Tag
Việc trẻ mầm non đánh bạn ở Bắc Giang

Giáo viên, nhà trường cần làm tròn vai trò và trách nhiệm của mình

Giáo dục 26/10/2021 10:13
aa
TTTĐ - Vừa qua tại Bắc Giang, một phụ huynh đã chia sẻ đoạn video bé gái bị bạn đánh, đạp vào người nhưng giáo viên đứng lớp không hề hay biết. Sự việc này đã dấy lên nhiều lo ngại trong phụ huynh khi trường học không phải là nơi an toàn đối với trẻ.
Hà Nội: Giáo viên khắc phục khó khăn, sáng tạo trong dạy môn tích hợp Vụ trẻ mầm non bị ngã gãy tay ở trường: Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu xác minh, làm rõ Giáo viên mầm non chật vật mùa dịch Covid-19 Đình chỉ 3 giáo viên vụ trẻ mầm non tử vong do kẹt cầu trượt

Đánh bạn nhưng cô giáo không hay biết

Vào ngày 23/10, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh bé gái đang ngồi chơi thì một bé trai bất ngờ chạy đến đánh, đạp liên tiếp vào mặt, người. Một lát sau, bé trai tiếp tục chạy đến đánh liên tiếp vào người bạn. Trong khoảng thời gian bé gái bị đánh, không thấy sự can thiệp của cô giáo đứng lớp.

Hình ảnh bé gái bị bạn đánh được cắt ra từ clip do phụ huynh chia sẻ
Hình ảnh bé gái bị bạn đánh được cắt ra từ clip do phụ huynh chia sẻ

Theo thông tin của Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên (Bắc Giang) - nơi xảy ra sự việc trên, hôm đó, cô đứng lớp nhóm trẻ có việc gia đình nên đã nhờ cô giáo phụ lớp trông hộ. Đến thời điểm cho trẻ ăn, cô đi lấy cơm cho các cháu thì xảy ra sự việc. Cháu bé đánh bạn thường ngày học ở một trường mầm non công lập trên địa bàn. Các trường công lập không nhận và trông trẻ vào cuối tuần nên gia đình mới gửi cháu này ở đây mỗi thứ bảy.

Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên đã yêu cầu nhóm trẻ này dừng hoạt động trong thời gian điều tra làm rõ và giải quyết vụ việc.

Có không ít vụ việc tương tự đã xảy ra và cũng có nhiều lý do được bao biện như: “Bận vệ sinh cho bé khác, ra ngoài có việc gấp”… nhưng đó không phải lý do chính đáng của giáo viên khi để trẻ đánh bạn trong lớp.

Chị Nguyễn Thị Lan, có con 4 tuổi, ở Hà Nội chia sẻ: “Là phụ huynh có con nhỏ, chứng kiến hành động như vậy, tôi xót xa lắm. Có thể các cháu còn quá bé để phân biệt được hành vi của mình là đúng hay sai và cũng không thể quy chụp gia đình hay nhà trường chưa biết dạy trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm sóc, nhà trường phải có trách nhiệm quản lý và bảo vệ các bé tránh nguy hiểm”.

“Có lần khi đến đón con, tôi chứng kiến một bé leo lên ghế rồi tự ngã xuống đất. Trong thời gian đó, cô giáo đang bận vệ sinh cho các bạn khác, không quán xuyến được cả lớp. Từ đó tôi cũng lo rằng, khi các con bị bạn khác đánh hay bị ngã đau, các cô khó lòng biết hết được. Bên cạnh việc lắp camera ở các lớp học, tôi mong các cô giáo cũng phải cố gắng quan tâm đến các con nhiều hơn, nếu để trường hợp tương tự xảy ra hay con cái có chuyện gì không tốt thì phụ huynh không thể an tâm tin tưởng, giao con nhà trường nữa”, chị Vương Thị Ánh, phụ huynh trẻ mầm non ở Hà Nội nêu quan điểm.

Giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm

Chia sẻ quan điểm về việc bé gái bị bạn cùng lớp đánh tại Bắc Giang, cô Nguyễn Thị Ngọc Thủy, giáo viên trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng: “Đọc báo và xem clip trên mạng xã hội, có lẽ ai cũng bàng hoàng và thấy thương cháu bé bị đánh. Nhiều lúc, các cháu hành động vô thức, không bằng lòng với bạn một việc gì đó là sẵn sàng đánh.

Để xảy ra sự việc đau lòng vậy là lỗi do các cô, vì đã không sát sao đến trẻ. Tuy nhiên, lớp có 1 cô giáo, việc gì cũng đến tay thì quả thật không thể để mắt được hết các con”.

Học sinh trường mầm non Thánh Gióng quây quần trong một hoạt động nhóm
Học sinh trường mầm non Thánh Gióng quây quần trong một hoạt động nhóm

Ở góc độ là quản lý, cô Lê Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng trường Mầm non tư nhân Thánh Gióng (Long Biên) cho rằng: “Khi xảy ra vấn đề nêu trên, giáo viên không kịp thời giải quyết, không nắm bắt được sự việc. Tôi cho rằng lý do không có mặt tại lớp là không thể chấp nhận, giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm công việc chăm sóc và dạy dỗ của mình.

Ở đây có thể xảy ra hai tình huống: Giáo viên không có mặt kịp thời nắm bắt tình huống, không biết để trao đổi với phụ huynh về “vết tích” khi đón con và trường hợp hai là giáo viên biết rõ nhưng không dám nhận lỗi, giấu sự việc, cố ý bỏ qua, không thẳng thắn trao đổi, coi chuyện đã rồi và tỏ ra không vấn đề gì.

Ở cả 2 tình huống này rất cần các cấp quản lý vào cuộc và có buổi đào tạo giáo viên về trách nhiệm, vai trò. Theo đó, trách nhiệm của giáo viên là phải chăm sóc trẻ để các con được an toàn, phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Bên cạnh đó, các cô cũng phải dạy dỗ, đảm bảo kiến thức chuyên môn theo lứa tuổi và năng lực của trẻ.

giáo viên cần đảm bảo giờ nào việc đó, tránh ôm đồm hay làm việc riêng
Giáo viên cần đảm bảo giờ nào việc đó, nhà trường cũng cần quán triệt rõ ràng, lớp học mầm non không nên để 1 giáo viên đảm nhận

Trong lớp học mầm non, vai trò của giáo viên cũng rất quan trọng, bởi cô là người định hướng, phát triển năng lực của trẻ theo mỗi bài học. Ngoài ra, cô còn là người truyền cảm hứng, dẫn dắt trẻ có được đam mê, hứng thú theo từng chủ đề. Đặc biệt, trong quá trình ở lớp, cô còn là người đồng hành cùng trẻ, luôn bám sát, kịp thời hỗ trợ khi cần…”.

Qua sự việc nên trên, nhiều ý kiến cho rằng quản lý nhà trường cần phải sát sao, giao nhiệm vụ, công việc, trách nhiệm cho giáo viên đúng với năng lực. Về phía giáo viên cần đảm bảo giờ nào vào việc đó, tránh ôm đồm, kiêm nhiệm chức vụ, công việc riêng. Từ những công việc được giao, nhà trường phải có thưởng phạt rõ ràng trong các tình huống và đặt rõ trách nhiệm của giáo viên.

"Nhà trường cần quán triệt rõ ràng, các lớp học không được để một giáo viên đảm nhận, dù cho bất cứ hoàn cảnh nào. Các cô giáo cũng không được phép nghỉ dạy, nhờ cô khác trông coi giúp, có như thế mới có thể để mắt hết được học sinh của mình, tránh những tình huống đáng tiếc", chị Vũ Hương Lan (ở quận Đống Đa, Hà Nội) nêu ý kiến.

Đọc thêm

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10 Giáo dục

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10

TTTĐ - Ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập Giáo dục

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên Giáo dục

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với ba môn gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công Giáo dục

Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công

TTTĐ - Nghệ An tăng số lượng học sinh thi vào lớp 10 song chỉ tiêu vào các trường công lập vẫn "ít ỏi". Phụ huynh và học sinh chật vật “tìm đường” vào trường công.
3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Xem thêm