Tag

Giới trẻ năng động rủ nhau sử dụng phương tiện công cộng

Văn hóa giao thông 10/11/2021 17:33
aa
TTTĐ - Phương tiện công cộng tại Hà Nội hiện nay được cho là đa dạng và hiện đại nhất trong cả nước. Hầu hết các cung đường đều có thể sử dụng xe bus hay đường sắt trên cao, vì thế, giới trẻ ngày càng ưa chuộng phương thức di chuyển này. Đó còn là một giải pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).
Hà Nội tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng Bài 1: Hãy nghĩ về những tác hại khi phớt lờ quy định phòng dịch

Sử dụng phương tiện công cộng để đảm bảo ATGT

Những ngày qua, hàng ngàn lượt người đã náo nức trải nghiệm đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ngoài cảm giác mới mẻ và háo hức khi lần đầu tiên bước lên toa đường sắt trên cao hiện đại chạy vắt ngang thành phố sầm uất, người ta còn chợt nhận ra rằng bản thân họ - đặc biệt là những người trẻ - đã quen thuộc với việc sử dụng phương tiện công cộng như thế nào. Đó không đơn giản chỉ là một cách thức đi lại mà còn gắn với văn hóa, cũng như trở thành một phần cuộc sống.

Phương tiện công cộng góp phần đảm bảo  ATGT
Phương tiện công cộng góp phần đảm bảo ATGT

Bạn Hoàng Tùng, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông) chia sẻ: “Bản thân em đã học xa nhà được khoảng 6 năm, tức là từ lớp 6 đã quen với việc đi lại từ nhà đến trường bằng xe bus. Sáng nào, em cũng dậy sớm đón xe, chiều lại hối hả lên xe trở về nhà. Hành động lặp đi lặp lại đó gần như trở thành thói quen của em suốt mấy năm qua. Từ lúc dịch bệnh đến nay, không được đến trường, không được đi xe bus, em thấy nhớ vô cùng. Đi xe bus có rất nhiều điểm lợi ích, ví dụ, tập cho mình thói quen đúng giờ, tận hưởng thời gian nghỉ ngơi trong lúc di chuyển và đặc biệt cực kỳ an toàn. Em nghĩ, sử dụng xe bus hay các phương tiện công cộng là một cách văn minh để đảm bảo ATGT”.

Quả vậy, hiện nay, ATGT đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xảy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Cụ thể, theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, trong năm 2020, dù người dân hạn chế đi lại do ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn quốc vẫn xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người. Vì thế, mỗi chúng ta phải nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông.

Phương tiện giao thông công cộng nói chung và xe buýt nói riêng rất phổ biến và đa dạng với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống giao thông công cộng luôn được đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và giải quyết được tình trạng nan giải của đô thị: Tắc đường cục bộ. Bên cạnh đó, hoạt động vận tải hành khách công cộng nhằm khuyến khích người dân sử dụng để giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Giới trẻ văn minh nên dùng phương tiện công cộng

Theo các nhà nghiên cứu xã hội học, đối với giới người trẻ, việc ra trường, có công việc ổn định, có xe riêng như là một dấu hiệu thể hiện sự thành công. Việc lựa chọn di chuyển bằng xe buýt như cách gián tiếp thể hiện rằng người đó đang gặp khó khăn, chưa ổn định. Vì vậy, xe buýt được xem là phương án không mấy “sang chảnh”.

Giới trẻ ngày càng ưa chuộng phương tiện công cộng
Giới trẻ ngày càng ưa chuộng phương tiện công cộng

Thực tế, phương tiện công cộng, cụ thể là xe bus hiện tồn tại một số vấn đề như cũ kỹ, mùi khó chịu, phủ đầy bụi, thường phanh gấp, vượt ẩu. Thậm chí, một số bạn trẻ đã có trải nghiệm không hay khi bị móc túi, quấy rối hay thái độ của một số tài xế và tiếp viên khi phục vụ khách còn thô lỗ, cộc cằn... Một rào cản vô cùng lớn, mang tính quyết định cao đó là xe buýt trễ chuyến, ra vào bến nhiều làm kéo dài thời gian di chuyển cần thiết. Hơn nữa, việc di chuyển từ trạm vào điểm cần đến có khi mất một khoảng cách xa.

Thời gian qua, chính quyền đã và đang có những giải pháp nhằm hạn chế những khuyết điểm trên. Cụ thể, các công ty khai thác, vận hành phương tiện công cộng đẩy mạnh nỗ lực trong việc xây dựng quy tắc ứng xử cho tài xế và tiếp viên, hình ảnh thân thiện của tài xế, nhân viên... Đồng thời, các đơn vị cũng mạnh dạn đầu tư mới hệ thống xe, chuẩn hóa quy tắc ứng xử cùng việc đào tạo bài bản, giám sát chặt chẽ để dần nâng cao chất lượng.

Quan trọng hơn cả, người trẻ cần nhận thức được ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện công cộng trong việc giữ vững an toàn giao thông đô thị và cũng chính là bảo đảm an toàn cho chính các bạn và những người xung quanh.

Đọc thêm

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông Văn hóa giao thông

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao nhận thức về lái xe an toàn và văn hóa giao thông trong cộng đồng, Toyota Việt Nam đồng hành cùng Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông”.
Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Trong đêm 21/2, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an quận Hồng Bàng, Công an huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã triển khai lực lượng tuần tra vũ trang trên 1 số tuyến, địa bàn trọng điểm.
Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng Văn hóa giao thông

Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng

TTTĐ – Tài xế điều khiển xe 16 chỗ “đua tốc độ” đã bị Phòng CSGT - Công an tỉnh Kon Tum xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có lệnh vận chuyển”.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Văn hóa giao thông

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/2/2024 chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vừa tạm giữ phương tiện của 2 trường hợp điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng
Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn Văn hóa giao thông

Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 16/2, Công an TP HCM đã thông tin về tình hình an toàn trật tự thành phố trong 7 ngày Tết Giáp Thìn 2024, theo đó đã xử phạt hơn 2.600 trường hợp người vi phạm nồng độ cồn.
Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 25 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Văn hóa giao thông

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông Văn hóa giao thông

"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông

TTTĐ - Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia diễn ra sáng 9/1 tại Hà Nội.
Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm Văn hóa giao thông

Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm

TTTĐ - Văn hóa giao thông đang được đặt làm một trong những điểm nhấn quan trọng trong Quy tắc ứng xử tại Hà Nội nhằm duy trì ý thức và xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch cho cư dân Thủ đô. "Bức tranh" về tình hình di chuyển của người dân Hà Nội dịp cuối năm khá nhiều "màu sắc" vì thế chúng ta cần ý thức cao hơn nữa để đón Tết an toàn và hạnh phúc.
Xem thêm