Tag

Giáo dục đạo đức là nền tảng cốt lõi trong công tác giáo dục

Giáo dục 07/09/2019 13:57
aa
TTTĐ - Năm học mới 2019 – 2020 vừa bắt đầu với những háo hức, mừng vui của tuổi học trò, với những kỳ vọng lớn lao cùng không ít trăn trở, băn khoăn của bậc làm cha, làm mẹ, của thầy cô. Hãy lắng nghe họ chia sẻ tâm tư, kì vọng của mình…

Giáo dục đạo đức là nền tảng cốt lõi trong công tác giáo dục

Bài liên quan

Hòa Bình: 15 đảng viên có con được nâng điểm bị đề nghị kỷ luật

Trường Tiểu học Văn Yên: Trao nếp sống, rèn kỹ năng

Phát động thi đua cao điểm mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành Giáo dục

Học sinh trường tiểu học Lê Đình Chinh nhận tin vui từ công ty tài chính HD SAISON

Ngày hội Sắc màu đến với bạn nhỏ khu vực Tây Nguyên

Tượng đài liệt sỹ Đặng Thùy Trâm – biểu tượng văn hóa của học sinh trường Bưởi

Phạm Khánh Linh
Phạm Khánh Linh

Phạm Khánh Linh (học sinh lớp 12D3, trường THPT Chu Văn An, Tây Hồ, Hà Nội): Tăng cường tư vấn, định hướng nghề nghiệp

Năm học 2019 – 2020 là năm học có ý nghĩa đặc biệt với học sinh cuối cấp như chúng em. Bao nhiêu nỗ lực, cố gắng đều chờ đợi vào những quyết định bước ngoặt ở năm học cuối cấp này. Vậy nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, em và các bạn của mình vẫn còn rất nhiều mông lung với quyết định chọn ngành, chọn nghề trong tương lai. Thi trường nào, học ngành gì là mối quan tâm duy nhất của em lúc này. Em hi vọng trong năm học mới, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đoàn thể sẽ có nhiều hoạt động định hướng, tư vấn nghề nghiệp, cung cấp thông tin về thị trường lao động.

Chị Trương Huệ Chi (phụ huynh ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): Trang bị kiến thức cho học sinh, ngăn ngừa bạo lực học đường

Chị Trương Huệ Chi
Chị Trương Huệ Chi

Thời gian qua, nhiều vụ việc về bạo lực học đường xảy ra khiến phụ huynh lo lắng. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường được các cấp, ngành, xã hội quan tâm thực hiện nhưng bạo lực vẫn có xu hướng phát sinh trong học đường. Vì vậy, tôi nghĩ, ngoài việc mỗi gia đình có định hướng, chỉ bảo con em thì thầy cô còn là những người bạn của học trò, lắng nghe những tâm tình, bức xúc, vướng mắc, khó khăn tuổi mới lớn...

Mặt khác, ở nước ta hiện nay, tôi nhận thấy, mạng xã hội với nhiều hình ảnh bạo lực ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tuổi học trò. Vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh internet, game gần trường học, khu vực có nhiều học sinh, sinh viên. Đặc biệt, các trường cần đưa nhiều tiết giảng dạy giáo dục chính trị, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, từ đó bồi dưỡng nhân cách, lý tưởng sống giúp con trẻ phát triển toàn diện.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, tôi thấy đã có nhiều dự án về các trường THPT, THCS xây dựng phòng tham vấn, tư vấn tâm lý trang bị kiến thức cho học sinh. Tôi nghĩ cần phải nhân rộng những dự án này để học sinh biết mình cần phải làm gì khi xảy ra bạo lực, nhanh chóng ứng phó, xử lý khi không may là nạn nhân của bạo lực học đường.

Chị Phạm Thị Hương (Mỹ Đức, Hà Nội): Quan tâm, đầu tư hơn, nâng cao chất lượng giáo dục khu vực nông thôn

Tôi nhận thấy, trong những năm gần đây, thành phố có sự quan tâm, đầu tư rất lớn nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó được thể hiện trong những con số được các phương tiện truyền thông đưa tin dày đặc ngày đầu năm học mới như: Năm học 2019 - 2020, thành phố có 2.746 trường học các cấp với 2 triệu học sinh, tăng 40.000 học sinh so với năm học trước. Trong đó có 67 trường học các cấp xây dựng mới (34 trường thành lập mới) với tổng kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thành phố đã cải tạo 407 trường học các cấp với tổng số tiền 5.200 tỷ đồng; mua sắm các trang thiết bị chuẩn bị cho năm học với tổng số tiền hơn 745 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có một thực tế cần nhìn nhận là chất lượng giáo dục khu vực nông thôn vẫn còn kém xa so với thành thị. Điều đó thể hiện qua công tác tuyển sinh mỗi dịp đầu năm học mới.Tôi cũng như rất nhiều phụ huynh khu vực nông thôn mong muốn thành phố có sự quan tâm đầu tư hơn nữa để hạn chế khoảng cách này bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực.

Anh Nguyễn Việt Dũng (Thanh Oai, Hà Nội): Giảm tải chương trình học, tăng cường giáo dục đạo đức lối sống

Hiện nay, các nhà trường đều chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, tạo thuận lợi cho việc dạy và học của thầy cô và học sinh. Tuy nhiên, thời gian qua, việc học tập của học sinh vẫn còn rất nặng nề, nên mong muốn lớn nhất của mình là ngành giáo dục tiếp tục giảm tải chương trình học cho các con.

Nhiều phụ huynh cũng từng chia sẻ vấn đề học sinh rất sợ học. Mỗi sáng thức dậy là mang nỗi sợ hãi đến trường.Điều này cho thấy áp lực học tập quá lớn. Vì vậy, mình mong các trường đẩy mạnh chương trình ngoại khóa như: đi tham quan, thăm di tích lịch sử, khu sinh thái… để giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử, văn hóa địa phương, vun đắp tình yêu thiên nhiên, con người. Đặc biệt, nhà trường nên đẩy mạnh việc dạy kỹ năng sống cho học sinh, giúp các con phát triển toàn diện. Ở lứa tuổi các con đang hình thành và phát triển nhân cách, tôi thiết nghĩ việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cần tăng cường công tác này hơn nữa để hình thành nên lứa học sinh có nhân cách toàn diện, có kỹ năng sống tốt.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền (giáo viên trường Tiểu học Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội): Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Mình nghĩ, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” với các con học sinh đòi hỏi nhiều yếu tố. Bên cạnh cơ sở vật chất đầy đủ, yếu tố có tính then chốt là đội ngũ giáo viên phải tâm huyết, bảo đảm trình độ chuyên môn sư phạm và hơn cả là tình yêu con trẻ.

Là một cô giáo, bản thân mình luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng để tìm tòi cách thức mới trong dạy học, làm sao để các con tiếp cận nhanh nhất, có hứng thú với bài giảng. Không chỉ vậy, người thầy còn giống như người bạn đồng hành, định hướng, gợi mở, khơi dậy niềm đam mê học tập, sáng tạo, yêu thương trong các con. Khi các con học, đến trường bằng sự yêu thích, không phải chịu áp nặng nề trong học tập, chúng sẽ phát triển cân bằng và trở thành những công dân có ích mai này.

Trong những năm qua, ngành giáo dục cũng có câu chuyện buồn về một vài hiện tượng, như thầy cô bạo hành học sinh, có hành xử không đúng mực, mình nghĩ, bản thân mỗi người khi chọn cho mình nghề giáo, đều phải xây dựng cho mình một nhân cách mẫu mực, tính cách kiên trì, nhẫn nại. Nghề trồng người cần lắm cái tâm trong sáng…

Đọc thêm

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 vào ngày 5, 6/4 Giáo dục

Hà Nội tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 vào ngày 5, 6/4

TTTĐ - Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát học sinh lớp 12 toàn thành phố trong hai ngày 5 và 6/4.
Đầu tháng 4, hơn 100.000 học sinh lớp 12 thi khảo sát Giáo dục

Đầu tháng 4, hơn 100.000 học sinh lớp 12 thi khảo sát

TTTĐ - Khoảng 101.000 học sinh lớp 12 các trường phổ thông ở Hà Nội sẽ làm bài khảo sát các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào ngày 5 và 6/4.
Những lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lý dành cho thí sinh Giáo dục

Những lưu ý khi sử dụng Atlat Địa lý dành cho thí sinh

TTTĐ - Thí sinh được phép sử dụng Atlat trong giờ làm bài môn Địa lý. Tuy nhiên, ngay khi hết giờ làm bài, thí sinh phải nộp lại ngay cho cán bộ coi thi.
Đảng viên Gen Z trường Ams ước mơ trở thành nhà báo Giáo dục

Đảng viên Gen Z trường Ams ước mơ trở thành nhà báo

TTTĐ - Sở hữu thành tích học tập ấn tượng cùng sự năng nổ trong hoạt động Đoàn, Đàm Ngọc Nhi - học sinh lớp 12 chuyên Sử trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa được Đảng bộ nhà trường tổ chức lễ kết nạp Đảng.
Phụ huynh “nhập vai” trải nghiệm trong ngày hội tuyển sinh Giáo dục

Phụ huynh “nhập vai” trải nghiệm trong ngày hội tuyển sinh

TTTĐ - Ngày 24/3, trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội (WHS), quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, đón gần 700 phụ huynh cùng học sinh từ các trường công lập và tư thục trên địa bàn Hà Nội tham dự ngày hội tuyển sinh lớn nhất trong năm...
Xem thêm