Tag

Giao lưu với nhà văn "Của để dành" Nguyễn Thị Thu Huệ

Văn học 30/03/2018 10:45
aa
TTTĐ- Trong khuôn khổ Hội sách Mùa Xuân, nhân dịp ra mắt tuyển tập truyện ngắn Của để dành, Nxb Trẻ tổ chức chương trình giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ với chủ đề “Khi văn chương là lời tình tự”.

Giao lưu với nhà văn

Sự kiện diễn ra lúc 15h00 chiều thứ bảy ngày 31/3 tại Hội trường tầng 2, Bảo tàng Phụ Nữ (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Giao lưu với nhà văn

Đã từ lâu, người ta đọc Nguyễn Thị Thu Huệ không như một tác giả của những truyện cụ thể nữa, mà đọc một giọng văn đặc biệt. Dù viết về những cảnh huống nghịch lý của đời sống hay những khát khao kiếm tìm cái gọi là hạnh phúc ở đời, các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đảm bảo một giọng sắc cạnh nhưng cũng trễ nải rất đàn bà. Người đọc gặp lại sự biến đổi của xã hội Việt Nam suốt hai thập niên qua những truyện ngắn đặc sắc trong tập sách này, và cũng ghi nhận một phong cách Nguyễn Thị Thu Huệ trong văn đàn Việt.

Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ khi xuất hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã mau chóng chiếm được sự chú ý của công chúng. Điều này có nhiều nguyên nhân. Trước hết là không khí văn học thời kỳ Đổi mới kích thích các xu hướng sáng tác. Các câu chuyện riêng tư, nhìn sâu vào thân phận và những thay đổi tinh vi của tâm lý con người được tìm kiếm. Giọng của các nhân vật đa thanh, dòng ý thức, các câu văn bất thường, những thứ đã có lúc trở thành yêu cầu bắt buộc nếu như muốn là một tác giả được đón nhận. Thứ hai là sự thành công của một lứa tác giả nữ. Nhiều cây bút nữ cũng đóng góp sự cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này, làm thành hiện tượng truyền thông sôi động trên văn đàn lẫn ngoài xã hội. Thứ ba, các tác giả không còn giữ dáng vẻ mũ cao áo dài, ngay ngắn hoặc bị dấu vết công chức nữa. Họ trở thành con người xã hội, thành những người hoạt động ở nhiều lĩnh vực đa dạng.

Giao lưu với nhà văn

Nguyễn Thị Thu Huệ chính là một trong vài gương mặt văn chương ở trung tâm hội tụ các thành tố đó. Trong những truyện ngắn, Nguyễn Thị Thu Huệ gọi ra một không khí đô thị ngột ngạt vì sự biến động về không gian lẫn sự quẫy đạp của dục vọng. Các nhân vật phụ nữ thường có nhan sắc và ý thức mạnh về bản thân. Một mặt môi trường xã hội đổi mới tạo cơ hội cho tính nữ được giải phóng, được bộc lộ tự do hơn, nhưng mặt khác, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng thấy khả năng hủy hoại tính nữ của môi trường ấy. Những nhát màu mạnh, những tông giọng riết róng, khiến cho các truyện trong tập Của để dành có cái vẻ của một sản phẩm đa phương tiện mới mẻ.

Điểm lại một con đường văn học của nhà văn, những câu chuyện trong Của để dành vẫn gắn với những vấn đề của xã hội Việt Nam thời Đổi mới và cả thập niên tiếp sau đó. Dưới con mắt của một người nữ, những truyện ngắn vẫn tập trung đối diện những băn khoăn, khắc khoải về thân phận của giới. Thực ra họ cần được giải phóng không chỉ về vai trò thiên chức mà chính về nội tâm và định kiến của chính họ về bản thân. Của để dành của chúng ta trong cuộc đời là gì, hay chính là câu hỏi muôn thuở về mục đích sống. Trên tất cả những vật chất phù du, những hạt mầm thiện vẫn được dành để gieo những mùa sau.


Tin liên quan

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm