Tag

Hậu Lộc - Thanh Hóa: Còn nhiều bất cập tại Cảng cá Hòa Lộc

Bạn đọc 13/08/2018 13:57
aa
TTTĐ - Những tưởng việc xây dựng Cảng cá Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) chỉ nhằm phục vụ hoạt động chế biến, trao đổi hàng hóa thủy hải sản của ngư dân địa phương. Thế nhưng, tại hầu hết những vị trí đẹp tại cảng lại được một số hộ kinh doanh thuê đất tổ chức xây dựng, kinh doanh buôn bán.

Hậu Lộc - Thanh Hóa: Còn nhiều bất cập tại Cảng cá Hòa Lộc

Theo tìm hiểu của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Cảng cá Hòa Lộc được đầu tư xây dựng từ năm 2007, đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2014. Đây là nơi thu hút lượng lớn tàu thuyền đánh cá của các ngư dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa và các địa phương khác vào neo đậu trao đổi hàng hóa hải sản, đồng thời là nơi tránh trú bão cho tàu cá.

Cảng cá Hòa Lộc là một trong 3 cảng cá của tỉnh Thanh Hóa, được đầu tư xây dựng với số vốn hơn 90 tỷ đồng. Với 2 bến cầu tàu, tổng chiều dài 270m, cảng cá được thiết kế đáp ứng cho 200 đến 300 tàu thuyền công suất từ 135 - 450 CV ra vào, neo đậu; làm dịch vụ với sản lượng hải sản 20.000 tấn/năm. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, cảng cá này vẫn chưa thu hút được nhiều tàu thuyền vào làm dịch vụ.

Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.
Cảng cá Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Điều đáng nói, kể từ khi cảng cá được đưa vào sử dụng đã xảy ra nghịch lý. Cụ thể, vị trí trung tâm của cảng được thiết kế thành nhà phân loại cá khi tàu thuyền của ngư dân đi biển về. Hai đầu cảng là thiết kế để làm kho đông lạnh. Khi đi vào hoạt động, cảng cá sẽ tạo điều kiện để có nơi neo đậu tàu thuyền, phân loại hải sản, tu sửa ngư lưới cụ… của ngư dân địa phương.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết những vị trí này đã được một số hộ kinh doanh cá thể thuê để xây dựng kiên cố làm nơi kinh doanh buôn bán. Theo phản ánh của nhiều ngư dân địa phương, có những thời điểm thuyền về nhiều không còn nơi để bà con ngư dân hoạt động. Công trình đã được đầu tư phục vụ ngư dân nhưng có những hôm trời mưa, bà con phải ở ngoài trời để vá ngư lưới cụ.

"Từ khi cảng đi vào hoạt động đến nay, hầu hết các các ki ốt xây dựng tại cảng đều được sử dụng trái mục đích, không phải là những cửa hàng hàng hóa hải sản mà chủ yếu là các quán tạp hóa, quán bia, quán ăn, thậm chí có cả quán tẩm quất. Nhiều ngư dân ở đây rất bức xúc nhưng không biết phải làm thế nào", anh N.V.K chia sẻ.

Nhà hàng, tạp hóa... xuất hiện trong Cảng cá Hòa Lộc.
Nhà hàng, tạp hóa... xuất hiện trong Cảng cá Hòa Lộc.

"Cảng được xây dựng để phục vụ cho việc neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, phân loại cá và nơi tu sửa ngư lưới cụ nhưng chủ đầu tư lại cho một số cá nhân thuê mở hàng quán. Nhiều lúc tàu thuyền về nhiều, chúng tôi không có nơi để sơ chế, phân loại cá, vá ngư lưới cụ nên rất vất vả", anh K nói thêm.

Thậm chí, nhiều người dân cũng phản ánh về tình trạng các cơ sở chế biến hải sản trong cảng không thực hiện việc chế biến khép kín gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường, người dân cách xa cảng cả km nhưng vẫn ngửi được mùi. Trong khi đó, hoạt động trong cảng thì lộn xộn, không khoa học khiến người dân địa phương không khỏi ngán ngẩm.

Theo ghi nhận của PV ngày 9/8/2018 tại khu vực Cảng cá Hòa Lộc thì chỉ một số rất ít ki ốt được người dân thuê phục vụ chế biến hải sản, còn lại nhiều ki ốt đã được thuê để mở quán ăn, tạp hóa, xưởng cơ khí, thậm chí là nơi phục vụ tẩm quất. Được biết, Cảng cá Hòa Lộc trước đây do UBND huyện Hậu Lộc quản lý nhưng hiện tại đã giao cho Sở NN&PTNT Thanh Hóa quản lý.

Xưởng cơ khí cũng
Xưởng cơ khí cũng "mọc" trong cảng cá, nơi phục vụ cho các ngư dân đánh bắt thủy, hải sản.

Liên quan đến việc này, trao đổi với PV, ông Lê Văn Thăng - Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc cho biết, việc cho thuê mặt bằng tại vị trí trung tâm của cảng là do huyện Hậu Lộc, còn Ban quản lý không hề có quyền cho thuê. Hiện, các hồ sơ liên quan đều do UBND huyện Hậu Lộc năm giữ, BQL chỉ được giao nhiệm vụ giám sát, thu tiền thuê đất.

Ông Thăng cũng thừa nhận hiện tại ở cảng cá một số ki ốt được sử dụng không đúng mục đích với lý do để tận dụng, khỏi lãng phí và cũng nhằm tạo điều kiện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Về vấn đề về môi trường, ông Lê Văn Thăng cho biết, Cảng cá cơ bản chấp hành tốt pháp luật về môi trường nhưng khi PV đề nghị được tiếp cận các hồ sơ liên quan đến môi trường và đất đai thì vị này cho biết UBND huyện Hậu Lộc quản lý. Theo ông Thăng, thi thoảng cũng có Đoàn kiểm tra về lấy mẫu nước, kiểm tra về môi trường nhưng họ không lập biên bản cũng như không yêu cầu gì.

Ông Thăng cũng thừa nhận, hoạt động cảng cá là hoạt động phức tạp, áp lực cao, đối tượng phục vụ là ngư dân và người kinh doanh phục vụ nghề cá đa số có trình độ dân trí thấp, ít hiểu biết về pháp luật và nhận thức về trách nhiệm sử dụng còn hạn chế, do đó việc quản lý và điều hành hoạt động của cảng còn khó khăn. Trong thời gian tới sẽ cố gắng khắc phục các hạn chế để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân.

Theo báo cáo của Ban Quản lý Cảng cá Hòa Lộc, trong 6 tháng đầu năm 2018, số lượng tàu cập cảng là 1.600 lượt; số xe ra vào cảng là 1.950 lượt; tổng hàng hóa qua cảng đạt 22.500 tấn, trong đó hàng thủy sản là 8.300 tấn, còn lại 14.200 tấn là hàng hóa khác bao gồm đá lạnh và dầu.

Bài liên quan

Hỗ trợ Thanh Hóa 50.790 tấn gạo

Bá Thước - Thanh Hóa: Hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực môi trường của Công ty Quyết Duy Tuấn

Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với bão Sơn Tinh

Đọc thêm

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật Đường dây nóng

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật

TTTĐ - Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết các bản án vướng mắc, khó thi hành trên địa bàn TP Phú Quốc.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Xem thêm