Tag

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp sạch

Nông thôn mới 03/10/2019 04:53
aa
TTTĐ - Nhằm hỗ trợ người dân Thủ đô phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đẩy mạnh hỗ trợ nông dân trong việc nuôi trồng thủy sản an toàn, xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi sử dụng chế phẩm sinh học và thảo dược.

Hà Nội đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển nông nghiệp sạch

Hà Nội đang đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững

Bài liên quan

Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng hoa công nghệ cao

Công tác xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc

Hà Nội: Đưa cán bộ trẻ về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp

Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình MTQG xây dựng NTM diễn ra tại Nam Định

Triển khai mô hình thảo dược trong chăn nuôi

Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, nhờ tích cực mở rộng diện tích, đến nay toàn Thành phố có 23.400ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 4.300ha diện tích nuôi tập trung, sản lượng đạt 78.482 tấn. Đàn gia cầm có 34,2 triệu con; trâu 24.100 con; bò 136.000 con; lợn hơn 1,1 triệu con.

Trong năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn, quy mô 50.000 con tại 5 huyện gồm: Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn, Ba Vì và thị xã Sơn Tây. Các hộ tham gia mô hình được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cấp 50.000 con gà Mía 1 ngày tuổi, hỗ trợ 50% thức ăn, 50% thảo dược.

Đến nay, sau 3 tháng chăn nuôi, đàn gà khỏe mạnh, lông mượt, mã đẹp, tỷ lệ sống đạt trên 95%, trọng lượng đạt 1,7 – 1,8kg/con. Ông Hà Văn Cường, ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây cho biết: “Nhờ thực hiện nghiêm túc quy trình, đàn gà 1.000 con của gia đình tôi khỏe mạnh, phát triển tốt, ít nhiễm bệnh, hầu như không phải dùng tới kháng sinh nên giảm được chi phí trong chăn nuôi. Dự kiến, sau 5 tháng nuôi, gà đạt trọng lượng từ 2,1 – 2,2kg. Với giá gà thương phẩm trung bình 90.000 – 100.000 đồng/kg, cao hơn 15 – 20% so với phương pháp thông thường, gia đình tôi thu lãi khoảng 60 triệu đồng”.

Ngoài mô hình sử dụng thảo dược trong chăn nuôi gà thả vườn, hiện nay Hà Nội cũng triển khai nhiều mô hình nuôi cá “sông trong ao” ở vùng ngoại thành Hà Nội. Chia sẻ về hiệu quả của mô hình, ông Phan Nhân Lợi, ở thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) cho hay: "Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông gia đình tôi đã thực hiện mô hình nuôi cá chép “sông trong ao”. Với phương pháp nuôi này, cá có tỷ lệ sống cao, lớn đồng đều, tăng trưởng nhanh, cho thu nhập từ 220 - 250 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với nuôi cá trong ao thông thường.

Sử dụng chế phẩm sinh học để kiểm soát dịch bệnh

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường và đang từng bước được nhân rộng như: Nuôi ba ba thương phẩm ứng dụng phương pháp chọn lọc giới tính bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nuôi tôm càng xanh đực; cá chép theo hướng hữu cơ tại các huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Ứng Hòa, Ba Vì, Thanh Oai, Mỹ Đức...

Mặc dù Hà Nội có tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp sạch nhưng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản Hà Nội vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân chính là do môi trường nuôi suy thoái dẫn tới xảy ra dịch bệnh. Thực tế cho thấy, các phương pháp nuôi truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc phòng chống các dịch bệnh mới. Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng hóa chất, thuốc kháng sinh và các chất cấm trong chăn nuôi vẫn diễn ra.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, chế phẩm sinh học được sử dụng như một phương tiện kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm trong ao nuôi và chuồng trại. Từ đó, giảm tỷ lệ xảy ra dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ sống, năng suất, chất lượng của sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Quan trọng hơn, sử dụng chế phẩm sinh học sẽ làm giảm sử dụng các hóa chất, kháng sinh, đảm bảo sản xuất an toàn, góp phần phát triển ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững.

Cũng theo bà Hương, đa phần người dân ít có cơ hội tập huấn bài bản về tác dụng của chế phẩm sinh học, cách thức sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi. Do đó, Trung tâm đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và các huyện tiếp tục nhân rộng các mô hình khuyến nông sử dụng chế phẩm sinh học và thảo dược trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, có cơ chế hỗ trợ nông dân trong việc quy hoạch vùng nuôi và xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản an toàn.

Theo tính toán, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn thành phố đạt hơn 110.000 tấn/năm. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, trong định hướng đến năm 2020, Hà Nội cho phép xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 110ha tại huyện Mỹ Đức, 34ha tại huyện Ba Vì, 112ha tại huyện Ứng Hòa, 160ha tại huyện Chương Mỹ...

Đồng thời, Thành phố cũng hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị, giống cá bố mẹ cho hai cơ sở sản xuất giống cá rô phi với công suất 50 triệu con giống/năm. Cùng với đó, Thành phố khuyến khích xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; quy hoạch và xây dựng hạ tầng các chợ đầu mối thủy sản để thúc đẩy kênh phân phối, giải quyết đầu ra cho người nuôi trồng thủy sản.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm