Tag

Hiện đại hóa hành chính có tính đột phá

Đô thị 26/08/2020 11:57
aa
TTTĐ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan hành chính được xác định là khâu đột phá, cơ sở xây dựng chính quyền điện tử, tiến đến xây dựng và triển khai đề án đô thị thông minh. Từ năm 2019 đến nay, Chính phủ đã xây dựng hạ tầng mạng công nghệ thông tin và tăng cường an ninh thông tin nhằm phục đem đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Cải cách hành chính quyết liệt, hiệu quả Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng cường cải cách hành chính

Xây dựng hạ tầng mạng công nghệ thông tin

Năm 2019 là năm hiện đại hóa hành chính có tính đột phá, Văn phòng Chính phủ chính thức khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia, kết nối liên thông để gửi, nhận văn bản điện tử giữa 95/95 cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (Hệ thống e-cabinet) chính thức được đưa vào sử dụng, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ.

Chính phủ đã khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia; 8 nhóm dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; ước tính, tổng số tiền tiết kiệm được từ việc xử lý hồ sơ trực tiếp sang trực tuyến là khoảng 4.222 tỷ đồng.

Các Bộ, ngành Trung ương đang cung cấp 1.736 dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, 4; 1.046 DVC có phát sinh hồ sơ, đạt 60.25%. Các địa phương đang cung cấp 49.412 DVC trực tuyến mức độ 3 và 4; 11.415 DVC có phát sinh hồ sơ, đạt tỷ lệ 23.10%.

5509 hien dai hoa
Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp và người dân là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay

Các lĩnh vực có nhiều hồ sơ được xử lý trực tuyến là giao thông vận tải, tư pháp, thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh và bảo hiểm xã hội. Năm 2019, cả nước có 14.505.494 lượt hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó, dịch vụ tiếp nhận hồ sơ là 2.175.824 lượt, dịch vụ trả kết quả là 12.329.670 lượt.

Đặc biệt phải kể đến việc các bộ, ngành và 58 địa phương đã tích hợp thêm 11 DVCTT trên Cổng DVCQG từ sau ngày 13/3/2020 gồm: Nộp tiền xử phạt vi phạm giao thông tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận; Nộp lệ phí trước bạ xe ô tô, xe gắn máy tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội; Nộp thuế thu nhập cá nhân, nộp thuế doanh nghiệp, huỷ và khai bổ sung tờ khai hải quan, nộp thuế môn bài; Đăng ký khuyến mại, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, đăng ký khai sinh tại 45 địa phương và cấp phiếu lý lịch tư pháp tại 58 địa phương...

Điểm đáng chú ý ở các dịch vụ này là chú trọng đến vấn đề thanh toán điện tử, qua đó các cơ quan nhà nước đóng vai trò lá cờ gương mẫu góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước.

Đến tháng 6/2020, các dịch vụ nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và nộp lệ phí trước bạ xe ô tô, xe gắn máy sẽ được thực hiện trên toàn quốc.

Đối với việc thanh toán các khoản phí trực tuyến, người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán qua các ngân hàng thương mại như VietcomBank, VietinBank hoặc kết nối và thanh toán với khoảng 30 ngân hàng khác thông qua cổng thanh toán của VNPT Pay hay ví điện tử Momo…; kết quả sẽ được trả tận nhà qua dịch vụ bưu chính viễn thông công ích.

Hoàn thành việc tích hợp, cung cấp 30% các DVCTT mức độ 3, mức độ 4

Trước những hiệu quả ưu việt mà DVCTT đem lại trong thời gian qua, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên nguồn lực, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp 30% các DVCTT mức độ 3, mức độ 4 theo kế hoạch năm 2020 của Bộ, ngành, địa phương trên Cổng DVCQG để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trong đó, các đơn vị chú trọng thực hiện kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng DVCQG để đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng DVCQG, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào danh mục, lộ trình thực hiện cũng được Chính phủ hỗ trợ về tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp DVCTT trên DVCQG theo quy định tại Quyết định số 41/QĐ- TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Đây cũng chính là động lực để các địa phương nhanh chóng và mạnh mẽ chuyển đổi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi địa phương.

Đến nay, nhiều địa phương trên cả nước đã triển khai và đẩy mạnh giải quyết các thủ tục hành chính thông qua DVCTT một cách nhanh chóng, hiệu quả. Từ đầu năm 2020 đến ngày 28/4/2020, Cổng DVCTT của thành phố Hà Nội đã tiếp nhận trên 658,9 nghìn hồ sơ, trong đó giải quyết đúng hạn trên 645,9 nghìn hồ sơ, đạt 90%.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn như trên đã tiếp nhận trên 151,6 nghìn hồ sơ, số hồ sơ đã xử lý trên 58,3 nghìn hồ sơ, tỷ lệ đúng hạn trung bình đạt 86,7%; Quảng Ninh xử lý trên 176,1 nghìn hồ sơ đúng hạn, Nghệ An tiếp nhận 81,2 nghìn hồ sơ, xử lý 66,7 nghìn hồ sơ…

Đặc biệt trong tháng 2 và 3/2020, do tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, số hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính và số hồ sơ được giải quyết thông qua Cổng DVCTT tại các địa phương đều tăng mạnh.

Trong tháng 2/2020, Cổng DVCTT của thành phố Hà Nội tiếp nhận trên 235,3 nghìn hồ sơ, tăng 177,6% so với tháng 1 (132,4 nghìn hồ sơ), giải quyết 224,4 nghìn hồ sơ, tăng 169,9%.

Có thể nói việc đẩy mạnh sử dụng các DVCTT để giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian qua đã không chỉ tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục cần thiết mà không cần trực tiếp tiếp xúc để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, mà còn thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Bên cạnh đó, DVCTT mức độ 4 đã góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và rút ngắn quá trình hiện thực hóa Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số trong tương lai.

* Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020

Đọc thêm

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển Đô thị

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển

TTTĐ - Cách đây 125 năm, ngày 29/12/1899, Vĩnh Yên được thành lập, mở ra thời kỳ phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc.
Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng Đô thị

Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019.
Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá Đô thị

Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá

TTTĐ - Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, bao gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145.
Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long Đô thị

Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long

TTTĐ - Trước tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại đường gom Đại lộ Thăng Long với đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã vào cuộc triển khai các biện pháp xử lý.
Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện Đô thị

Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện

TTTĐ - Tình trạng xe taxi, xe ôm công nghệ tập trung dừng đỗ để đón khách tại khu vực các cổng bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khá lâu, song đến nay, vấn nạn này vẫn còn nhiều bất cập và chưa thể xử lý dứt điểm. Chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng là vi phạm lại đâu vào đấy, gây bức xúc cho người dân.
Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen Đô thị

Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen

TTTĐ - Văn hóa tiết kiệm điện là một quá trình từ nhận thức, hành động đến hình thành thói quen. Thực tế cho thấy từ năm 2023, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng "chung tay" trong việc thực hành tiết kiệm điện.
Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận Đô thị

Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận

TTTĐ - Sáng 22/3, UBND phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình: “Tu bổ, tôn tạo đình Phú Mỹ và cải tạo nhà văn hóa tổ dân phố số 3 Phú Mỹ”, chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập phường và quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024).
Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục Đô thị

Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”...
Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Đô thị

Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông Đô thị

Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông

TTTĐ - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Xem thêm