eMag azine
22/08/2022 11:38
Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm

22/08/2022 11:38

TTTĐ - Từ năm 2016, phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân được biết đến là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau 6 năm, nhiều hạng mục như cải tạo vỉa hè, lòng đường, cây xanh... mà nổi bật là biển hiệu "đồng phục" giờ đã không còn giữ được những quy chuẩn cũ.

Hà Nội

TTTĐ - Từ năm 2016, phố Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân được biết đến là tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau 6 năm, nhiều hạng mục như cải tạo vỉa hè, lòng đường, cây xanh... nổi bật là biển hiệu "đồng phục" giờ đã không còn giữ được những quy chuẩn cũ.

--------------

Với nỗ lực xây dựng, chỉnh trang bộ mặt đô thị, năm 2016, thành phố Hà Nội đã thí điểm tuyến phố kiểu mẫu tại phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) với lòng đường được mở rộng gấp 3 lần, trồng thêm nhiều cây xanh đô thị cũng như đồng bộ hóa biển hiệu. Chính điều này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận suốt một thời gian dài.

Anh Quang Tùng - nhân viên một cửa hàng trên phố Lê Trọng Tấn cho biết: “Biển hiệu đồng bộ hai màu xanh, đỏ và kiểu cách cùng phông chữ khiến nhiều người khó tìm ra cửa hàng. Khách hàng cũng khó có ấn tượng để quay lại với cơ sở kinh doanh hơn”.

Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm

Ghi nhận tại phố Lê Trọng Tấn những ngày cuối tháng 8/2022 cho thấy, nhiều chủ cửa hàng đã không ngần ngại lắp đặt biển quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp chèn lên biển, bảng gốc.

Trong thời gian đầu phố kiểu mẫu này đi vào sử dụng đã nhận được ý kiến tích cực về tuyến phố văn minh vỉa hè rộng rãi, lòng đường thông thoáng không còn tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đi vào hoạt động, đã có nhiều tình huống bi hài xảy ra tại khu phố mà phóng viên đã ghi nhận được.

Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, anh Minh (35 tuổi), chủ một cửa hàng kinh doanh đồ thể thao cho biết, cửa hàng của anh mới chuyển về đây gần một năm nhưng chủ yếu phục vụ khách quen, khách vãng lai thì rất ít. Mặt hàng kinh doanh là hàng hãng và phải treo biển cùng logo theo hãng sản phẩm mà anh làm đại lý thành ra trước đây để treo được biển, anh Minh đã phải nhiều lên phường làm thủ tục chứng minh là đại lý của hãng.

Theo chia sẻ của anh Minh, ở tuyến phố này cũng có nhiều chuyện bi hài xảy ra. Khách đến đây phải chăm chú nhìn số nhà hoặc phải “nhớ như in” số nhà thì mới tìm được cửa hàng. Mỗi lần khách tìm được đến số nhà cũng than thở phải căng mắt ra nhìn vì biển nào cũng xanh xanh, đỏ đỏ rất dễ nhầm lẫn.

Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm

Chính từ những ý kiến về biển hiệu của tuyến phố kiểu mẫu, nhiều chủ cơ sở kinh doanh trên phố Lê Trọng Tấn đã thay đổi biển hiệu cửa hàng. Tuyến phố kiểu mẫu giờ đây sau 6 năm đã chẳng khác gì những con phố thông thường.

Biển Hội trường Hội Cựu chiến binh tổ dân phố cũng có bộ “đồng phục” với các biển hiệu khácBiển hội trường Hội Cựu chiến binh tổ dân phố cũng có bộ “đồng phục” với các biển hiệu khác

Ngoài vấn đề biển hiệu các hộ kinh doanh, ông Nguyễn Văn Thuyết - người dân sống tại ngõ 210 phố Lê Trọng Tấn còn cho biết, việc đồng bộ biển của hội trường, nhà văn hóa giống với các cửa hàng khiến mất đi những nét riêng của khu dân cư.

Bên cạnh biển hiệu, phố Lê Trọng Tấn nay còn xuất hiện tình trạng tận dụng vỉa hè, gốc cây làm nơi kinh doanh cùng nhiều công trình xây mới “mọc” lên theo kiểu “thò thụt” khiến hình ảnh tuyến phố kiểu mẫu trở nên mờ nhạt dần trong ký ức người dân nơi đây.

Được biết tuyến đường Lê Trọng Tấn mở rộng có chiều dài hơn 1,5km, điểm đầu giao với đường Tôn Thất Tùng kéo dài, điểm cuối giao với đường phía đông sông Lừ. Ngày 7/5/2016, tuyến đường này chính thức thông xe, tổng mức đầu tư dự án gần 225 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố, do Sở Giao thông vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư.

Phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) được xem là tuyến đường kiểu mẫu của Hà Nội, bởi các biển hiệu kinh doanh dọc con đường được thiết kế đồng bộ về màu sắc và kích thước. Ở phố này, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp được sử dụng mẫu biển hiệu chung do chính quyền quy định. Cụ thể, biển quảng cáo phải có chiều cao so với mặt đất 3,2m - 3,3m, màu sơn chỉ được sử dụng hai màu xanh và màu đỏ, chiều cao bảng biển hiệu là 1,1m.
Hà Nội: Phố "kiểu mẫu" Lê Trọng Tấn biến tấu đủ kiểu sau 6 năm

Bài viết: Phạm Mạnh

Phạm Mạnh