Tag

Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm

Nông thôn mới 27/05/2020 20:11
aa
TTTĐ - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới. Như vậy đến nay, tổng số hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội là 1.151.

Bài liên quan

Hà Nội: Đưa cán bộ trẻ về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp

Gạo hữu cơ Đồng Phú: Sản phẩm OCOP 4 sao hướng tới thị trường xuất khẩu

Hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP mang thương hiệu “Sữa Phù Đổng”

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện nay toàn thành phố Hà Nội có 1.151 hợp tác xã nông nghiệp; Trong đó có 1.066 hợp tác xã đang hoạt động (chiếm 92,6%); 85 hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể (chiếm 7,4%).

Trong tổng số 1.066 hợp tác xã đang hoạt động có 315 hợp tác xã trồng trọt (chiếm 29,6%); 60 hợp tác xã chăn nuôi (chiếm 5,6%); 650 hợp tác xã tổng hợp (chiếm 61%); có 32 hợp tác xã thủy sản (chiếm 3%); 2 hợp tác xã lâm nghiệp (chiếm 0,2%) và 6 hợp tác xã nước sạch nông thôn (chiếm 0,6%).

Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm
Trong 5 tháng đầu năm 2020, toàn thành phố Hà Nội có 13 hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới (Ảnh minh họa)

Tổng số cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành trong hợp tác xã nông nghiệp là 6.563 người. Tổng số thành viên của hợp tác xã là 450.355 thành viên, thành viên hợp tác xã tăng do các hợp tác xã thành lập mới. Tổng số lao động thường xuyên là 38.258 người, bình quân lao động thường xuyên của 1 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 35,7 người mỗi hợp tác xã.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, tác động của dịch Covid-19 và các yếu tố dịch bệnh, thời tiết... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp như giảm sản lượng, doanh thu. Thu nhập của thành viên, người lao động cầm chừng, không ổn định, đặc biệt là các hợp tác xã chăn nuôi gia cầm, các hợp tác xã nông nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái...

Nguyên nhân được chỉ ra là bởi dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp. Tài chính khó khăn do sản xuất không tiêu thụ được. Trong khi đó, các hợp tác xã nông nghiệp chuyên cung ứng nông sản, thực phẩm cho bếp ăn tập thể, trường học, nhà hàng, khách sạn... chuỗi tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ. Nguồn cung ứng giống, vật tư nông nghiệp đầu vào phục vụ sản xuất giảm; Gần 70% các hợp tác xã không nhập được giống cây trồng từ Trung Quốc...

Dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp
Dịch Covid-19 đã khiến các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khó khăn trong mua nguyên liệu đầu vào, thị trường bị thu hẹp

Các hợp tác xã có kinh doanh chợ, số hộ kinh doanh mặt hàng không phải là nhu yếu phẩm trong chợ giảm sút, đóng cửa do không có đủ nguồn cung cấp hàng hóa để bán tại chợ. Hợp tác xã kinh doanh nước sạch sản lượng nước sạch cung cấp giảm do các doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng cho sinh viên nghỉ học, nghỉ làm... nên doanh thu giảm.

Thống kê sơ bộ về thiệt hại kinh tế, dịch Covid-19 có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành, lĩnh vực. Doanh thu của hầu hết các hợp tác xã trong quý I đã giảm và quý II/2020 ước sẽ tiếp tục giảm.

Cụ thể, lĩnh vực nông nghiệp giảm 10%; Lĩnh vực thương mại - dịch vụ giảm từ 20 - 50%. Trong khi các hợp tác xã thực hiện dịch vụ nội bộ, dự kiến giảm 10%; Hợp tác xã lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giảm 10%.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo việc làm,gia tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống của xã viên.

Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có ý nghĩa sâu sắc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và trật tự an ninh. Đặc biệt, trong cách mạng công nghiệp 4.0, muốn sản xuất hàng hóa lớn tất yếu phải liên kết hợp tác, làm theo tiêu chuẩn thì sản phẩm mới có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm gần đây HTX, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên so với nhu cầu của nông nghiệp thì chưa đáp ứng được.

Do đó, thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển HTX mới, tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò của HTX đối với sự phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sở sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ.

Đọc thêm

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Nông thôn mới

Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

TTTĐ - Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển sản phẩm thủy sản chủ lực là tôm trên nền tảng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, từng bước đưa thủy sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững.
“Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số Nông thôn mới

“Điểm tựa" của đồng bào dân tộc thiểu số

TTTĐ - Là những nhân tố tích cực, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động... người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô luôn được chính quyền và Nhân dân tin cậy. Với uy tín của bản thân, họ đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Hết lòng, tuân thủ, linh hoạt, hợp tác, kiểm soát. Nông thôn mới

Hết lòng, tuân thủ, linh hoạt, hợp tác, kiểm soát.

TTTĐ - Ngày 5/2, tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".
Xem thêm