Tag

Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì

Nông thôn mới 07/06/2023 17:56
aa
TTTĐ - Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, các xã của huyện Thanh Trì (Hà Nội) đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, đến nay Thanh Trì đã trở thành huyện tốp đầu của thành phố trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng để địa phương tiếp tục thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, Nông thôn mới thông minh, nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Nỗ lực cải thiện hạ tầng giao thông để sớm về đích Nông thôn mới nâng cao Thanh Trì đã có 15/15 xã được công nhận chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc Nguồn vốn chính sách góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Thủ đô Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Vượt chỉ tiêu, kế hoạch

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, huyện Thanh Trì đã phát động phong trào thi đua "Chung sức xây dựng Nông thôn mới", cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh” cùng nhiều phong trào thi đua khác.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, huyện Thanh Trì thực hiện kép 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là: Đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường; Xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì
Diện mạo vùng quê Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) ngày càng khang trang, sạch đẹp

Với phương châm "Vừa làm vừa rút kinh nghiệm", huyện Thanh Trì đã phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của các tầng lớp Nhân dân và của hệ thống chính trị trong xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, năm 2021, thành phố Hà Nội đã công nhận xã Liên Ninh – xã đầu tiên của huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Năm 2022, huyện Thanh Trì đã chỉ đạo quyết liệt 14 xã còn lại triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới nâng cao, tập trung vào các tiêu chí chưa đạt như: Hình thức tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế, môi trường, giáo dục đào tạo, các thiết chế văn hóa, cải cách hành chính, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự,…

Cùng với đó, huyện Thanh Trì cũng xây dựng 8 Đề án gồm: 2 Đề án củng cố sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp; 5 Đề án lĩnh vực văn hóa xã hội; 1 Đề án ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại.

Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì
Huyện Thanh Trì đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 nhằm giới thiệu hình ảnh quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế của huyện

Huyện cũng ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng khung về giao thông và kinh tế, xã hội. Đáng chú ý, huyện Thanh Trì đã bố trí trên 2.000 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển hạ tầng giao thông trên 2.300 tỷ đồng để thực hiện 102 dự án hạ tầng văn hóa, xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, phát triển dịch vụ, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Với sự cố gắng, nỗ lực vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, ngày 18/4/2023, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2277/QĐ-UBND công nhận 14 xã trên địa bàn huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Đến nay, 15/15 xã của địa phương này đã được công nhận xã chuẩn Nông thôn mới nâng cao, về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, kinh tế địa phương này đạt mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 70 triệu đồng (tăng 8 triệu đồng so với năm 2020). Giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 252 triệu đồng/ha, tăng 7 triệu đồng/ha so với năm 2020.

Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia tăng lên 87,6%, chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân được nâng lên, 100% xã đạt tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế.

Chất lượng môi trường sống, công tác vệ sinh môi trường được chú trọng. Huyện đã kè được 32 ao hồ trong khu dân cư kết hợp với đường hoa, cây xanh. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đô thị đạt 97%.

Phát triển hai điểm du lịch đầu tiên trên địa bàn

Phát huy kết quả trong xây dựng Nông thôn mới, cũng như phát huy được tiềm năng, thế mạnh, huyện Thanh Trì đã xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 nhằm từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch, phát triển quy mô, chất lượng du lịch, quảng bá văn hóa, truyền thống giới thiệu hình ảnh quê hương đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì
Chùa Thanh Lan, nằm ở vị trí xóm 7 – xã Yên Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1995

Đến nay, huyện Thanh Trì đã xây dựng hạ tầng và chỉ đạo các xã hoàn thiện hồ sơ, đề xuất và được UBND thành phố công nhận 2 điểm du lịch đầu tiên trên địa bàn huyện là điểm du lịch xã Yên Mỹ và điểm du lịch xã Đại Áng.

Đây sẽ là tiền đề quan trọng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch trên địa bàn huyện và kết nối du lịch với các địa phương lân cận, tương lai huyện Thanh Trì phấn đấu sẽ là điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, với kết quả đạt được, Thanh Trì đã trở thành huyện tốp đầu của thành phố trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng để địa phương tiếp tục thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, Nông thôn mới thông minh, nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm