Tag

Góc nhìn đa chiều về cuộc bầu cử Quốc hội Hà Lan

Nhìn ra thế giới 17/03/2017 15:55
aa
TTTĐ.VN - Ngày 15/3/2017, Hà Lan đã “mở hàng” cho “năm bầu cử” của châu Âu bằng cuộc bầu cử Quốc hội bầu ra 150 thành viên mới của Hạ viện nhiệm kỳ 2017-2020, mở đường cho việc thành lập Chính phủ mới.

Góc nhìn đa chiều về cuộc bầu cử Quốc hội Hà Lan

Diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế-xã hội và an ninh của châu Âu có nhiều biến động phức tạp, trong đó có sự nổi lên của nhiều đảng phái theo đường lối dân túy (populism), cuộc bầu cử đã vượt khỏi biên giới Hà Lan, trở thành sự kiện tâm điểm được châu Âu và quốc tế quan tâm theo dõi.

Số lượng phóng viên nước ngoài đến theo dõi và đưa tin tăng gấp 2 lần so với cuộc bầu cử năm 2012. Ở các thành phố lớn trên khắp đất nước hoa tulip, người dân tập trung đông đảo trong các trung tâm truyền thông để theo dõi trực tiếp kết quả bầu cử.

Dường như ngày 15/3/2017 đã trở thành ngày hội và ngày quyết định tương lai của cử tri Hà Lan. Đã có khoảng 12,9 triệu người đi bỏ phiếu tại 20 khu vực bầu cử trên toàn lãnh thổ (tỷ lệ cử tri đi bầu đạt khoảng 82%, cao hơn hẳn so với 74,6% năm 2012 và cao nhất trong 35 năm qua). Có 28 đảng phái tham gia tranh cử, tương đương với mức kỷ lục sau chiến tranh thế giới thứ 2 tới nay tại Hà Lan (giai đoạn 1971-1981).

Đúng như dự đoán của giới phân tích, cuộc bầu cử đã diễn ra đầy kịch tính và hồi hộp tới tận phút chót, phản ảnh đầy đủ và trung thực mọi chiều cạnh suy nghĩ trong tâm thế của cử tri Hà Lan.

Theo kết quả sơ bộ sau khi kiểm 95% phiếu bầu (tính đến cuối giờ địa phương ngày 15/3/2017), đảng Nhân dân vì tự do và dân chủ (VVD) của đương kim Thủ tướng Mark Rutte đã giành thắng lợi đứng đầu với khoảng 33 ghế; kế đó lần lượt là Đảng Vì tự do (PVV) (20 ghế), Dân chủ Thiên chúa giáo (CDA) và Dân chủ 66 (cùng 19 ghế); Cánh tả Xanh và Xã hội (cùng 14 ghế)…

Bất ngờ lớn nhất thuộc về thất bại chưa từng có của Đảng Lao động (PvdA), từng liên danh với VVD trong Chính phủ cũ, nay chỉ giành được 9 ghế (sụt mất 29 ghế so với 4 năm trước). Trong khi đó, Đảng Cánh tả xanh – vốn nổi tiếng với cương lĩnh tranh cử vì môi trường – đã trở thành “chú ngựa ô” khi về đích với 14 ghế, tăng 10 ghế so với năm 2012.

Chiến thắng của VVD là điều hoàn toàn phù hợp với nhận định của đa phần giới phân tích. Trong 04 năm cầm quyền vừa qua, Chính phủ của Thủ tướng Mark Rutte đã giành được nhiều thành tựu kinh tế-xã hội đáng ghi nhận như kinh tế tăng trưởng ổn định (GDP năm 2016 tăng 2,1%, cao nhất kể từ năm 2007 và thuộc nhóm cao nhất EU), thất nghiệp giảm mạnh, thu nhập người lao động tăng khoảng 2,3%, thâm hụt ngân sách giảm từ 5% xuống 0,5% GDP, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa đều tăng, nợ quốc gia giảm dưới trần cho phép của Hiệp ước Maastrict…

Về đối ngoại, Hà Lan đã chủ trì khá thành công nhiệm kỳ Chủ tịch EU (nửa đầu năm 2016); thúc đẩy nhiều sáng kiến hợp tác trong và ngoài EU về tình báo, kiểm soát biên giới, chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu, an ninh mạng, giải quyết vấn đề nhập cự; tích cực tham gia giải quyết nhiều cuộc xung đột trên thế giới, cũng như đóng góp thiết thực vào công việc tại các diễn đàn đa phương.

Chiến thắng của VVD cũng được ví như “làn gió tốt lành”, giúp phần nào xua tan đi những tín hiệu u ám của làn sóng dân túy cực đoan đang trỗi dậy ở châu Âu.

Trong nhiều tháng cuối năm 2016, PVV - đảng cực hữu dân túy duy nhất ở Hà Lan có quan điểm hoài nghi châu Âu, cổ súy việc rời bỏ EU (còn gọi là Nexit), chống mạnh nhập cư và phản đối Hồi giáo - đã liên tục thắng thế và chỉ để tuột vị thế dẫn đầu vào tay VVD trong một số tuần cuối cùng. Đông đảo cử tri Hà Lan và nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức (những nước cũng sẽ tổ chức bầu cử năm 2017) đã rất lo lắng về viễn cảnh PVV giành thắng lợi, sẽ đẩy Hà Lan và qua đó là cả châu Âu vào những nguy cơ bất định.

Kịch bản tồi tệ này đã không xảy ra vì người dân Hà Lan đã thể hiện đúng bản lĩnh, chính kiến của mình qua những lá phiếu vào thời khắc quyết định. Châu Âu cũng có thể phần nào “thở phào nhẹ nhõm” trước khi tiếp tục cuộc đấu tranh lâu dài với chủ nghĩa dân túy.

Tới đây tại Hà Lan, VVD sẽ đứng ra chủ trì thương lượng với các đảng phái khác (trừ PVV) để thành lập Chính phủ liên minh. Đây dự báo sẽ là một quá trình không hề dễ dàng và có thể kéo dài. Tuy nhiên cho dù Chính phủ mới của Hà Lan có thành phần thế nào đi nữa, thì chắc chắn những giá trị truyền thống mà xã hội Hà Lan luôn trân trọng và bồi đắp là dân chủ, pháp quyền và lòng khoan dung sẽ tiếp tục được kế thừa và phát huy.

Tin liên quan

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm