Tag

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Nông thôn mới 15/11/2018 08:20
aa
TTTĐ - Với mong muốn hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, tránh tình trạng được mùa rớt giá, Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp đẩy mạnh Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhờ đó, Hà Nội đã duy trì được 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Mô hình nuôi lợn sinh học của Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ

Bài liên quan

Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa Hà Nội và Lâm Đồng

Hà Nội tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới hoàn thành mục tiêu 2018

Đoàn cơ quan báo chí đi thực tế viết bài về nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, thời gian vừa qua, Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn đã phát huy vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng, duy trì 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. Đáng chú ý, giá tiêu thụ nông sản an toàn, nông sản hữu cơ trong Chương trình kết nối cao hơn so với giá bán nông sản đại trà khác từ 10 đến 30% tùy loại.

Một trong những địa phương đi đầu và thu được hiệu quả cao khi thực hiện Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn chính là xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội). Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian qua, Hội Nông dân xã Thụy Hương đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình trồng rau an toàn. Nhờ vậy, giá trị kinh tế trên một héc ta canh tác ở địa phương này đã đạt 275 triệu đồng/năm. Đáng nói, thông qua Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, trên địa bàn xã Thụy Hương đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ và 40 hộ gia đình tham gia mô hình nuôi lợn sinh học.

Bên cạnh những hiệu quả của Chương trình mang lại thì khâu kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương vẫn gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể, lượng nông sản an toàn tiêu thụ thông qua liên kết ở Hà Nội đạt 15%, dù cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng vẫn ở mức thấp.

Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ, chia sẻ: Chăn nuôi an toàn sinh học đòi hỏi nông dân không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, mà thời gian cũng thường kéo dài hơn chăn nuôi truyền thống từ 2 đến 3 tháng. Trong khi đó, có thời điểm giá sản phẩm chăn nuôi thấp, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học cũng phải hạ giá sâu mới bán được hàng hóa, ngoài ra nông sản an toàn của địa phương bị cạnh tranh khốc liệt với nhiều sản phẩm chăn nuôi đại trà khác. Do vậy khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm nhiều khi gặp phải khó khăn.

Nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình sản xuất, nông dân cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, hợp tác xã, không để tình trạng khi giá nông sản lên cao thì đưa hàng hóa ra ngoài bán cho thương lái và ngược lại, khi giá sản phẩm xuống thấp mới bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã...

Để chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ nông sản an toàn, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Lê Trọng Khuê cho biết: Thời gian tới, Hội sẽ thường xuyên tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm trong quá trình vận động nông dân tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn cho Hội Nông dân các cấp. Mặt khác, các đơn vị liên quan cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn.

Nói về vai trò của doanh nghiệp và hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: Doanh nghiệp và hợp tác xã đóng vai trò then chốt trong khâu tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân. Do đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố hỗ trợ thành phần kinh tế này đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết lợi ích giữa các khâu trong chuỗi liên kết. Ngoài ra, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bài liên quan

Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau – quả hữu cơ

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ tại Long Biên.

Triển khai chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bò BBB

Sắp triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ lợn hương tại huyện Thạch Thất, Hà Nội

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm