eMag azine
18/06/2022 11:37
Hà Nội: Hơn 85% cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022

18/06/2022 11:37

TTTĐ - Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong quý I/2022, cơ quan chức năng đã thanh kiểm tra 14.755 cơ sở dịch vụ ăn uống; trong đó có 12.556 cơ sở đạt tiêu chuẩn (chiếm hơn 85%).

Hà Nội

Hà Nội: Hơn 85% cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022

Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2022 (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5), có chủ đề "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản thực phẩm trong tình hình mới".

Trong quá trình thực hiện, ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội cũng cho biết mục tiêu chính đặt ra là "giải quyết kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm, củng cố niềm tin của người dân, giúp phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu.

Đáng chú ý, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị - xã hội".

Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022 Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022

Theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, trong quý I/2022, cơ quan chức năng đã thanh kiểm tra 14.755 cơ sở dịch vụ ăn uống; trong đó có 12.556 cơ sở đạt tiêu chuẩn (chiếm hơn 85%), còn lại gần 2.200 cơ sở có sai phạm bị nhắc nhở, xử phạt với số tiền gần 397 triệu đồng. Đối với các mẫu thực phẩm không an toàn, lực lượng chức năng cấp quận, huyện, thị xã đều đã tiến hành thu hồi, yêu cầu các cơ sở khắc phục tồn tại.

Ông Giang Sơn Hà, Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm cho biết, đối với các mẫu thực phẩm kiểm nghiệm nhanh, hiện chưa có căn cứ để xử phạt vi phạm khi phát hiện chỉ tiêu vượt ngưỡng an toàn, cơ quan chức năng địa phương chủ yếu chỉ dừng ở việc nhắc nhở.

Để có cơ sở đưa ra hình thức xử lý đối với mặt hàng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nhất là các sản phẩm tươi sống, cơ quan chức năng phải lấy mẫu gửi đi phân tích định lượng tại phòng thí nghiệm. Quá trình này thường mất 2 - 4 ngày, dẫn đến việc xử lý các vi phạm còn chậm trễ.

Phương pháp kiểm nghiệm nhanh bát đũa đã được rửa sạch hay chưaPhương pháp kiểm nghiệm nhanh bát đũa đã được rửa sạch hay chưa

Quận Bắc Từ Liêm là địa bàn có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống khá sầm uất của Hà Nội, với tổng số gần 4.000 cơ sở. Thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022”, lực lượng chức năng của quận đã tiến hành xét nghiệm nhanh đối với 856 mẫu thực phẩm (tinh bột, methanol, formaldehyt, hàn the, dấm vô cơ…) và ghi nhận 81 mẫu không đạt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo quy định.

Tại quận Cầu Giấy, kiểm tra Nhà hàng Libera (49 - Trung Hòa), lực lượng chức năng nhận thấy, một số sản phẩm nguyên liệu chế biến đóng hộp chỉ ghi ngày sản xuất nhưng không ghi hạn sử dụng, xét nghiệm nhanh bát đĩa chưa đạt yêu cầu… Còn tại Công ty cổ phần Thực phẩm Thiên Vương (30 - Nguyễn Khang), qua kiểm tra cho thấy, khu vực bán hàng, tủ bảo quản chưa có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ. Toàn bộ phần kho chưa được vệ sinh thường xuyên, chưa có giá kệ đầy đủ, sắp xếp chưa đảm bảo về mặt chất lượng.

Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022

Theo bà Nguyễn Thị Tô Hà, Phó trưởng phòng Y tế quận Cầu Giấy, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện vẫn còn tồn tại những cơ sở bày bán hàng hóa nhập khẩu không có tem nhãn phụ, bao bì, không đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm, không có dụng cụ bảo quản riêng thực phẩm sống, chín...

Cho rằng, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đã có những kết quả nhất định, song ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khẳng định, công tác xử phạt cần tiếp tục được tăng cường nhằm tạo sức răn đe. Cơ quan chức năng tuyến xã, phường, thị trấn cần quyết liệt hơn trong công tác phát hiện, xử phạt, tránh tâm lý ngại va chạm, buông lỏng trong quản lý, giám sát.

Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022 Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022 Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022 Hà Nội: Hơn 85% cơ sở đạt tiêu chuẩn trong đợt thanh tra quý I/2022

Trong thời gian tới, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả, thành phố sẽ đẩy mạnh phối hợp liên ngành: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp với lực lượng quản lý thị trường, công an. Đặc biệt, các đoàn thanh tra, kiểm tra không được nương tay với vi phạm an toàn thực phẩm. Thậm chí, sau khi xử lý, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm các quận, huyện, thị xã phải dành một thời gian nhất định để giám sát việc khắc phục sai phạm.

Sau khi thẩm định, cơ sở khắc phục được tồn tại, tuân thủ đầy đủ các quy định thì mới được phép cho hoạt động, nếu không phải có biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn. Các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an toàn sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

"Ngoài sự vào cuộc quyết liệt, tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của cơ quan quản lý, người tiêu dùng cần nói "không” với thực phẩm thiếu an toàn, đồng thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng…

Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội và đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của thành phố kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Cầu Giấy vào ngày 29/4 vừa qua

Phạm Mạnh

Phạm Mạnh