Tag

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng

Kinh tế 23/02/2020 08:08
aa
TTTĐ - Với mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội có 500 sản phẩm được đánh giá, phân hạng cấp thành phố và 100 sản phẩm được đánh giá, phân hạng cấp Quốc gia và triển khai ít nhất hai mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, Hà Nội không ngừng đẩy mạnh sản xuất và phát triển các sản phẩm OCOP. Cùng với đó, thành phố cũng phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng.

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng

Nón lá làng Chuông là một trong những sản phẩm tiêu biểu làng nghề truyền thống Hà Nội

Bài liên quan

Hà Nội đề xuất 6 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao

Phải thay đổi để OCOP là chương trình vì người dân

Hà Nội kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền

Hà Nội có thêm 31 xã thuộc 9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phát triển sản phẩm lợi thế

Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai (Hà Nội) được biết đến là một làng nghề làm nón cổ truyền Việt Nam có lịch sử hơn 300 năm vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Với tình yêu dành cho quê hương và niềm tự hào về một làng nghề truyền thống cổ của Việt Nam, những người nghệ nhân nơi đây vẫn đang ngày ngày cần mẫn, tỉ mỉ làm nên những chiếc nón mang đậm nét đẹp hồn quê, lưu giữ nét đẹp truyền thống của quê hương.

Nghệ nhân Lê Xuân Đạt (70 tuổi) là một trong số những người cao tuổi tại địa phương, luôn tìm cách gìn giữ và phát triển sản phẩm nón lá làng Chuông, cho biết: “Hành trình làm "sống lại” nghề làm nón cổ của gia đình tôi thật không đơn giản. Nhận thấy, nghề làm nón của làng đang ngày càng mai một, tôi đã quyết định gìn giữ nghề làm nón bằng những cách của riêng mình. Trong số các loại nón của làng, tôi tập trung vào việc gìn giữ chiếc nón quai thao bởi trong làng hiện nay còn rất ít người làm loại nón lá này.

Mặc dù nghề làm nón vốn đem lại thu nhập không nhiều so với làm những nghề khác nhưng gia đình tôi từ thế hệ cha ông đến thế hệ các con của tôi vẫn luôn nhắc nhở, cùng nhau giữ nghề. Cái nghề này nó tỉ mẩn lắm, làm nón mà suốt ruột thì không làm được. Trung bình một ngày, nếu người thợ làm nhanh, thành thạo các công đoạn cũng chỉ làm được khoảng 2 chiếc”.

Giờ đây, tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Đạt vẫn không ngừng sáng tạo. Ngày ngày, ông vẫn cần mẫn với công việc làm nón. Nghề làm nón cổ được ông phục hồi chẳng những giúp người thợ làng nón có thêm thu nhập, nâng cao giá trị của sản phẩm làng nghề mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn một nét văn hóa truyền thống của làng Chuông.

Nón lá làng Chuông được coi là một trong những sản phẩm OCOP có nhiều lợi thế của thành phố Hà Nội
Nón lá làng Chuông được coi là một trong những sản phẩm OCOP có nhiều lợi thế của thành phố Hà Nội

Theo nghệ nhân Lê Văn Tuy, một nghệ nhân trẻ tuổi đang ngày đêm tìm cách giữ gìn và phát triển làng nghề nón Chuông cho biết: Để làng nghề truyền thống không bị mai một theo thời gian, ngày nay các bậc cao niên trong làng vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón cho con cháu nên hầu hết trẻ con trong làng cứ lên 6 - 7 tuổi là đã được các cụ dạy khâu nón, thậm chí biết cầm kim khâu nón trước khi cầm bút học chữ.

Hiện nay gia đình nghệ nhân Lê Văn Tuy vừa kinh doanh vừa nhận dạy nghề làm nón và đón các đoàn du khách đến tham quan. Những năm gần đây, cùng với việc tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề, huyện Thanh Oai đang xây dựng một tour du lịch các làng nghề; trong đó có nghề nón làng Chuông. Ngoài ra, địa phương cũng thường xuyên quảng cáo và tuyên truyền các sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách thập phương tới tham quan, mua sắm.

Đẩy mạnh phát triển làng nghề, sản phẩm OCOP

Với sự vào cuộc chủ động của các sở, ngành, địa phương và chủ thể, đến nay 301 sản phẩm OCOP của 18 quận, huyện, thị xã đã được thành phố đánh giá, phân hạng. Cụ thể, Hà Nội có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Trung ương công nhận là sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; 207 sản phẩm được thành phố cấp 4 sao và 88 sản phẩm được thành phố phân hạng 3 sao. Hiện tại, Hà Nội cũng có trên 100 sản phẩm khác cũng đã hoàn thiện hồ sơ, đang trong quá trình đánh giá cấp quận, huyện để tiếp tục trình thành phố xem xét.

Mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên việc phát triển các sản phẩm OCOP của Hà Nội vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế. Đơn cử như chưa có nhiều sản phẩm địa phương xây dựng được thương hiệu. Sản phẩm có hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh thấp. Đặc biệt, “câu chuyện” sản phẩm còn sơ sài, chưa gắn kết được lịch sử, văn hóa của địa phương với công nghệ sản xuất…

Bên cạnh tiềm năng phát triển còn rất lớn, các sản phẩm OCOP cũng đứng trước nguy cơ cạnh tranh từ hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng có giá rẻ. Trong khi hệ thống giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường Hà Nội nói riêng, cả nước nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu…

Trước thực trạng này, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Bên cạnh mục tiêu đẩy mạnh số lượng, chất lượng sản phẩm theo kế hoạch, thành phố sẽ tập trung thực hiện có hiệu quả các nội dung theo ý kiến chỉ đạo thực hiện điểm Chương trình OCOP Quốc gia.

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành một thương hiệu có sức thu hút, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng
Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành một thương hiệu có sức thu hút, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng

Trọng tâm là Hà Nội sẽ tổ chức 6 sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ), tại Không gian văn hoá - ẩm thực phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ. Đồng thời, thành phố xây dựng một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, sinh thái nông nghiệp. 4 địa điểm dự kiến sẽ là: Phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) và xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây).

Cũng theo ông Chí, Hà Nội đang đẩy nhanh các bước nhằm tiến tới xây dựng mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái tại huyện Đông Anh; Đồng thời, tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, phấn đấu đưa OCOP trở thành một thương hiệu có sức thu hút, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghề giới thiệu sản phẩm OCOP, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Sở Công thương sẽ tiếp tục triển khai việc nâng cấp điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại phòng trưng bày sản phẩm làng nghề tại 176 Quang Trung, Hà Đông thành điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của thành phố; triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công thành phố năm 2020, trong đó, tập trung hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm đạt và nâng cao tiêu chuẩn hạng OCOP theo quy định.

Bên cạnh đó, Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai phát triển hình thức thương mại điện tử trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam với các nhà phân phối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên.

Nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, sản phẩm OCOP, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương, trước mắt, Sở Công thương đã giao các đơn vị trực thuộc bám sát Chương trình OCOP của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và UBND thành phố Hà Nội để tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Ngoài ra, Sở cũng đang triển khai khảo sát lựa chọn địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 đảm bảo đúng tiến độ thời gian và hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và UBND TP Hà Nội.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời kỳ mới Thị trường - Tài chính

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vững vàng bước vào thời kỳ mới

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII, cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) và lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được nhiều kết quả thắng lợi.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm mạnh nào để phát triển kinh tế? Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm mạnh nào để phát triển kinh tế?

TTTĐ - Sau hơn 10 năm (giai đoạn 2011- 2020) triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII, cùng với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2010-2015) và lần thứ VI (nhiệm kỳ 2015-2020) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều thành quả, kinh nghiệm, đúc kết giúp tỉnh phát triển trong giai đoạn mới 2021 - 2030.
Đột phá chiến lược để Bình Dương phát triển bứt tốc Thị trường - Tài chính

Đột phá chiến lược để Bình Dương phát triển bứt tốc

TTTĐ - Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi 3 khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải được triển khai quyết liệt, có chuyển biến thực sự trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2024.
Sitto Việt Nam chính thức vào thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng Sản phẩm - Dịch vụ

Sitto Việt Nam chính thức vào thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam (Sitto Animal Health) chính thức là nhà phân phối độc quyền dòng sản phẩm của VetSynova - Thái Lan tại thị trường thức ăn, chăm sóc thú cưng Việt Nam.
CEO An Gia (AGG): "Thận trọng và ứng phó giúp tập đoàn đứng vững" Doanh nghiệp

CEO An Gia (AGG): "Thận trọng và ứng phó giúp tập đoàn đứng vững"

TTTĐ - Nhờ kiên trì mục tiêu nhà ở tầm trung, ưu tiên tiện ích cho cư dân… các dự án của tập đoàn BĐS An Gia (Mã Chứng khoán: AGG) có tỷ lệ hấp thụ tốt, doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán Thị trường - Tài chính

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024.
Các chiến lược giúp xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập cho doanh nghiệp Doanh nghiệp

Các chiến lược giúp xây dựng văn hóa đa dạng và hòa nhập cho doanh nghiệp

TTTĐ - Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập trong nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều này đòi hỏi sự tiếp cận nhất quán, chiến lược cụ thể và cam kết dài hạn.
PV GAS CNG bắt đầu cung cấp LNG tới khách hàng Doanh nghiệp

PV GAS CNG bắt đầu cung cấp LNG tới khách hàng

TTTĐ - PV GAS CNG - đơn vị thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam chính thức cung cấp LNG tới khách hàng từ Khu công nghiệp Thuận Đạo - Long An.
Bia Saigon vinh danh và thúc đẩy thể thao Việt Nam Doanh nghiệp

Bia Saigon vinh danh và thúc đẩy thể thao Việt Nam

TTTĐ - Với cam kết đóng góp cho sự phát triển của thể thao, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã tích cực chung tay hỗ trợ tài năng thể thao với những hoạt động thiết thực và ý nghĩa.
Họp mặt khách hàng Sitto Việt Nam khu vực Đồng Nai Doanh nghiệp

Họp mặt khách hàng Sitto Việt Nam khu vực Đồng Nai

TTTĐ - Công ty TNHH Sitto Việt Nam vừa tổ chức buổi họp mặt khách hàng khu vực Đồng Nai. Tham dự sự kiện, ngoài ban lãnh đạo công ty còn có đại diện nhà phân phối, đại lý bán hàng trong khu vực.
Xem thêm