Tag

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm

Nhịp sống trẻ 29/10/2021 09:13
aa
TTTĐ - Những thành quả và tín hiệu tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh đã mang cuộc sống bình thường từng bước quay trở lại với người dân Việt Nam. Đó cũng chính là lúc mà nhiều người, đặc biệt là giới trẻ lao vào mua sắm để khỏa lấp nỗi buồn, bù đắp cho khoảng thời gian đã mất vì giãn cách xã hội.
“Áp lực đồng trang lứa” đè nặng cuộc sống của giới trẻ hiện đại Nguy hại từ nội dung 18+ trên mạng xã hội: Giới trẻ "né" cách nào? Giới trẻ và nạn “miệt thị ngoại hình” trên không gian mạng

Lao vào “mua sắm trả thù” sau nhiều tháng “nhịn” dịch vụ

Năm thỏi son mới của những thương hiệu nổi tiếng, ba hộp mặt nạ dưỡng da, hai hộp kem dưỡng ẩm, chì kẻ mày... và cả chục bộ đồ hàng hiệu mới là những món hàng mà Thảo Linh (25 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã “chốt đơn” ngay đầu tháng 10. Đến giữa tháng 10, Linh tiếp tục đặt trước chiếc điện thoại iPhone 13 Pro Max và đã nhận điện thoại mới trong đợt mở bán chính thức đầu tiên của chiếc điện thoại đắt tiền này tại Việt Nam.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Dù những món đồ cũ vẫn dùng tốt hay vẫn còn nhiều, Thảo Linh vẫn quyết định "mạnh tay" mua sắm để tự thưởng cho bản thân sau thời gian dài nghỉ dịch

"Đối với mình, những món đồ mới và có giá trị này là những phần thưởng mình dành cho bản thân sau thời gian dài chỉ ở nhà và làm việc, không tiêu pha, chơi bời, mua sắm hay đi du lịch. Nó đơn giản là giúp mình cảm thấy bớt chán hơn sau một thời gian thật sự bí bách”, Thảo Linh nói.

Sau giãn cách xã hội, hiện tượng mua sắm điên cuồng hay "mua sắm trả thù" đã lan rộng tới nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, xu hướng này cũng được giới trẻ hưởng ứng nhiệt tình. Tốc độ mua hàng, đặc biệt là các món đồ đắt tiền đã tăng chóng mặt kể từ khi mở cửa lại sau dịch Covid-19.

“Mua sắm trả thù” hay "chi tiêu trả thù" (revenge shopping/buying) không phải là một thuật ngữ mới. Nó được dùng để chỉ tất cả mọi hoạt động mua sắm “điên cuồng” để khỏa lấp một nỗi buồn hoặc thất vọng nào đó ví dụ như một phụ nữ mua sắm thỏa thích sau khi thất tình. Trong bối cảnh của đại dịch, mua sắm trả thù đã mang một ý nghĩa khác, là ham muốn mua sắm bù đắp cho thời gian đã mất vì giãn cách xã hội.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
"Mua sắm trả thù" là việc nhiều người trẻ thực hiện đầu tiên sau khi kết thúc giãn cách xã hội (Ảnh tư liệu"

Khi những tín hiệu tích cực đầu tiên được nhen nhóm sau tháng ngày quay cuồng vì đại dịch, nhiều người trẻ như Thảo Linh đang lao vào mua sắm để khỏa lấp nỗi buồn, bù đắp cho khoảng thời gian đã mất vì giãn cách xã hội. Mua sắm thường là một hoạt động vui vẻ nhưng giờ đây được thúc đẩy bởi một loại cảm xúc từ hành vi "trả đũa" sau thời gian dài bị kìm hãm của giới trẻ.

Nhớ cảm giác được “tiêu tiền”

Thuộc nhóm lao động may mắn vẫn giữ được công việc và thu nhập ổn định trong thời gian dài giãn cách. Khó khăn của Hoàng Kim Nam (24 tuổi, kinh doanh tự do) không phải là vấn đề kinh tế mà là việc phải "chôn chân" ở nhà suốt nhiều tháng vừa qua. Sau khi thành phố Hà Nội từng bước mở cửa trở lại, việc đầu tiên mà Nam nghĩ đến là việc chăm chút bản thân, làm mới tủ quần áo.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Bạn trẻ Kim Nam tích cực mua sắm để làm mới bản thân sau thời gian dài "chôn chân" tại nhà

"Sau thời gian dài ở nhà và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch bệnh, mình muốn tìm kiếm những thứ mang lại cảm giác lạc quan, khiến cuộc sống vui vẻ trở lại. Mua sắm luôn là cách tốt nhất có thể giúp mình làm được điều đó.

Khi các quy tắc phòng, chống dịch bện được nới lỏng hơn nữa, mình sẽ vào TP Hồ Chí Minh một thời gian và chắc chắn sẽ còn mua sắm nhiều hơn. Mình là người thích mua sắm ở cửa hàng thay vì shopping online. Ở nhà nhiều, mình thực sự nhớ cảm giác được tự tay chọn đồ, thử quần áo và quẹt thẻ thanh toán", Nam chia sẻ.

Giống như Kim Nam, Phạm Đức Huy (23 tuổi, hướng dẫn viên du lịch) cũng coi việc "mua sắm trả thù" là một cách để giải tỏa tâm trạng căng thẳng và tự thưởng cho bản thân sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đức Huy cho biết, suốt thời gian dài dịch bệnh diễn ra, chàng trai trẻ không có cơ hội được mua sắm, “tậu” những món đồ mới cho bản thân vì không thích mua sắm online.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Sau những ngày dài chống dịch, Đức Huy quyết định chi tiền mua sắm để sẵn sàng khi công việc trở lại

“Dịch bệnh được kiểm soát là tín hiệu tích cho ngành du lịch mà mình đang làm quay trở lại. Mình cần phải chuẩn bị thật tốt từ điện thoại mới, quần áo, nước hoa... phục vụ cho công việc. Ngoài ra, mình cũng đã hẹn bạn bè những chuyến đi chơi xa nên các món đồ mình mua đều cần thiết cho bản thân”, Đức Huy nói.

Theo chàng trai trẻ, việc mọi người đổ xô mua sắm khi dịch bệnh giảm nhiệt là điều dễ hiểu. Xét về góc độ tâm lý, Covid-19 đã khiến nhiều bạn trẻ như Huy phải chấp nhận ở nhà với 4 bức tường, bí bách và tạm gác mọi cuộc vui, hẹn hò sang một bên.

Còn với Thu Hoài (27 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng), người gần đây đã đặt mua một chiếc laptop và một chiếc máy tính bảng mới với giá gần 60 triệu đồng, đại dịch đang khiến cô nhìn nhận khác đi về việc chi tiêu của mình. Trong khi nhiều người chi tiêu chắt bóp để có khoản tiền tiết kiệm phòng thân trong ngày dịch, Thu Hoài cho biết cô muốn tận hưởng và đầu tư hơn.

Hậu đại dịch, giới trẻ đắm mình vào cuộc đua mua sắm
Bạn trẻ Thu Hoài không ngần ngại chi bộn tiền để mua các thiết bị công nghệ mới để "nâng cấp" bản thân

“Covid-19 khiến mọi thứ trở nên thiếu ổn định và chắc chắn. Thay vì suy nghĩ nhiều cho tương lai, mình muốn sống cho hiện tại. Laptop và điện thoại mới sẽ giúp cho công việc của mình ổn định hơn khi mà đối tượng khách hàng của mình đã được “nâng cấp” hơn. Đó là một khoản đầu tư xứng đáng cho bản thân”, Thu Hoài chia sẻ.

Đọc thêm

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô livestream ủng hộ hàng Việt

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Trung tâm văn hóa - thông tin huyện Hoài Đức (Hà Nội).
“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”

TTTĐ - Thực hiện chương trình công tác Đoàn năm 2024, Tháng thanh niên 2024, Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương phối hợp đơn vị địa phương tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới – Tôi yêu Tổ quốc tôi”.
Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bình Dương: Tổ chức thành công Đại hội Điểm cấp huyện đầu tiên

TTTĐ - Trong 2 ngày, 25 - 26/3/2024, tại Trung tâm tổ chức Hội nghị và sự kiện Thanh Lễ, Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam huyện Phú Giáo lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là đại hội điểm cấp huyện của tỉnh Bình Dương đầu tiên được tổ chức.
Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Số hóa “địa chỉ đỏ” để hiểu rõ hơn giá trị lịch sử

TTTĐ - Nhiều địa chỉ đỏ đã được Tỉnh đoàn Kon Tum số hóa nhằm giúp người dân, du khách dễ dàng tiếp cận tìm hiểu về văn hóa, con người, lịch sử các khu di tích hào hùng của dân tộc trên địa bàn.
Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Tháng của áo xanh tình nguyện vì cộng đồng

TTTĐ - Sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2024, với chủ đề “Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, nhiều hoạt động an sinh xã hội đã được các cơ sở Đoàn tại TP HCM triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực.
Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ TP HCM: Rõ định hướng, vững tư tưởng

TTTĐ - Nhìn lại một năm qua, gắn với chủ đề "Chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn", Thành đoàn TP HCM đã tạo nhiều dấu ấn mạnh mẽ và ghi nhận hiệu quả tích cực trong việc tổ chức các sự kiện, hoạt động. Tiếp tục đà tăng tốc, Thành đoàn TP HCM vẫn đang không ngừng nỗ lực, sáng tạo để bứt phá trong cuộc đua số hóa của thành phố và quốc gia.
Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngời sáng khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Được biết đến là thành phố năng động và sáng tạo bậc nhất cả nước, TP HCM đang cho thấy sự chuyển mình mạnh mẽ và nhanh chóng cùng thời đại. Dĩ nhiên, để có được sức mạnh nội lực ấy là những nỗ lực đóng góp bền bỉ của biết bao con người cùng sự đồng lòng, tin tưởng từ chính quyền tới người dân…
Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm Nhịp sống trẻ

Hành trình 'gieo con chữ' tới làng trẻ em SOS Hà Nội của nữ sinh Sư phạm

TTTĐ - Nguyễn Tuyết Mai là sinh viên năm cuối ngành Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Cô giáo trẻ là Đội phó Đội dạy học tình nguyện tại làng trẻ SOS mùa hè xanh, nơi ươm mầm tri thức tới các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.
Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên kiến tạo cho một HOU lung linh, giàu bản sắc

TTTĐ - Chiều 26/3, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội (HOU) tổ chức chương trình kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).
Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khát vọng của những thủ lĩnh thanh niên

TTTĐ - Cán bộ, thủ lĩnh thanh niên các cấp của thành phố Hà Nội là những người trẻ đi đầu, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Họ đều mang khát vọng góp sức xây dựng tổ chức Đoàn, Thủ đô và đất nước phát triển vững mạnh.
Xem thêm