Tag

Giáo viên quỳ xin lỗi phụ huynh: Phụ huynh đang “lợi dụng” dân chủ

Giáo dục 06/03/2018 11:33
aa
TTTĐ- Hiện nay, một số phụ huynh đang “lợi dụng” dân chủ, họ chỉ thấy quyền của họ mà họ không biết là xã hội cần phải có trật tự, kỉ cương. Chỉ cần có một chút chuyện xảy ra với con mình tại trường học là họ lập tức đưa lên các trang mạng xã hội, thậm chí đưa lên cấp cao nhất để giải quyết mà bỏ qua quyền, nghĩa vụ và mục đích đúng nghĩa của một phụ huynh.

Giáo viên quỳ xin lỗi phụ huynh: Phụ huynh đang “lợi dụng” dân chủ

Giáo viên quỳ xin lỗi phụ huynh: Phụ huynh đang “lợi dụng” dân chủ


Mới đây, việc một cô giáo ở huyện Bến Lức (tỉnh Long An) phải “quỳ gối xin lỗi phụ huynh” khiến dư luận vô cùng bức xúc. Theo các chuyên gia giáo dục, cho dù giáo viên sai thì phụ huynh cũng không nên ứng xử như vậy.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng: “Có mấy vấn đề chúng ta phải đặt ra giải quyết: 1 là xem xét vấn đề này dưới góc độ giáo dục xem cô giáo có sai hay không. Cô giáo dùng hình thức kỉ luật để giáo dục học sinh thì trong giáo dục được phép. Tuy nhiên tổ chức giáo dục như thế nào là việc khác, đó là nghệ thuật sư phạm. Tôi cho rằng, hình thức xử phạt của cô giáo đó đối với học sinh là chưa được. Về nguyên tắc, khi kỉ luật thì phải làm học sinh hiểu được cái sai của mình để lần sau các em rút kinh nghiệm, sửa lỗi. Nếu giáo dục mà vi phạm nhân cách học trò là không nên. Tôi cho rằng, quá trình giáo dục của cô chưa được tốt lắm. Cô giáo này chưa có kinh nghiệm, chưa thực hiện đúng yêu cầu của ngành giáo dục trong quá trình xử phạt học sinh. Rõ ràng trong trường hợp này là cô thiếu xót gây ra bức xúc cho học sinh. Yêu cầu giáo dục của cô với học sinh chưa đạt”.

Vấn đề an toàn cửa các nhà giáo tại trường học là điều đáng phải bàn. Để xảy ra trường hợp phụ huynh vào tận trường, bắt cô giáo phải quỳ xuống như thế là không đúng, không an toàn. “Trong trường hợp này phải quy ra 2 lỗi: Lỗi thứ nhất là nhà trường không đảm bảo an toàn cho giáo viên, không có bảo vệ. Trường là nơi để học chứ có phải cái chợ đâu, để ai muốn vào làm gì thì làm. Về vấn đề này, bản thân hiệu và chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm” ông Lâm nhấn mạnh.

Bày tỏ quan điểm về thái độ của phụ huynh với giáo viên trong trường hợp này, TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng: “Thái độ của phụ huynh như thế là không thể chấp nhận được. Phụ huynh phải rút kinh nghiệm, phải phối hợp với cô giáo để giáo dục con, không vì nóng vội, bênh vực con mà làm những việc đó. Bố mẹ không tôn trọng cô giáo thì làm sao mà cô giáo dạy học trò được. Hành xử của phụ huynh như thế là vi phạm truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của ông cha ta”.

Phụ huynh phải bình tĩnh, nên phối hợp, nên trao đổi, hỏi han thầy cô. Bản thân phụ huynh cũng phải làm công việc giáo dục con, chứ không phải lấy việc sỉ nhục, vi phạm nhân cách thầy cô giáo làm mục đích. Vì thế trong trường hợp này, cần lên án phụ huynh. Chính quyền địa phương phải xử lí vấn đề này.

Theo PGS. TS. Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường ngoài công lập cũng cho rằng: “Tôi cũng rất bức xúc về cách xử sự của phụ huynh. Trước hết trong trường hợp này cô giáo sai. Dù học sinh có sai thì bắt học sinh quỳ là xỉ nhục học sinh, mình phải có lòng thương yêu nó, nếu nó có sai thì phải lựa lời, không được có hành động bạo lực như vậy. Việc làm này gây bức xúc cho phụ huynh nhưng phụ huynh phải phân tích là cô sai, thậm chí đề nghị đình chỉ việc giảng dạy của cô. Phụ huynh xử sự như vậy là không đúng. Trường hợp này là xử sự một dây chuyền không đúng, gây nên sự bất bình trong toàn xã hội. Bản thân học sinh khi thấy cô giáo xử sự như vậy sẽ tạo nên một cách giáo dục xấu, ảnh hưởng xấu đến tâm lí học sinh”.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, phụ huynh đang “lợi dụng” dân chủ quá, họ chỉ thấy quyền của họ mà họ không biết là xã hội cần phải có trật tự, kỉ cương. Nhiều người chỉ hơi có một chút chuyện với con họ ở trường, họ lập tức đưa lên mạng xã hội hoặc đưa chuyện này lên các cấp cao hơn… mà bỏ qua việc giải quyết tại chỗ. Vì thế, nhiều giáo viên cảm thấy “ngại”, có trường hợp trong lớp cần phải uốn nắn nghiêm khắc thì có giáo viên lại “né” và để “mặc kệ”. Đây là một hệ lụy mà phụ huynh nên biết trước.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Xem thêm