Thứ bảy 02/12/2023 22:55 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Hà Nội sắp xây thêm cầu vượt sông Hồng

Đô thị -
In bài viết

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng với tổng mức đầu tư dự kiến 3.443 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP Hà Nội đang được công khai tham vấn đánh giá tác động môi trường.

Trường Sa luôn gần gũi trong trái tim người Hà Nội Nghi phạm bắt cóc, sát hại cháu bé 2 tuổi ở Gia Lâm đã tự tử Giới trẻ Hà Nội đổ xô check in phố đi bộ “trời Âu”

Dự án cầu Vân Phúc được HĐND TP Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị Quyết số 29/2022, tổng mức đầu tư dự kiến 3.443 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.

Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án dự kiến khởi động vào quý II/2024, hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2027.

Hà Nội sắp xây thêm một cầu vượt qua sông Hồng
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của Nhân dân

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Phúc đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tham vấn cộng đồng.

Dự án được thực hiện trên địa bàn các xã Phụng Thượng, Long Xuyên, Xuân Đình và Vân Phúc (huyện Phúc Thọ) với tổng chiều dài 7,76km.

Điểm đầu tuyến nằm tại vị trí giao cắt với Quốc lộ 32, điểm cuối nằm tại vị trí ranh giới hành chính giữa Hà Nội và Vĩnh Phúc.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án hơn 34,9ha. Trong đó, có 17,1ha đã được Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường đền bù và giải phóng mặt bằng, trùng với dự án đường trục kinh tế xã hội Bắc - Nam.

Phần cầu chính vượt sông, cầu cạn vượt vùng lòng Hồ Vân Cốc và cầu dẫn phía Hà Nội rộng 20,5m. Quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Riêng phần đường nối từ Quốc lộ 32 đến cầu cạn vượt lòng hồ Vân Cốc rộng 32m, quy mô 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Việc xây dựng cầu Vân Phúc nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại của Nhân dân, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành lân cận trong vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Cầu Vân Phúc là một trong 10 cầu qua sông Hồng được xây dựng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Trong đó, 9 cầu còn lại gồm cầu: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên.

Hoàng Duy
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Becamex & VNTT được vinh danh

Becamex & VNTT được vinh danh

TTTĐ - Ngày 30/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Becamex IDC & VNTT được xướng tên tại lễ trao giải thưởng "Thành phố thông minh Việt Nam" – Vietnam Smart City Award 2023 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức, trong khuôn khổ hội nghị thành phố thông minh Việt Nam 2023, thưởng thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức từ năm 2020.
Tin khác
[Xem thêm]
Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC...

Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC...

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền mỗi học sinh sẽ trở thành một chiến sĩ nhỏ, tuyên truyền viên tích cực lan tỏa đến gia đình và cộng đồng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Mong ước phía sau những tuyến đường được mở rộng... nửa chừng

Mong ước phía sau những tuyến đường được mở rộng... nửa chừng

TTTĐ - Quy hoạch lộ giới, mở rộng các tuyến đường, hẻm giúp nhiều khu dân cư tại Thủ Đức nói riêng và TP HCM nói chung trở nên khang trang. Đường và hẻm mở rộng không chỉ làm phố xá sạch đẹp, thông thoáng mà còn giúp giải quyết việc lưu thông trong những tình huống khẩn cấp như cứu thương, cứu hỏa…
Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị

TTTĐ - Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, TP.
Mô hình TOD - Lối ra cho phát triển đường sắt đô thị

Mô hình TOD - Lối ra cho phát triển đường sắt đô thị

TTTĐ - Góp ý vào Điều 39 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng TOD, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để Hà Nội phát triển đô thị, góp phần giảm tắc đường, là hướng ra để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị.
Xem phiên bản di động