
Hàng loạt sai phạm tại Agribank - Bài 8: Yếu kém về quản lý và mối nguy mất vốn hàng chục nghìn tỷ đồng
TTTĐ - Nhiều chi nhánh của Agribank trong nhiều năm qua vi phạm quy định về cho vay dẫn đến nợ xấu tăng cao, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của toàn ngân hàng.
![]() |
Bài liên quan
Hàng loạt sai phạm tại Agribank - Bài 4: Chi nhánh Hà Nội thua kiện, mất trắng trên 62 tỷ đồng
Hàng loạt sai phạm tại Agribank - Bài 5: Làm mất trên 62 tỷ vốn Nhà nước, trách nhiệm thuộc về ai?
Hàng loạt sai phạm tại Agribank - Bài 6: Người chuyển chỗ "nguyên ghế", người thăng chức "thần tốc"
Hàng loạt sai phạm tại Agribank – Bài 7: Trù dập người tố cáo tại Chi nhánh Bắc Đắk Lắk
Hàng loạt sai phạm tại các chi nhánh
Thời gian vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải loạt bài liên quan đến những sai phạm trong công tác nhân sự, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Đơn cử như tại Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động, chi nhánh này đã để lại các tồn tại, sai phạm lớn trong cho vay, kinh doanh, liên tục phát sinh khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng và cán bộ.
Theo tài liệu của phóng viên, đến thời điểm 30/6/2019, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh Agribank Bắc Hải Phòng là 5,5% (Agribank giao 3%), nợ xấu nội, ngoại bảng chiếm tỷ lệ cao trên tổng dư nợ 13,5% đều vượt quá mức quy định của Agribank. Năm 2018, nợ xấu của chi nhánh tăng 158 tỷ đồng so với năm 2017, tỷ lệ nợ xấu là 4,7% ( Agribank giao 1,3%), nợ xấu nội và ngoại bảng là 11,7%, tài chính lỗ trên 10 tỷ đồng, chi nhánh âm quỹ thu nhập.
Để xảy vấn đề trên là do Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng đã không kiểm tra, đánh giá đúng theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank về cho vay đối với hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế. Bên cạnh đó, chi nhánh này cũng đã báo cáo thẩm định không phân tích, đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan khi thẩm định, xét duyệt khoản vay.
Ngoài ra, chi nhánh cũng định giá lại tài sản bảo đảm chưa có đầy đủ thông tin, chưa định giá lại tài sản là động sản có giá trị khấu hao hàng năm, không ký lại phụ lục hợp đồng thế chấp thay đổi thông tin bên nhận thế chấp, nội dung liên quan đến thay đổi giá trị tài sản, phạm vi và nghĩa vụ được bảo đảm; giải ngân tiền vay không đúng mục đích sử dụng vốn vay, chứng từ chứng minh sử dụng vốn vay không hơp lệ...
![]() |
Agribank chi nhánh Nam Hà Nội. |
Không chỉ tại Agribank chi nhánh Bắc Hải Phòng, mà tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội cũng bất chấp quy định, để xảy ra hàng loạt vi phạm trong việc cấp tín dụng.
Cụ thể, theo một báo cáo cuối năm 2018, chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội và các phòng giao dịch có nhiều tồn tại, tỷ lệ nợ xấu, nợ ngoại bảng cao, kết quả thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC thấp, nhiều khoản nợ có vấn đề không được khắc phục chỉnh sửa được các tôn tại, vi phạm, mức độ thu nợ rất thấp. Đến 30/11/2018, nợ xấu của chi nhánh bằng 34,8% tổng dư nợ nội bảng.
Về quy trình, chất lượng hồ sơ cấp tín dụng cũng có rất nhiều sai phạm từ khâu thu thập hồ sơ, thẩm định và phê duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giải ngân và kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ.
Đặc biệt, Agribank chi nhánh Nam Hà Nội còn có rất nhiều sai phạm nghiêm trọng như: Cho vay vượt thẩm quyền tín dụng, chấm điểm khách hàng sai để nâng xếp hạng khách hàng cấp tín dụng, thẩm định cho vay doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không chính xác, cho vay không có tài sản bảo đảm không đúng quy định, hồ sơ tài sản bảo đảm có nhiều tồn tại vi phạm, giải ngân thiếu chứng từ, chưa quan tâm đến việc đôn đốc thu hồi nợ xấu... dẫn đến dư nợ cấp tín dụng tại chi nhánh có nhiều nợ xấu, khó thu hồi.
Mối nguy mất vốn hàng chục nghìn tỷ đồng
Việc nhiều chi nhánh của Agribank trong nhiều năm qua vi phạm quy định về cho vay dẫn đến nợ xấu tăng cao phần nào đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của toàn ngân hàng dù hàng năm vẫn thu lợi nhuận "khổng lồ''.
![]() |
Trụ sở chính Agribank. |
Cụ thể, nợ xấu của Agribank năm 2018 là xấp xỉ 15.500 tỷ đồng (trong đó nợ khả năng mất vốn chiếm 9.230 tỷ đồng). Năm 2019, nợ xấu hơn 17.500 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng cao, tới 3.170 tỷ đồng lên 12.398 tỷ đồng, tương ứng tăng 34% so với thời điểm cuối năm 2018 và chiếm tới 70% tổng nợ xấu.
Theo lý giải của Agribank tại báo cáo thường niên, năm 2019, nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng cao chủ yếu do bị ảnh hưởng của dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách và khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh...
Không chỉ liên quan đến lĩnh việc cấp tín dụng, trong một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội năm 2019 khi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2017 của Agribank cho thấy ngân hàng này đầu tư tài chính không hiệu quả. Cụ thể, theo số liệu kiểm toán, Agribank đầu tư 2.391 tỷ đồng vào 6 công ty con, cổ tức/lợi nhuận được chia năm 2017 chỉ vỏn vẹn có 12 tỷ đồng, trong khi trích lập dự phòng đầu tư tài chính bằng 30,37% giá trị đầu tư.
Đặc biệt, có 5/6 công ty con lỗ lũy kế gồm: Công ty tài chính ALC I lỗ 713 tỷ đồng, Công ty ALC II lỗ 12.464 tỷ đồng (đã xong thủ tục phá sản), Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp 469 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 113 tỷ đồng, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản lỗ 6,3 tỷ đồng...
Mới đây, tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của Agribank, công ty kiểm toán cho biết, tính đến 31/12/2019, Công ty tài chính ALC I do Agribank sở hữu 100% vốn đang lỗ luỹ kế 668 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 392 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ phải trả của ALC I là 450 tỷ đồng, trong đó có 427 tỷ đồng nợ lãi phải trả Agribank. Chứng tỏ ngoài việc cấp vốn cho một công ty con đang hoạt động thua lỗ, Agribank còn bị công ty con này chiếm dụng vốn với số tiền rất lớn (427 tỷ đồng).
Trước sự việc trên, thiết nghĩ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần vào cuộc thanh tra toàn diện về hoạt động cấp tín dụng, thu hồi nợ tại Agribank để tránh hậu quả đáng tiếc, bởi thời gian qua cũng đã có nhiều bài học nhãn tiền khi nhiều lãnh đạo, cán bộ ngân hàng đã phải vướng vào lao lý, đơn cử như vụ việc xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
>> Cán bộ Agribank và Kho bạc nhà nước huyện Hoằng Hóa có "lừa" dân để lấy hơn 2 tỷ đồng hay không?

Thuê bao MobiFone được trải nghiệm 5G đầu tiên trên thiết bị iPhone
Doanh nghiệp 25/02/2021 22:41

Vốn thực hiện các dự án FDI tăng 2%
Kinh tế 25/02/2021 20:34

Nâng cao hiệu quả công tác điều độ, quản lý an toàn giao nhận sản phẩm tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu
Doanh nghiệp 25/02/2021 17:23

Giá xăng RON95-III tăng lên 18.084 đồng/lít, cao nhất gần một năm qua
Thị trường 25/02/2021 16:02

BSR sản xuất và xuất bán sản phẩm hạt nhựa mới T3045
Doanh nghiệp 25/02/2021 14:18

Việt Nam và New Zealand đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp
Kinh tế 25/02/2021 13:49

Hệ thống siêu thị bán lẻ Hà Nội dốc toàn lực hỗ trợ nông sản Hải Dương
Thị trường 25/02/2021 08:45

Nhanh chóng tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch Covid-19
Thị trường 25/02/2021 08:38

Giá xăng dầu hôm nay 25/2: Xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh
Thị trường 25/02/2021 08:25

Giá vàng hôm nay 25/2: Giá vàng biến động hết sức bất ngờ
Thị trường 25/02/2021 06:08

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: Không mấy tích cực
Thị trường 25/02/2021 06:08
Đọc nhiều
-
Quảng Nam: Chấm dứt hoạt động 5 dự án đầu tư trên địa bàn huyện Thăng Bình
-
Vĩnh Phúc: Một nam giới tử vong ở Tam Đảo, phong tỏa khách sạn đưa mẫu đi xét nghiệm Covid-19
-
Vĩnh Phúc: Kết quả xét nghiệm sàng lọc Covid-19 của các huyện, thành phố
-
Vĩnh Phúc: Thành lập 4 chốt kiểm soát phòng, chống dịch lên khu du lịch Tam Đảo
-
Hải Phòng: Thông tin bán thực phẩm giá cao cho dân bị phong tỏa là sai sự thật
Đáng chú ý
Rao vặt

Cơ hội trúng ngay vàng 9999 khi mua Nước Trái cây Pushmax

Hải Phòng: Khai trương cửa hàng nhân sâm Tuấn Tú 74 Văn Cao

Lý do bất động sản Nam Phú Quốc hot nhất thị trường địa ốc 2020?

Hòa Bình trúng thầu 4 dự án mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Melinh PLAZA Yên Bái: Cơ hội đầu tư sinh lời tại thành phố Yên Bái
