Mau cũng là địa bàn có hoạt động dầu khí đa dạng bao gồm các mỏ khai thác dầu khí ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam đang vận hành và các dự án đang trong giai đoạn phát triển; các nhà đầu tư cũng đang xem xét để triển khai nhiều dự án dầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dầu khí khác, trong đó các dự án nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Tương tự như miền Đông Nam bộ, thậm chí trầm trọng hơn, năm 2021 tình hình huy động khí ở khu vực Tây Nam bộ cũng sụt giảm nghiêm trọng, ước tính đạt 1,008 tỷ m3 chỉ bằng 68,3% kế hoạch huy động được Bộ Công Thương phê duyệt. Việc này đã tác động lớn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, phục hồi kinh tế địa phương trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.

Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Công Thương kiến nghị về việc chỉ đạo EVN tăng cường huy động sản lượng điện từ Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2. Tỉnh Cà Mau cũng cho biết, 8 tháng đầu năm, khả năng cấp khí của nhà máy trên là 1,01 tỷ m3, tương đương với sản lượng điện sản xuất 4,95 tỷ kWh. Tuy nhiên, thực tế chỉ được huy động chưa tới 70%, tương đương 0,71 tỷ m3 khí tiêu thụ (3,49 tỷ kWh điện). Việc huy động thấp khiến Nhà máy dự kiến nộp ngân sách địa phương khoảng 152 tỷ đồng trong năm nay, tương đương 32% so với trung bình hàng năm. Ngoài ra, UBND tỉnh Cà Mau ước tính, việc huy động thấp đã ảnh hưởng tới chỉ tiêu tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng 6 tháng đầu năm của tỉnh xuống 5,54% so với năm trước, GRDP của tỉnh chỉ đạt 45,82% kế hoạch.

Không chỉ là tác động đến nguồn thu ngân sách

Trong tình hình huy động khí cho phát điện giảm sâu, tổng mức đóng góp ngân sách nhà nước năm 2021 của ngành khí có khả năng giảm đến 639 tỷ đồng. Năm 2022, dự báo mức đóng của ngành khí cho các địa phương sẽ sụt giảm lớn đến 1.566 tỷ đồng so với năm 2020 (giảm mạnh nhất lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Thái Bình).

Khu chế xuất Khí - Điện - Đạm Cà Mau - một hình mẫu phát triển công nghiệp miền Tây Nam bộ
Khu chế xuất Khí - Điện - Đạm Cà Mau - một hình mẫu phát triển công nghiệp miền Tây Nam bộ

Tuy nhiên, không chỉ là tác động đến ngân sách các địa phương mà việc này còn gián tiếp ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế cũng như việc thực hiện các chương trình phát triển xã hội/cộng đồng tại địa phương, ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động, các hoạt động doanh nghiệp đồng hành cùng địa phương như bảo vệ an ninh và môi trường, hỗ trợ an sinh xã hội, hỗ trợ giáo dục - y tế, mở rộng cơ sở hạ tầng xã hội để phát triển cộng đồng…

Theo trình tự thời gian, việc xây dựng, định hướng phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sâu sát. Nghị Quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020, định hướng “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí dần trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ cho điều tiết hệ thống”. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là trong bối cảnh phụ tải thấp hiện nay, các nhà máy điện khí lại không được ưu tiên huy động với lượng huy động rất thấp, thậm chí có nhà máy gần như không được huy động.

Hiện nay, EVN vẫn đang thực hiện giảm mạnh huy động khí cho phát điện, không đảm bảo theo kế hoạch đã được thống nhất và chỉ đạo cùa Bộ Công Thương. Cụ thể, huy động khí làm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào sản xuất điện từ khoảng 46% tổng sản lượng điện quốc gia (năm 2010), giảm dần còn 29% (năm 2015), 15% (năm 2020) và khoảng 11% trong 8 tháng đầu năm 2021.

Việc giảm huy động khí cho phát điện sẽ kéo theo việc giảm lượng khí tiêu thụ, giảm khai thác khí ngoài các mỏ dầu khí ngoài khơi, giảm nguồn thu của Nhà nước trong hoạt động khai thác dầu khí thượng nguồn; đồng thời ảnh hưởng đến công tác đầu tư đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí trong nước nói chung và các đặc biệt tại vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm nói riêng. Đặc biệt, hiệu quả thấp của điện khí cũng sẽ tác động đến việc thu hút đầu tư phát triển các dự án nhập khẩu LNG phục vụ phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG.

Trong khi đó, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới, trong xu hướng chuyển dịch năng lượng, khí được xem là nguồn năng lượng của tương lai với giá cạnh tranh, khả năng sử dụng linh hoạt ở nhiều lĩnh vực và ít phát thải khí nhà kính. Đây là những lợi ích, cũng là những tác động mà các địa phương trực tiếp hưởng thụ hoặc chịu ảnh hưởng đầu tiên của quá trình huy động khí cho phát điện trong hiện tại và cho phát triển năng lượng lâu dài.

PV GAS hoàn thành tốt các chỉ tiêu tài chính trong bối cảnh huy động khí thấp PV GAS hoàn thành tốt các chỉ tiêu tài chính trong bối cảnh huy động khí thấp

TTTĐ - Trong tình hình thị trường tiêu thụ khí, sản phẩm khí hết sức khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, PV ...

Tuổi trẻ KĐN: Hành trình Xung kích - Tiên phong - Sáng tạo Tuổi trẻ KĐN: Hành trình Xung kích - Tiên phong - Sáng tạo

TTTĐ - Với Đoàn cơ sở Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam bộ (ĐCS KĐN), gần 20 năm hình thành và phát triển của ...

PVN và PV GAS đồng hành cùng các chương trình chào mừng 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô PVN và PV GAS đồng hành cùng các chương trình chào mừng 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Chào mừng 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2021), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng ...

PV GAS phát huy vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp Khí Việt Nam PV GAS phát huy vai trò chủ lực trong ngành công nghiệp Khí Việt Nam

TTTĐ - Chuyên mục Chính sách - Đối ngoại của Báo Công Thương online vừa giới thiệu 2 phần cuộc Tọa đàm “PV GAS: Hành ...

Hải Anh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tin khác
[Xem thêm]
BCG Energy tăng trưởng doanh thu, nợ phải trả giảm mạnh

BCG Energy tăng trưởng doanh thu, nợ phải trả giảm mạnh

TTTĐ - Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần BCG Energy – công ty năng lượng tái tạo thuộc Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), trong năm 2023 có nhiều điểm sáng tích cực. Doanh thu thuần đạt 1.125,6 tỷ đồng (tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022), mức tăng trưởng do các nhà máy điện mặt trời đã vận hành đạt hiệu suất hơn 100% so với dự phóng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 186,6 tỷ đồng.
Vinamilk giữ vai trò dẫn dắt công cuộc chuyển đổi xanh

Vinamilk giữ vai trò dẫn dắt công cuộc chuyển đổi xanh

TTTĐ - Không chỉ dẫn đầu danh sách đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) 28 năm qua, Vinamilk sẽ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp hiện nay. Đây là chia sẻ của bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tại Lễ công bố và trao giải HVNCLC 2024.
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ từ 5,79%/năm

TTTĐ - Tích cực đồng hành cùng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh, mới đây, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm. Đây được xem là mức lãi suất cho vay cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện nay.
Từ câu chuyện món nợ từ 8 triệu thành 8 tỉ, khách hàng cần làm gì để kiểm soát thông tin tín dụng của bản thân?

Từ câu chuyện món nợ từ 8 triệu thành 8 tỉ, khách hàng cần làm gì để kiểm soát thông tin tín dụng của bản thân?

TTTĐ - Dư luận xã hội đang xôn xao trước thông tin một khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng với số tiền nợ ban đầu hơn 8.5 triệu đồng, sau gần 11 năm “quên” trả, dư nợ hiện tại đã lên tới 8,8 tỷ đồng. Chưa bàn tới việc khách hàng và ngân hàng ai đúng/ai sai nhưng vụ việc trên đã khiến nhiều khách hàng vay cảm thấy lo lắng khi sử dụng các dịch vụ tài chính từ ngân hàng, đồng thời câu chuyện cũng đặt ra yêu cầu về việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân trong sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Tracodi và Decofi ký kết chiến lược lĩnh vực xây dựng, hạ tầng

Tracodi và Decofi ký kết chiến lược lĩnh vực xây dựng, hạ tầng

TTTĐ - Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) và Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết kế số 1 (Decofi) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược. Theo thỏa thuận, Tracodi và Decofi sẽ cùng hợp tác đầu tư, liên danh liên kết tham gia đấu thầu và xây dựng các công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng.
ROX Group phát triển thương hiệu từ nền tảng văn hóa

ROX Group phát triển thương hiệu từ nền tảng văn hóa

TTTĐ - Lịch sử gần 3 thập kỉ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Việc chuẩn hóa để bảo hộ thương hiệu trên nền tảng văn hóa sẽ giúp ROX Group củng cố sức sống cho thương hiệu để vững bước trên con đường phát triển.