Tag

Hàn Quốc giải bài toán việc làm bằng xuất khẩu lao động

Quốc tế 17/05/2019 16:48
aa
TTTĐ - Cho Min-kyong tự hào có bằng kỹ sư tại một trong những trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc. Cô cũng từng giành giải thưởng thiết kế trong trường và điểm tiếng Anh luôn ở mức hoàn hảo. Tuy nhiên, cô đã rơi vào cảnh chán nản và tuyệt vọng khi tất cả 10 đơn xin việc của cô, bao gồm cả ứng tuyển vào hãng Hyundai Motor đều bị từ chối vào năm 2016.

Hàn Quốc giải bài toán việc làm bằng xuất khẩu lao động

Bài liên quan

Triều Tiên đối mặt nguy cơ thiếu lương thực do hạn hán

Cuba quay lại thời kỳ tem phiếu

Indonesia: 5 người chết, nhiều người bị mắc kẹt trong vụ sập mỏ vàng

Mỹ ra danh sách 300 tỷ USD hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế tiếp

Vương quốc Anh tìm kiếm nhân sự y tế châu Á

Ngôi làng dành riêng cho phụ nữ Syria

Giá đất trên trời cho… người đã khuất

Bí mật nhà hoang và tiền vô chủ tại Nhật

Sáu tháng sau, một cơ hội bất ngờ đến với Cho Min-kyong từ nước láng giềng Nhật Bản. Cô nhận được lời mời làm việc từ Nissan Motor và hai công ty Nhật Bản khác sau khi tham gia hội chợ việc làm do Chính phủ Hàn Quốc tổ chức. Sự kiện này cũng là cơ hội để kết nối lao động chất lượng cao tại xứ sở kim chi với các nhà tuyển dụng nước ngoài.

“Không phải là tôi không đủ năng lực mà thực tế tại Hàn Quốc hiện nay có quá nhiều người tìm việc giống như tôi. Đó là lý do mọi người đều thất bại. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ hội việc làm khác bên ngoài Hàn Quốc”, cô Cho chia sẻ.

Tỷ lệ thất nghiệp cao

Đối mặt với khủng hoảng việc làm chưa từng có ở quê nhà, nhiều thanh niên Hàn Quốc hiện đang đăng ký các chương trình do Chính phủ tài trợ. Họ mong muốn tìm được công việc phù hợp ở nước ngoài trong bối cảnh sinh viên ra trường thất nghiệp tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang ngày một tăng.

Các chương trình do Chính phủ Hàn Quốc triển khai như K-move đã giúp kết nối thanh niên Hàn Quốc tiếp cận với các công việc chất lượng cao tại 70 quốc gia trên thế giới, giúp tìm việc cho 5.783 sinh viên vào năm ngoái, nhiều hơn gấp ba lần so với 2013 - năm đầu tiên chương trình triển khai.

Trong số đó, 1/3 đã tới Nhật Bản, đất nước đang trải qua giai đoạn thiếu lao động trầm trọng, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong vòng 26 năm qua; khoảng 1/4 là đến Mỹ nơi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ, theo một thống kê hồi tháng 4.

Không giống các chương trình việc làm tại một số quốc gia, Chính phủ Hàn Quốc không đặt ra bất kỳ điều kiện nào đối với người lao động làm việc ở nước ngoài. Tại Singapore, người lao động phải cam kết trở về nước, làm việc cho Chính phủ trong vòng 6 năm.

“Chảy máu chất xám không phải là vấn đề khiến Chính phủ lo lắng vào lúc này. Thay vào đó, họ muốn ngăn chặn nguy cơ thanh niên rơi vào tình trạng thất nghiệp và nghèo đói, cho dù điều này đồng nghĩa với việc chính phủ phải đưa nhiều lao động trẻ ra nước ngoài”, ông Kim Chul-ju, Phó trưởng khoa tại Học viện Ngân hàng Phát triển châu Á nói.

Theo thống kê, năm 2018, Hàn Quốc tạo ra số lượng việc làm thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chỉ với 97.000 việc làm. Năm 2013, gần 1/5 thanh niên Hàn Quốc thất nghiệp, cao hơn mức trung bình 16% của các quốc gia trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo dữ liệu của Chính phủ, tính đến tháng 3/2019, cứ 4 thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 15 - 29 thì có một người không có việc làm.

Nghịch lý thị trường lao động

Có một nghịch lý đang xảy ra tại Hàn Quốc, trong khi ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp phải chuyển ra nước ngoài làm việc thì các công ty trong nước phải tuyển dụng người nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu hụt công nhân cổ cồn xanh (những người lao động chân tay).

Hàn Quốc là quốc gia mà tỷ lệ thanh niên có trình độ học vấn cao nhất trong khối OECD, với 3/4 học sinh phổ thông học lên đại học, so với mức trung bình là 44,5%.

Ban Ga-woon, nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Viện Giáo dục và Đào tạo nghề Hàn Quốc, cho biết, nước này đang phải trả giá cho việc bảo vệ quá mức các công việc lương cao mà nhẹ nhàng. Kết quả là có quá nhiều người học cao mà số lượng công việc thì hạn chế.

Thanh niên Hàn Quốc tìm việc tại Hội chợ việc làm Nhật Bản được tổ chức tại Seoul. Ảnh: Reuters
Thanh niên Hàn Quốc tìm việc tại Hội chợ việc làm Nhật Bản được tổ chức tại Seoul. Ảnh: Reuters

Dù thất nghiệp, đa số người trẻ Hàn Quốc đều từ chối những công việc lao động chân tay. “Họ nghĩ những công việc đó không phù hợp. Vì vây, tôi buộc phải thuê lao động nước ngoài”, ông Lim Chae-wook, quản lý của nhà máy sản xuất máng cáp ở Ansan, Tây Nam Seoul than thở.

Hiện có hơn 20 công nhân đến từ Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy của ông.

Kim Yong-gu, Giám đốc điều hành Hyundai Hitech, một nhà cung cấp của Kia Motor, tại thành phố Gwangju phía Tây Nam Hàn Quốc cho biết, thuê công nhân nước ngoài tiêu tốn nhiều chi phí hơn nhưng ông không có lựa chọn khác vì không thể tìm đủ nhân công địa phương để lấp vào chỗ trống. Ông Kim chia sẻ: “Chúng tôi trả tiền ăn, ở và các chi phí khác để giữ chân họ”.

Trong số 70 nhân viên đang làm việc, có 13 người là công dân Indonesia. Những người này ăn ngủ tại một tòa nhà được xây dựng ngay bên cạnh nhà máy.

Xuất khẩu lao động có phải là “màu hồng”?

Đối với những người thoát khỏi thị trường việc làm khó khăn ở Hàn Quốc, không phải tất cả đều màu hồng.

Một số người tìm được việc làm ở nước ngoài nhờ chương trình của Chính phủ cho biết, họ phải làm những việc như rửa chén bát ở Đài Loan, chế biến thịt ở vùng nông thôn Australia hay bị thông tin sai về mức lương và điều kiện làm việc.

Lee Sun-hyung là vận động viên điền kinh 30 tuổi. Thông qua chương trình K-move, cô đã đến Sydney để làm huấn luyện viên bơi lội vào năm 2017. Tuy nhiên, cô chỉ kiếm được ít hơn 600 AUD (khoảng 419 USD), tức là bằng 1/3 những gì người môi giới của Chính phủ đã hứa hẹn với cô khi ở Seoul.

“Đây không phải là những gì tôi từng hy vọng. Tôi thậm chí không đủ khả năng để trả tiền thuê nhà”, Lee nói. Cuối cùng, cô phải làm thêm công việc lau cửa sổ bán thời gian tại một cửa hàng thời trang trước khi quay trở về quê nhà sau chưa đầy một năm.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết họ đang lập một danh sách đen của những người sử dụng lao động và cải thiện quy trình kiểm tra để ngăn chặn sự tái diễn của những trường hợp như vậy. Bộ Lao động Hàn Quốc cũng thành lập trung tâm hỗ trợ và báo cáo để giải quyết tốt hơn các vấn đề của người lao động làm việc tại nước ngoài.

Trên thực tế, nhiều người tham gia các chương trình này đã mất liên lạc khi ra nước ngoài làm việc. Theo một cuộc khảo sát năm 2017, gần 90% sinh viên sau khi tốt nghiệp ra nước ngoài làm việc với sự giúp đỡ của Chính phủ trong khoảng thời gian 2013 - 2016 đã không phản hồi cho Bộ Lao động về nơi ở của họ hay việc thay đổi thông tin liên lạc.

Tuy nhiên, thị trường việc làm nghiệt ngã tại quê nhà vẫn đang thúc đẩy nhiều người Hàn Quốc tham gia chương trình này mỗi năm. Chính phủ cũng đã tăng ngân sách liên quan nhằm hỗ trợ nhu cầu ngày càng gia tăng, từ 57,4 tỷ won (khoảng 48,9 triệu đô la Mỹ) trong năm 2015 lên 76,8 tỷ won vào năm 2018.

Huh Chang, người đứng đầu văn phòng phát triển tài chính thuộc Bộ Tài chính Hàn Quốc, đơn vị đồng quản lý chương trình đào tạo nghề cho người lao động ở nước ngoài cùng với Bộ Lao động cho biết, Seoul phải tiếp tục thực hiện các chương trình này vì có quá nhiều cử nhân thất nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ không mở rộng dự án tới mức chúng ta phải lo ngại về nạn chảy máu chất xám.

Đọc thêm

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc Thế giới 24h

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà thăm trụ sở Liên hợp quốc

TTTĐ - Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà đã đến thăm trụ sở Liên hợp quốc tại New York, sau khi làm giám khảo cuộc thi Hoa hậu Môi trường Mỹ. Chuyến đi khiến cô hiểu biết hơn về những sứ mệnh mình được trao trong nhiệm kì đội vương miện Hoa hậu.
Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công Thế giới 24h

Các hãng vận tải biển phải khai báo thông tin, tránh bị tấn công

TTTĐ - Các nhà khai thác vận tải biển buộc phải khai báo thông tin để tránh bị tấn công do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện tại Biển Đỏ.
Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật Thế giới 24h

Tàu đổ bộ mặt trăng gặp sự cố kỹ thuật

TTTĐ - Tàu đổ bộ mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong hơn 5 thập kỷ qua đã gặp sự cố bất thường sau khi tách khỏi tên lửa. Điều này khiến tàu không thể hướng các tấm pin mặt trời của mình về phía mặt trời.
10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023 Thế giới 24h

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023

TTTĐ - 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2023
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới Thế giới 24h

Kỳ vọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới

Theo Thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 12/12, dư luận hai nước đều kỳ vọng chuyến thăm này sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam phát triển và đạt đến tầm cao mới.
Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư Thế giới 24h

Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư

TTTĐ - Bộ Nội vụ Anh đặt mục tiêu trong những năm tới, số lao động nhập cư ròng ít hơn 300.000 người so với số lao động bản địa ra nước ngoài làm việc.
Xem thêm