Tag

Giọt nước mắt chảy ngược - Bài 2: Nhanh một phút chậm cả đời

Phóng sự 12/05/2018 14:00
aa
TTTĐ - Đường vắng, sẵn có chút rượu trong người, Đồng Văn Trung (Thanh Hóa) phóng nhanh. Bất ngờ gặp khúc cua gấp ở ngã ba, Trung không làm chủ được tay lái, xe trượt dài khiến cậu bị ngã và bất tỉnh…

Giọt nước mắt chảy ngược - Bài 2: Nhanh một phút chậm cả đời

Tai nạn giao thông - Những giọt nước mắt chảy ngược
>> Bài 1: Bàng hoàng tại hành lang phòng cấp cứu

Giọt nước mắt của cha

Khuôn mặt khắc khổ, in hằn nỗi mệt mỏi xen lẫn lo lắng, bố Trung lặng lẽ lau khuôn mặt và từng ngón tay cho con. Bố không mắng, không chửi nhưng Trung hiểu ông buồn và có chút thất vọng về anh như thế nào. Anh là con cả trong gia đình nên được bố gửi gắm bao hy vọng, vậy mà…

Học hết cấp 3, Trung ra Hà Nội vừa làm vừa học thêm nghiệp vụ quản lý nhà hàng tại trường Cao đẳng Du lịch. Hôm đó, nhóm bạn làm cùng rủ Trung đi liên hoan. Hơn 12 giờ trưa tan cuộc, anh trở về nhà. Đường vắng, sẵn có chút rượu trong người, Trung phóng xe nhanh. Bất ngờ gặp khúc cua gấp ở ngã ba, Trung không làm chủ được tay lái, anh bị hất văng khỏi xe bất tỉnh…

Giọt nước mắt chảy ngược - Bài 2: Nhanh một phút chậm cả đời
Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện

"Mình bị hất khỏi xe nằm úp mặt ở vệ đường hơn một tiếng mà không một ai để ý. Có lẽ mọi người tưởng mình đã chết nên đều bỏ đi. Chỉ khi mình tỉnh dậy đau đớn kêu cứu mới được mọi người đi đưa vào Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) cấp cứu", Trung nhớ lại.

Trung nhập viện trong tình trạng trầy xước khắp cơ thể, mũi bị rách, chân, tay đều bị gãy. Nhập viện được một tuần, Trung vẫn phải chờ để phẫu thuật chân nhưng đây không phải là lần phẫu thuật duy nhất. Bác sĩ cho biết chân của Trung phải phẫu thuật nhiều lần mới có thể phục hồi.

Hàng ngày, bố và em gái thay nhau ở bệnh viện chăm sóc Trung. Mẹ phải ở nhà lo ruộng nương và chăm hai em nhỏ. Ở quê, bố mẹ anh chỉ làm ruộng nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Bố mẹ còn phải nuôi 3 em ăn học nên khi Trung nằm viện kinh tế gia đình càng khó khăn hơn. Trung nằm viện gần 10 ngày, chi phí chữa trị đã hết hơn 20 triệu khiến bố mẹ phải đi vay mượn khắp nơi.

Lo lắng tiền chữa bệnh cho con, tối đến lại không được ngủ nên bố Trung gầy rộc đi, đôi mắt thâm quầng và sâu hoắm. Bố mẹ vất vả, khổ sở, bản thân lại có rất nhiều thương tích khiến Trung không khỏi chán nản. "Những ngày đầu nằm viện mình luôn có suy nghĩ rất tiêu cực, chán ghét bản thân. Nhiều lúc nhìn mắt bố rơm rớm nước mắt mình càng hối hận. Mình chưa một lần mua được quà bánh cho bố mẹ nhưng lại khiến bố mẹ khổ sở hết lần này đến lần khác”, Trung nói.

Chân, tay bị gãy, Trung phải điều trị lâu dài nên phải xin bảo lưu học tập lại một năm. Tai nạn cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc của Trung sau này. Bố anh giận nhưng vẫn rất thương anh. Ông không nói ra mà thể hiện bằng hành động tận tụy chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ cho con.

"Tham gia giao thông thì phải chấp hành nghiêm luật giao thông, nhanh một chút nhưng chậm lại biết bao nhiêu việc của cả đời. Bố mẹ chỉ mong con cái biết giữ gìn bản thân, nếu đã uống rượu đừng lái xe. Chỉ một phút sơ xảy có thể làm hại đến bản thân và cả những người xung quanh", bố Trung buồn rầu nói.

Lỡ dở tương lai… vì bất cẩn

Nhập viện từ ngày 8/4, đến giờ Trần Văn Lượng, quê ở Bắc Ninh vẫn chưa được ra viện. Chân của Lượng đã được phẫu thuật đến 4 lần vẫn tiếp tục chảy dịch...Lượng vẫn còn nhớ những ngày đầu nhập viện đã phải chịu biết bao đau đớn, toàn thân không thể cử động vì cả hai chân, hai tay đều bị gẫy. "Những cơn đau liên tiếp khiến mình cảm thấy sống không bằng chết. Giá như mình chết hẳn đi lại sung sướng hơn...", Lượng kể.

Giọt nước mắt chảy ngược - Bài 2: Nhanh một phút chậm cả đời
Đôi chân của Lượng phẫu thuật đến 4 lần mà vẫn tiếp tục chảy dịch

Lượng hoàn toàn không thể ngờ chỉ một chút bất cẩn đã khiến anh bị tai nạn giao thông. Lượng mới mở xưởng mộc nên sáng hôm đó anh đi đón thợ về làm. Khi Lượng đến ngã tư Đông Anh (huyện Đông Anh, Hà Nội) thì bất ngờ gặp một chiếc ô tô từ trong ngõ đi ra. Lượng cố phanh xe để tránh nhưng không kịp. Chiếc xe đâm thẳng vào Lượng. Cú va đập quá mạnh khiến Lượng bị hất tung khỏi xe lăn xuống vệ đường.

Những người đi đường xúm lại đưa Lượng vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, anh bị thương quá nặng nên nhanh chóng được chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức cấp cứu. "Lượng bất tỉnh suốt một ngày liền. Khi tỉnh dậy bạn bè và người thân đến thăm nhưng Lượng không nhận ra ai khiến cả nhà vô cùng lo lắng. Lúc đó, gia đình mình rất sợ Lượng bị chấn thương sọ não... tương lai có thể hoàn toàn khép lại", chị gái Lượng kể.

Lượng là con thứ hai trong gia đình mà bố mẹ đều chỉ làm ruộng. Học hết lớp 9, Lượng nghỉ ở nhà theo học nghề mộc. Đi làm thuê hơn 5 năm, Lượng tích cóp được kinh nghiệm và một ít vốn nên về nhà tự đứng ra mở xưởng mộc. Lượng mở xưởng nhưng ở làng không có nhân công nên phải đi thuê thợ ở nơi khác về làm. Tuy nhiên, Lượng chưa đón được thợ đã gặp tai nạn. Chi phí điều trị đến giờ đã mất hơn 100 triệu đồng nên bố mẹ lại phải chạy khắp nơi vay mượn. Tiền đầu tư xưởng mộc chưa trả được nay thêm tiền điều trị khiến cả gia đình càng thêm lo lắng.

Hiện giờ, điều khiến gia đình quan tâm nhất là sức khỏe của Lượng. Hai tay và hai chân của Lượng đều bị gãy. Chân phải phẫu thuật đến 4 lần mà vẫn tiếp tục chảy dịch khiến anh chưa thể xuất viện. "Lượng bị thương quá nặng nên mất sức lao động. Nghề mộc nặng nhọc nên gia đình mình lo em khó có thể quay lại với nghề. Xưởng mộc mới mở, bây giờ cũng phải bỏ dở vì không còn tiền vốn để tiếp tục đầu tư. Cứ như thế này không biết tương lai của em mình sẽ ra sao…”, chị gái Lượng tâm sự.

Bản thân Lượng cũng thấy vô cùng hối hận. Giá như hôm ấy anh đừng quá vội vàng, quan sát đường đi và đội mũ bảo hiểm nghiêm chỉnh thì đâu đến nỗi. “Mọi người trách người lái xe tải vì anh ta phóng nhanh nhưng bản thân mình cũng có lỗi. Mình nghĩ đi đoạn đường gần nên không cần mũ, tham gia giao thông mà không nhường nhịn nhau… nên mới xảy ra cơ sự này. Giờ nằm đây mình mới ước giá như… thì đã quá muộn”, Lượng nói trong nước mắt.


Theo các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức, một tỉ lệ không nhỏ các vụ tai nạn giao thông vào cấp cứu ở bệnh viện có nguyên nhân do sử dụng rượu bia. Số nạn nhân còn lại hầu hết cũng liên quan đến rượu bia, như do người sử dụng rượu bia lái xe đâm vào.

Tại các phòng của Khoa khám bệnh cấp cứu, các nạn nhân đều ở tình trạng đa chấn thương rất nặng, không còn tỉnh táo. Nhiều nạn nhân do các vụ ôtô và xe máy đâm nhau, chủ yếu người gây tai nạn mới lái xe ôtô hoặc sử dụng xe của người khác. Trong số các nạn nhân bị tai nạn giao thông, gần 20% không đội mũ bảo hiểm.


(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm