Thứ bảy 01/04/2023 12:14 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Hành trình “mang chữ về bản” của thầy giáo Mua Mí Lầu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác -
In bài viết

TTTĐ - “Tôi sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em. Mãi đến năm 10 tuổi, tôi mới được cắp sách đến trường, bởi lúc ấy trong làng mới có trường và thầy cô mang chữ về bản”, anh Mua Mí Lầu chia sẻ.

Thầy giáo trẻ “mát tay” dẫn trò “thi đâu trúng đó”

Đó cũng chính là động lực để anh Mua Mí Lầu cố gắng vươn lên trở thành một thầy giáo. Anh bày tỏ, với mong ước có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân cho giáo dục, bởi chính anh nhận thấy rằng, chỉ có việc học tập mới có thể thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực, phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu của người Mông nói riêng và cộng đồng các dân tộc.

Chạy xe một tiếng trong mưa, chờ nửa ngày "mời" trò đến trường

Niềm vui sướng khi được đến trường, đến nay, anh vẫn không thể nào quên. Đó chính là sự ân cần và dịu dàng của thầy cô trong mỗi tiết học. Hồi học trung học cơ sở, anh Mí Lầu đã đặt ra mục tiêu, cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành thầy giáo.

Tốt nghiệp ra trường chuyên nghành Văn - Địa, đầu tháng 2/2016, anh được phân công công tác tại trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Xã Thượng Phùng là một trong 54 xã đặc biệt khó khăn của cả nước, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá và thường đóng băng về mùa đông. Địa hình núi cao, dốc dựng đứng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu. Do đó, các thôn bản cũng ở xa trung tâm xã, trường học nên việc đến lớp của các em học sinh lại càng khó khăn hơn, nhất là vào mùa đông và những ngày mưa bão.

Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng học trò
Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò

Ở xã có 13 thôn bản với 6.000 nhân khẩu, thôn xa nhất là thôn Lủng Chư gần 1.000 nhân khẩu. Số học sinh trong độ tuổi học THCS rất lớn nhưng các em lại hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do như: Bố mẹ không cho đi học, ở nhà phụ giúp gia đình, trông em... thậm chí nhiều khi đến nhà các em trốn không gặp thầy cô. Điều đó càng thôi thúc thầy giáo 8X thuyết phục học trò và phụ huynh nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc học.

Theo anh Lầu, do điều kiện ở đây quá thiếu thốn, khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Bởi thế, anh và các thầy cô giáo luôn chủ động tâm sự, chia sẻ, gần gũi các em, đến nhà các em tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trao đổi với phụ huynh. Thầy giáo trẻ kể: “Tôi nhớ vào đầu năm học 2017-2018 đi đến nhà gọi học trò Vàng Thị Si (ở xóm Thín Ngài). Quãng đường đến nhà cô bé hơn 10km, chạy xe máy mất một tiếng đồng hồ. Đường dốc và hẹp. Trời lại mưa. Suýt chút nữa cả người và xe rơi xuống sông. Sau đó, tôi phải chờ nửa ngày em ấy mới chịu cùng thầy lên trường. Khi hai thầy trò quay lên đến trường thì đã hơn 22 giờ… Bây giờ em Si đã là sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Tân Trào”.

Hạnh phúc khi thấy học sinh trưởng thành

Anh Mí Lầu là người dân tộc Mông cũng như đồng bào nơi đây nên việc giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn so với anh em đồng nghiệp. Thầy cô giáo đến tận nhà vận động học sinh đến trường, có những trường hợp phải đến rất nhiều lần, có khi đi lên nương tìm người. Thế rồi các em yêu quý thầy cô hơn, phụ huynh cũng tin tưởng và thay đổi suy nghĩ, cho con em đi học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu làm công tác dân vận
Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận

“Sau khi được thuyết phục, các em đến trường đều đặn, ngoan ngoãn. Trong lớp học nhiều cánh tay giơ lên phát biểu xây dựng bài khi thầy giáo đặt câu hỏi, những lúc ấy, tôi thật sự hạnh phúc”, anh Mua Mí Lầu bày tỏ.

Trong suốt gần 7 năm công tác giảng dạy, thầy giáo 8X luôn cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức, để mỗi tiết học được sinh động, dễ hiểu hơn đối với các em. Điều mà anh Mí Lầu luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu được từng chữ, từng câu mà thầy cô nói. Bởi gần như 100% các em trong trường là dân tộc Mông, dù đã lên cấp trung học cơ sở nhưng vẫn còn rất hạn chế về tiếng phổ thông. Đồng thời, anh luôn mong sao không còn học sinh nào bỏ học.

“Việc dạy học ở đây phần nhiều vất vả hơn so với vùng xuôi. Người thầy không chỉ làm công việc dạy học đơn thuần mà còn phải đảm nhiệm trách nhiệm làm cha, làm mẹ học sinh, luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên cũng thật hạnh phúc khi trò ngày một trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, tôi thấy bản thân thật may mắn khi được công tác ở đây”, thầy giáo Mua Mí Lầu bày tỏ.

Lê Dung
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Liên hoan các ban nhạc học sinh trung học phổ thông TP Hà Nội lần thứ nhất khai mạc với nhiều tiết mục ấn tượng

Liên hoan các ban nhạc học sinh trung học phổ thông TP Hà Nội lần thứ nhất khai mạc với nhiều tiết mục ấn tượng

TTTĐ - Chiều 28/3, Liên hoan các ban nhạc, nhóm nhạc học sinh THPT TP Hà Nội lần thứ nhất năm 2023 với chủ đề “Xây dựng văn hóa học đường Thủ đô do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc với những tiết mục hấp dẫn và đặc sắc.
Tin khác
[Xem thêm]
Tiến sĩ 9X yêu nghề, yêu Đoàn

Tiến sĩ 9X yêu nghề, yêu Đoàn

TTTĐ - Giảng viên trẻ Ngô Văn Lượng hiện là Bí thư Liên chi đoàn khoa Kế toán, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Tài chính vừa được trao tặng thưởng danh hiệu “Cán bộ Đoàn trẻ tiêu biểu” năm 2022. Anh cũng đã nhận được nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý của tổ chức Đoàn các cấp.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023

TTTĐ - Sáng 27/3, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023. Đây là một sân chơi sôi nổi, bổ ích cho các bạn sinh viên Thủ đô trong quá trình phấn đấu, rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp. Hoạt động do Đoàn trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội đăng cai tổ chức.
Lan toả phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ Cục Đăng kiểm Việt Nam

Lan toả phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ Cục Đăng kiểm Việt Nam

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phát động Chương trình hiến máu tình nguyện “Giọt máu đào - trao hy vọng” với ngọn lửa tinh thần nhiệt huyết, cống hiến hết mình của Đoàn viên thanh niên cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị.
Xem phiên bản di động