Tag

Hàn Quốc: Số phận những người già chật vật mưu sinh

Nhìn ra thế giới 12/02/2019 15:29
aa
TTTĐ - Ở tuổi 70, Son cũng chẳng đòi hỏi gì nhiều. Nhiều người cao tuổi sống tại thủ đô Seoul như ông Son chỉ mong kiếm 10.000 won tức là khoảng 9 đô la Mỹ (Khoảng 200.000 VNĐ) một ngày để trang trải cho cuộc sống. “Đó là tất cả những gì tôi cần”, ông thốt lên nghẹn ngào.

Hàn Quốc: Số phận những người già chật vật mưu sinh

Nhiều người già tại Hàn Quốc kiếm sống bằng cách thu thập giấy và phế liệu.

Bài liên quan

"Em bé Napalm" Kim Phúc nhận giải thưởng vì hòa bình của Đức

Phần Lan: Đất nước hạnh phúc nhất thế giới đang đau đầu vì vấn đề việc làm

Trong thời đại kỷ nguyên số, những ki-ốt hè phố ở Tây Ban Nha sẽ tồn tại được bao lâu?

Bộ Ngoại giao thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam

Tổng thống Trump thông báo hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Việt Nam

Tỷ lệ tự tử cao

Mỗi ngày ông Son đều đi tới công viên Pagoda Park nằm ở thủ đô Seoul, nơi ông và người bạn của mình mua vài tô súp có giá 2.500 won (Khoảng 52.000 VNĐ) cho bữa trưa, súp lạnh ngắt. Son chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng đây là đồ ăn rẻ nhất ở đất nước này”, người đàn ông này cũng chỉ tiết lộ tên họ của mình. “Sau đó chúng tôi đi uống loại cà phê có giá 200 won (Khoảng 4.200 VNĐ)”

Mỗi tháng ông Son lĩnh 250.000 won (Khoảng 5,2 triệu VNĐ) lương hưu từ quỹ lương hưu chính phủ nhưng sau khi trừ đi các loại hóa đơn, người đàn ông này chỉ còn lại một ít tiền để sống. “Tôi thậm chí không thể sưởi ấm cho căn phòng ở mức mà tôi muốn. Tôi chỉ dám bật lên một chút rồi lại tắt đi ngay để tiết kiệm tiền điện”.

Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ người già sống ở mức đói nghèo cao nhất OECD.
Hàn Quốc là quốc gia có tỷ lệ người già sống ở mức đói nghèo cao nhất OECD.

Tuy nhiên, ở một đất nước đang già đi nhanh chóng và một cuộc cải cách vấn đề lương hưu vốn rất chậm chạp, Son có thể là một trong số những người may mắn hơn.

Khi các thế hệ trẻ từ bỏ truyền thống Nho giáo vốn coi trọng việc chăm sóc người lớn tuổi và tệ hơn Chính phủ đang thể hiện sự chậm chạp trong việc giải quyết vấn nạn tỷ lệ tự tử cao ở những người già tại Hàn Quốc.

Trong năm 2017, tỷ lệ tự tử trên 100.000 người lên tới 48.8 ở những người có độ tuổi quanh 70 và tỷ lệ này thậm chí còn lên tới 70 ở những người ở độ tuổi 80 hoặc già hơn, theo số liệu thống kê của Trung tâm Phòng chống Tự tự Hàn Quốc (trung tâm này trực thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội). Tỷ lệ tự tử trung bình của Hàn Quốc là 24.3 người trên 100.000 người.

Tình hình tồi tệ hơn nhiều so với Nhật Bản, quốc gia cũng có vấn đề về tỷ lệ lão hóa cao ở châu Á, nơi mà gánh nặng phúc lợi xã hội ngày càng tăng là mối lo ngại thường trực đối với các nhà hoạch định chính sách. Dữ liệu của OECD cho thấy, năm 2015, 45,7% người Hàn Quốc trên 65 tuổi sống trong đói nghèo – tỷ này cao nhất trong số tất cả các thành viên OECD và Nhật Bản nơi có tỷ lệ chỉ 19,6%.

Sự lúng túng của Chính phủ

Trong khi tổng thống Moon Jae-in đang nỗ lực để thay đổi hệ thống tiền lương, vốn được coi là một trong những hệ thống yếu kém nhất tại Châu Á, vấn đề nhức nhối này sẽ làm khổ sở các chính trị gia trong nhiều thập kỷ tới.

Cho Hyun-yun, một nhà nghiên cứu tại Đại học Dongguk, Seoul, cho rằng: “Sự bất lực và thiếu trách nhiệm của hệ thống chính trị Nhà nước và Chính phủ là lý do đằng sau tỷ lệ nghèo đói và tự vẫn cao nhất ở những người cao tuổi”. “Điều quan trọng là các đảng phái chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nghèo đói của người cao tuổi.”

Thế hệ người Hàn Quốc bây giờ ở độ tuổi 60 và 80 là thế hệ cuối cùng đã nhận nhận được sự giúp đỡ về mặt tài chính của cha mẹ và bây giờ, nói rộng ra, cũng là thế hệ đầu tiên không nhận được sự giúp đỡ của con cái của mình. “Thế hệ của con tôi không có khái niệm gì về việc phải giúp đỡ cha mẹ” Kang, người đàn ông chỉ tiết lộ tên họ của mình đã phải thốt lên như vậy. “Tôi không thể hỏi con trai hay con dâu tôi giúp đỡ mình chút tiền bạc”

Nhiều người cao tuổi tại Seoul chỉ dám uống những tách cà phê từ máy bán hàng tự động có giá khoảng 200 won (4.200 đồng).
Nhiều người cao tuổi tại Seoul chỉ dám uống những tách cà phê từ máy bán hàng tự động có giá khoảng 200 won (4.200 đồng).

Kim Yu-kyung, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, nhận xét: “Cấu trúc gia đình của Hàn Quốc đã trở nên nhỏ hơn, với xã hội ngày càng cá nhân hóa. Mọi người tin rằng nhà nước có thể và nên hỗ trợ người già chứ không phải gia đình.”

Tuy nhiên cho đến lúc này, nhà nước cũng đang thất bại nặng nề trong vấn đề này.

Hệ thống lương hưu của Hàn Quốc đã nhận được điểm D trong Chỉ số Hưu trí Toàn cầu Melbourne Mercer 2018, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ, điều đó có nghĩa rằng có những điểm yếu và thiếu sót lớn cần được giải quyết.

“Người Hàn đang chịu tổn thương do hệ quả của một trong những hệ thống lương hưu yếu kém nhất, khi so với mức lương bình quân thì mức lương hưu ở con số rất thấp chỉ bằng 6%” theo ông David Anderson, chủ tịch của Mercer.

Vấn đề càng trở nên tồ tệ hơn khi nhiều công ty của Hàn Quốc buộc người lao đông chấp nhận nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 50, mặc dù tuổi nghỉ hưu theo luật là 60. Điều này có nghĩa là người lao động sẽ mất đi thêm thu nhập của 1 thập kỷ.

Tổng thống Moon hy vọng sẽ giành được sử ủng hộ của những người lớn tuổi nhiều hơn trong cuộc tổng tuyển cử vào năm sau và cuộc chạy đua tổng thống vào năm 2022, đã tăng mức lương hưu cơ bản – lương hưu chính phủ quy định bắt buộc đối với những người từ độ tuổi 65 – mức lương hưu cơ bản hiện nay là 250.000 (Khoảng 5,2 triệu VNĐ) được tăng thêm 50,000 tức là tổng mức lương hưu cơ bản hàng tháng mới sẽ là 300.000 won (Khoảng 6,2 triệu). Mức tăng này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4.

Bộ phúc lợi cũng đang thúc đẩy cải cách lương hưu quốc gia, một quỹ lương hưu riêng được phân bổ từ nguồn tiền bởi các khoản thanh toán được thực hiện trong suốt quá trình làm việc của người lao động. Quỹ lương hưu này được tạo ra vào năm 1988 và trở thành bắt buộc vào năm 1999 và việc lập ra quỹ này quá muốn khiến khiến nhiều người cao niên buộc phải dựa vào điều khoản hưu trí cơ bản của Chính phủ.

Bài toán chưa có lời giải

Nhưng trong khi các nhà lập pháp đang còn nghiền ngẫm, thì những người cao tuổi đang phải vật lộn cóp nhặt, đặc biệt là những người già bên ngoài các thành phố lớn.

Thống kê tự tử từ trung tâm phòng ngừa cho thấy sự phân chia địa lý rõ ràng. Seoul có tỷ lệ thấp nhất là 18.1 trên 100.000 người trong năm 2017, trong khi con số của tỉnh Nam Chungcheong lên tới 26.2. Các chuyên gia cho rằng điều này là thiếu sự hỗ trợ cho các vùng.

Choi Myung-min, Giáo sư về Phúc lợi Xã hội tại Đại học Baekseok ở Cheonan, Nam Chungcheong cho rằng: “Có rất ít cơ sở y tế hoặc văn hóa nơi người cao tuổi có thể yêu cầu để được giúp đỡ trong khu vực. Những người không thể làm việc đã bị bỏ rơi khỏi cộng đồng”.

Người cao tuổi Hàn Quốc tuần hành trong một cuộc biểu tình đòi cải thiện hệ thống lương hưu và trợ cấp xã hội.
Người cao tuổi Hàn Quốc tuần hành trong một cuộc biểu tình đòi cải thiện hệ thống lương hưu và trợ cấp xã hội.

Nhận thức được điều này, Thủ tướng Lee Nak-yon tháng trước đã ra lệnh cho các thành viên Nội các thành lập một hệ thống mà theo đó chính quyền Trung ương và các Thành phố sẽ hợp tác để ngăn chặn các vụ tự tử của người già. “Người già bị tổn thương do nghèo đói, bệnh tật, cô lập và đau đớn về cảm xúc”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng điều cần thiết là phải tìm cách để xoa dịu những nỗi đau này như là một giải pháp để ngăn ngừa tự tử.”

Nhưng thật khó để tìm ra câu trả lời dễ dàng ở một đất nước nơi mà những người trẻ tuổi cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên đã dao động khoảng 8%, cao hơn mức trung bình quốc gia. Điều này có nghĩa là những người như Lee Sang-kye 70 tuổi thường không thể tìm được các công việc tại các cửa hàng hoặc nhà hàng, vì những công việc đó nhanh chóng được lấp đầy bởi những người tìm việc trẻ hơn.

Lee kiếm được khoảng 6.000 won (khoảng 124.000 VNĐ) mỗi ngày bằng cách bán giấy và hộp đã qua sử dụng mà ông nhặt nhạnh được trên các con phố ở Thủ đô Seoul. Nó chỉ đủ để giúp ông sống sót.

“Tôi chỉ có thể mua một số loại rau để chế biến thêm các món ăn phụ”, ông nói. “Tôi nhận được 250.000 won (Hơn 5 triệu VNĐ) mỗi tháng từ quỹ lương hưu quốc gia tức là tiền tôi đã đóng góp vào quỹ hưu trí khi tôi còn đi làm, nhưng tôi không đủ điều kiện hưởng lương hưu cơ bản vì tôi sở hữu một ngôi nhà.”

Có thể dễ dàng nhìn thấy rằng “Chẳng có được bao nhiêu tiền để trang trải cho các chi phí sinh hoạt của mình” ông chia sẻ.

Tin liên quan

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm