Tag

Hà Nội có nhiều tiềm năng lựa chọn và phân hạng các sản phẩm OCOP

Nông thôn mới 07/05/2020 17:15
aa
TTTĐ - Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận, nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, thành phố cũng có 1.138 HTX nông nghiệp, 2.912 trang trại, 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp... Đây là cơ sở tiềm năng để Hà Nội lựa chọn, đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP.

Hà Nội có nhiều tiềm năng lựa chọn và phân hạng các sản phẩm OCOP

Hà Nội hiện có 301 sản phẩm OCOP của 75 chủ thể là doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh được đánh giá, xếp hạng

Bài liên quan

Hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của ngành Nông nghiệp Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP mang thương hiệu “Sữa Phù Đổng”

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Thống kê của Ban Chỉ đạo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho thấy, thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Trong số đó có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận. Nhiều sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đặc biệt, thành phố cũng có 1.138 HTX nông nghiệp, 2.912 trang trại, 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, 141 mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp.

Hà Nội cũng có trên 2.300 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code... Đây là cơ sở tiềm năng để Hà Nội lựa chọn, đánh giá, phân hạng và dự thi các sản phẩm OCOP.

Nói về những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã, cùng tinh thần làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và sáng tạo của các thành viên tổ tư vấn, hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP nên công tác phát triển Chương trình OCOP thu được nhiều kết quả tích cực.

Năm 2019, ngay sau khi UBND thành phố ban hành Quyết định triển khai thực hiện Chương trình OCOP, thực hiện nhiệm vụ được giao, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố đã tham mưu, tổ chức 29 hội nghị triển khai từ thành phố đến cơ sở; Tổ chức 31 lớp đào tạo, tập huấn về Chương trình OCOP; Tổ chức hai đoàn công tác cấp thành phố đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tĩnh và một đoàn công tác của thành phố đi học tập tại Thái Lan.

Cũng trong năm 2019, thành phố Hà Nội đã có 18/30 quận, huyện, thị xã triển khai đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Theo đó, các quận, huyện đã tiếp nhận 316 hồ sơ sản phẩm. Sau khi cấp huyện tiến hành đánh giá, phân hạng có 301 hồ sơ sản phẩm đạt yêu cầu dự thi cấp thành phố.

Có thể thấy rằng, thông qua các hình thức tuyên truyền, các lớp đào tạo, tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu biết về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Từ đó, chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được tham gia của cộng đồng (với 301 sản phẩm của 75 chủ thể là doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh tham gia dự thi với 1.803 lao động tham gia trực tiếp tạo ra sản phẩm dự thi).

Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn
Thời gian tới, các địa phương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

Cùng với đó, thông qua Chương trình OCOP thành phố đã khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề truyền thống, đặc sản vùng miền, tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Tiếp tục hoàn thiện các nhiệm vụ

Đánh giá về kết quả triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm đến hết tháng 4/2020, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Ngay từ những ngày đầu năm 2020, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị truyền thông Trung ương và Hà Nội tập trung tuyên truyền về chương trình OCOP, các sản phẩm đã được thành phố đánh giá, phân hạng và cấp sao. Tuyên truyền các địa phương làm tốt chương trình để các địa phương khác rút kinh nghiệm, học tập.

Cùng với đó, Sở cũng chỉ đạo các quận, huyện, thị xã rà soát lựa chọn các sản phẩm để chuẩn bị cho công tác đánh giá phân hạng của cấp huyện. Riêng huyện Đông Anh, ngay từ đầu năm đã khảo sát, phân hạng, phân nhóm bước đầu được trên 230 sản phẩm để từ đó làm cơ sở lựa chọn sản phẩm dự thi năm 2019 và chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Mặc dù thành phố đã chuẩn bị rất tốt cho công tác phát triển Chương trình OCOP, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và việc giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thành phố Hà Nội nên công tác triển khai của các quận, huyện, thị xã bị chậm lại.

Ngay sau khi thành phố nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội, các quận, huyện đã phối hợp ngay với đơn vị tư vấn để hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện nâng cấp sản phẩm, hồ sơ minh chứng để sớm đánh giá, phân hạng từ cấp huyện để có sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng cấp thành phố từ tháng 5/2020.

Định hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhấn mạnh: Các quận, huyện, thị xã cần tập trung cho việc khảo sát các chủ thể có sản phẩm thuộc 6 nhóm sản phẩm OCOP trên địa bàn nhằm phân nhóm, phân hạng sản phẩm, từ đó có chính sách hỗ trợ, nâng cấp và hoàn thiện cho các sản phẩm tham gia dự thi Chương trình OCOP năm 2020 và xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Trong năm nay, bên cạnh việc triển khai rà soát, đánh giá phân hạng các sản phẩm mới dự thi, các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng năm 2019 để dự thi nâng sao, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm trở lên.

Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP vào hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, điểm bán hàng Online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm, sử dụng.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm