Tag

Hàng loạt sai phạm của lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả

Bạn đọc 17/09/2019 21:51
aa
TTTĐ - Bộ Y tế, Cục Quản lý dược được Thanh tra Chính phủ chỉ ra đã thiếu trách nhiệm liên quan đến sai phạm vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả...

Hàng loạt sai phạm của lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả

Bộ Y tế

Bài liên quan

Kiến nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả

Vụ thuốc ung thư giả: Bắt tạm giam nguyên lãnh đạo Công ty CP VN Pharma

Hàng loạt sai phạm của lãnh đạo Bộ Y tế vụ VN Pharma bán thuốc ung thư giả

Vụ VN Pharma: Làm rõ mọi góc khuất, xử lý nghiêm minh

Nhiều sai phạm, thiếu sót

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo Kết luận số 1595/TB-TTCP về việc thông báo kết luận thanh tra việc cấp giấy phép nhập khẩu, giấy đăng ký lưu hành đối với 10 loại thuốc của công ty Helix, cấp giấy phép hoạt động cho Công ty Helix và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty Cổ phần VN Pharma.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, thuốc chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt, nhưng trong thời gian qua ngành y tế còn để xảy ra những thiếu sót, vi phạm trong khâu cấp số đăng ký thuốc; khâu cấp phép nhập khẩu thuốc; khâu cấp phép hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; công tác đấu thầu cung cấp thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh (chi tiết nêu cụ thể dưới đây). Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân.

Kết luận thanh tra cũng nêu, trong 10 loại thuốc liên quan đến Công ty Helix, có 7 loại thuốc thời hạn thẩm định và cấp số đăng ký chậm so với quy định từ 100 đến 150 ngày là vi phạm khoản 1 Điều 32 Thông tư 22/2009/TT-BYT và QT.QLD.56; Biên bản thẩm định chỉ ghi tuần thẩm định, không ghi ngày thẩm định lần đầu. Những thiếu sót, vi phạm này thuộc trách nhiệm các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định.

Bộ Y tế có nhiều thiếu sót, tồn tại được Thanh tra Chính phủ chỉ ra. Ảnh: Reuters.
Bộ Y tế có nhiều thiếu sót, tồn tại được Thanh tra Chính phủ chỉ ra. Ảnh: Reuters.

Về việc thẩm định, cấp số đăng ký đối với 7 thuốc trên, theo Thanh tra Chính phủ, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 22/2009/TT-BYT còn bất cập, nội dung chưa đầy đủ, đây là một trong những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý dẫn đến việc trong hồ sơ xin cấp số đăng ký có tài liệu bị làm giả nhưng không được phát hiện kịp thời.

"Trách nhiệm này thuộc lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược thời điểm năm 2009 trong việc tham mưu, xây dựng và ban hành thông tư; đồng thời Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược thời kỳ 2011-2014 cũng chịu trách nhiệm chính trong việc thiếu sự quan tâm, chỉ đạo để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung Thông tư số 22/2009/TT-BYT cho phù hợp", Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, khi Thông tư 22/2009/TT-BYT đã có hiệu lực thi hành, Bộ Y tế chậm sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn và chuyên gia thẩm định thay thế quy chế cũ, đến ngày 14/11/2014, Bộ Y tế mới sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn (Quyết định số 4773/QĐ-BYT). Việc chậm sửa đổi Quy chế hoạt động của Hội đồng tư vấn và chuyên gia thẩm định thuộc trách nhiệm lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược thời kỳ 2010-2014.

Về việc thẩm định, cấp giấy phép nhập khẩu đối với 3 thuốc thì thời hạn xét duyệt, cấp giấy phép nhập khẩu 03 thuốc chậm từ 28 đến 60 ngày là vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 47/2010/TT-BYT. Trách nhiệm về vi phạm này thuộc các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định.

Theo Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký (Điều 12 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg). Tuy nhiên, khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT nội dung quy định còn bất cập, chưa đầy đủ.

Cụ thể, Bộ Y tế chưa quy định trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thuốc phải có giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam theo Điều 5 Quyết định số 151/QĐ-TTg. Thực tế trong 3 năm (2012, 2013, 2014), Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký cũng không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trong đó có 03 thuốc (H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500mg).

Đồng thời, Bộ Y tế cũng chưa quy định nội dung hồ sơ, hình thức, biện pháp, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đánh giá cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài và việc lưu hành thuốc tại nước sở tại; chưa quy định các trường hợp cụ thể phải tiến hành kiểm tra, xác minh cơ sở nước ngoài sản xuất thuốc, việc lưu hành thuốc tại nước sở tại; chưa quy định các biện pháp nghiệp vụ để Tổ thẩm định có căn cứ đánh giá, xác minh doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thuốc trước khi trình duyệt, cấp phép nhập khẩu thuốc.

Những bất cập, chưa đầy đủ của Thông tư số 47/2010/TT-BYT nêu trên là một trong những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý dẫn đến việc thuốc H-Capita được cấp giấy phép nhập khẩu ngày 30/12/2013 nhưng giấy phép hoạt động của Công ty Austin Hồng Kông đã hết hạn từ ngày 06/10/2013 và ngày 11/4/2014 Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Tân Sơn Nhất đã cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, từ việc ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT không đúng nội dung với Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg dẫn đến việc cấp giấy phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita và cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam là vi phạm Điều 5 Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg. Trách nhiệm thuộc lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược.

Về việc thẩm định, cấp phép hoạt động cho Công ty Helix năm 2014, theo Thanh tra Chính phủ, thời hạn xét duyệt cấp giấy phép hoạt động chậm 53 ngày, vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 47/2011/TT-BYT; các thành viên tổ chuyên gia không ghi ngày, tháng, năm thẩm định, Trưởng tiểu ban theo dõi việc thực hiện quy chế và Trưởng tiểu ban thẩm định về tài chính không ghi ngày, tháng, năm kết luận hoặc đề nghị; Biên bản thẩm định cũng không ghi ngày, tháng lập và lỗi chính tả ghi địa chỉ của Công ty Helix. Những thiếu sót, vi phạm này thuộc trách nhiệm các thành viên Tổ chuyên gia thẩm định.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng có trách nhiệm

Cũng theo kết luận thanh tra, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2011/TT-BYT còn bất cập, nội dung chưa đầy đủ: thiếu cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong nước và với cơ quan y tế nước ngoài nơi sản xuất, xuất khẩu thuốc; chưa quy định nội dung hồ sơ, hình thức, biện pháp, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đánh giá các cơ sở sản xuất thuốc nước ngoài và việc lưu hành thuốc tại nước sở tại; chưa quy định cụ thể các trường hợp phải tiến hành kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất thuốc để Tổ thẩm định có căn cứ đánh giá doanh nghiệp sản xuất thuốc nước ngoài trước khi trình duyệt, cấp giấy phép hoạt động, đây là một trong những thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý dẫn đến tình trạng trong hồ sơ xin cấp phép hoạt động của Công ty Helix có tài liệu bị làm giả và Công ty Helix không tồn tại trên thực tế nhưng không kịp thời phát hiện dẫn đến cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam cho công ty này. Trách nhiệm này thuộc lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên quan đến các sai phạm.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phải chịu trách nhiệm liên quan đến các sai phạm.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ các sai phạm khác như việc Bộ Y tế ban hành Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 sử dụng các thuật ngữ “giấy phép lưu hành”, “rút số đăng ký thuốc” chưa đúng với thuật ngữ sử dụng trong Luật Dược năm 2005.

Đồng thời, trong công tác đấu thầu mua thuốc có một số thiếu sót, vi phạm như: Việc xây dựng kế hoạch đấu thầu mua thuốc có thiếu sót về thủ tục hành chính, thiếu tiêu chí theo quy định, kế hoạch thuốc xây dựng chưa sát với tình hình sử dụng thuốc; Tổ chuyên gia đánh giá hồ sơ dự thầu chưa làm tròn nhiệm vụ được giao trong việc chấm, xét, chọn thầu, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu vượt qui định; Việc ký, thực hiện hợp đồng còn sơ hở, tỷ lệ thực hiện hợp đồng mua thuốc thấp do xác định nhu cầu sử dụng chưa sát, không thống kê và báo cáo được các nhà thầu vi phạm, không thanh lý hợp đồng…

Về nguyên nhân để xảy ra các tồn tại, khuyết điểm trên, Thanh tra Chính phủ kết luận là do Bộ Y tế, Cục Quản lý dược chậm ban hành quy chế, quy trình nội bộ liên quan đến việc thẩm định, xét duyệt, cấp số đăng ký thuốc, cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp phép hoạt động về thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; chưa thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ về hợp pháp hóa lãnh sự phục vụ thẩm định hồ sơ; chưa khắc phục được tình trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp công việc thẩm định hồ sơ xin cấp số đăng ký thuốc, hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thuốc.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chậm sửa đổi, ban hành mới các quy định về đấu thầu mua thuốc cho phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện chưa đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc. Bộ Y tế và UBND các địa phương được kiểm tra chưa thực hiện thường xuyên công tác thanh, kiểm tra kết quả thực hiện đấu thầu mua thuốc của các cơ sở y tế để làm cơ sở cho việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu năm kế hoạch; phát hiện các thiếu sót, khuyết điểm từ đó có biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, rút kinh nghiệm.

Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, các cơ sở y tế chậm thống kê tình hình sử dụng thuốc trong kỳ báo cáo; công tác dự báo về cơ cấu bệnh tật, sự biến động thị trường dược… còn hạn chế. Các hội đồng, tổ chuyên gia tổ chức đấu thầu mua thuốc đại đa số là kiêm nhiệm, vừa thiếu về nhân lực lại vừa yếu về năng lực, về kiến thức đấu thầu và không được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm qua các đợt đấu thầu.

Về trách nhiệm để xảy ra các tồn tại, sai phạm trên, theo Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm với vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực dược, Cục trưởng Cục Quản lý dược chịu trách nhiệm với vai trò là người tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Y tế; đã để xảy ra những thiếu sót, vi phạm qua các thời kỳ được nêu tại phần Kết quả kiểm tra, xác minh.

Đồng thời, Hội đồng tư vấn, Tổ thẩm định thuộc Bộ Y tế và cá nhân các chuyên gia thẩm định trực tiếp chịu trách nhiệm về những thiếu sót, vi phạm trong việc thẩm định, xét duyệt cấp số đăng ký đối với 07 thuốc, cấp phép nhập khẩu đối với 3 thuốc và cấp phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam cho Công ty Helix...

Liên quan đến vụ buôn bán thuốc ung thư giả tại Công ty Cổ phần VN Pharma, hiện cơ quan tố tụng đã chuyển hồ sơ truy tố 12 bị can về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Trong vụ án này, Công ty Cổ phần VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Từ năm 2012, Nguyễn Minh Hùng nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư nên bị cáo đã bàn với Võ Mạnh Cường nhập khẩu loại thuốc H-Capita 500mg về Việt Nam.

Thuốc H-Capita chứa hoạt chất capecitabine, dùng để chữa các bệnh: ung thư vú, ung thư đại trực tràng mang nhãn mác Công ty Helix để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam với giá 0,9 USD/viên.

Thuốc H-Capita chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nên cần phải có hồ sơ pháp lý nộp cho Cục Quản lý dược thẩm định, cấp phép nhập khẩu. Do thiếu một số giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada không cung cấp được nên ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả các giấy tờ nêu trên.

Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Ngoài 12 bị can trên, hiện một số cá nhân, đơn vị do hết thời gian điều tra nên đã được tách ra để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra đã tách hồ sơ, tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan việc lập hồ sơ, cấp phép nhập khẩu các thuốc nhãn mác Heath 2000 Canada; việc cấp số đăng ký lưu hành cho 7 loại thuốc; việc cấp giấy phép nhập khẩu 3 loại thuốc nhãn mác Công ty Helix Canada và việc cấp giấy phép hoạt động số 28/GP-2014/2 ngày 18/6/2014 cho Công ty Helix Canada.

Đối với trách nhiệm của các chuyên gia, cán bộ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) để xảy ra việc nhập khẩu lô thuốc chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam, cơ quan tố tụng cho rằng: “Tài liệu điều tra có căn cứ xác định các chuyên gia và cán bộ Cục Quản lý Dược tham gia thẩm định, cấp phép nhập khẩu lô thuốc đã không làm hết trách nhiệm; bỏ qua các điều kiện để cấp phép nhập khẩu là không làm tròn trách nhiệm”.

Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để điều tra làm rõ, nhưng cơ quan điều tra chưa thực hiện việc khởi tố.

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm