eMag azine
15/07/2020 10:22

Hiện thực hóa giấc mơ ô tô Việt

Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm xuống 0% khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là FTA Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, tạo điều kiện cho xe nước ngoài nhập về Việt Nam. Một chính sách đủ mạnh, cộng với những nỗ lực lớn của doanh nghiệp mới đủ sức phát triển ngành công nghiệp ô tô, giúp các sản phẩm ô tô Việt chinh phục tốt thị trường nội địa.

Empty

15 chiếc xe bus mang thương hiệu THACO đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Philippines vào cuối năm 2019 tại cảng Chu Lai - Quảng Nam. Sự kiện này đánh dấu Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam với mục tiêu phục vụ thị trường trong nước, xuất khẩu sang khu vực và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã có thêm những mảnh ghép đầy tươi sáng. Thương hiệu xe Việt không chỉ được người tiêu dùng trong nước lựa chọn mà đã dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường nước ngoài.

Để có được lô xe đầu tiên xuất khẩu sang Philippines là quá trình kiên trì thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của doanh nghiệp (Công ty CP) ô tô Trường Hải (Chu Lai). Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO chia sẻ, từ năm 2004, THACO đã nghiên cứu, sản xuất lắp ráp xe bus, đồng thời liên tục đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động R&D, nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm theo yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đến nay, THACO là nhà sản xuất xe buýt hàng đầu Việt Nam, chiếm 65% thị phần với các sản phẩm đa dạng, được thiết kế theo yêu cầu riêng biệt của khách hàng.

Empty

Tròn 15 năm với hàng loạt cố gắng đã giúp THACO không chỉ khẳng định vị thế ở thị trường trong nước mà còn vươn xa đến thị trường nước ngoài. Bắt đầu xuất khẩu từ những linh kiện nhỏ, đến năm 2019, lô xe buýt nguyên chiếc đã xuất khẩu thành công ra thị trường nước ngoài, khẳng định trí tuệ Việt ở một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất.

Empty

Nếu như THACO chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước với mảng xe buýt thì Vinfast lại định vị trong lòng người tiêu dùng với ô tô con. Năm 2018, một sự kiện đáng nhớ với ngành ô tô đã diễn ra khi những chiếc xe ô tô đầu tiên mang thương hiệu Vinfast đã chính thức đưa ra thị trường, rạng rỡ đứng cạnh những thương hiệu lớn trên thế giới tại Triển lãm ô tô Paris Motor Show 2018, triển lãm ô tô lớn hàng đầu thế giới. Cho đến nay, những dòng xe ô tô của Vinfast với chất lượng tốt, giá cạnh tranh đã chiếm lĩnh lòng tin của không ít người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh từ trước đến nay, Việt Nam chưa từng sở hữu một thương hiệu xe Việt Nam của riêng mình.

Chia sẻ về những thành tích của doanh nghiệp ô tô, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Những nỗ lực kể trên của doanh nghiệp rất có ý nghĩa bởi nó chứng minh kết quả của Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô của Chính phủ, Chiến lược mà Chính phủ và mỗi người dân đều đau đáu mong chờ, hy vọng.

Empty

Empty

Thành tích của THACO hay Vinfast là không thể phủ nhận. Tuy nhiên đến nay, những doanh nghiệp như vậy trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa nhiều. Trong khi đó, những năm tới, kim ngạch nhập khẩu ô tô được dự báo sẽ tiếp tục tăng, do nhu cầu sử dụng ngày càng cao trong nước và giá ô tô nhập khẩu từ nước ngoài dự báo sẽ giảm giá mạnh nhờ được giảm thuế, cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng phòng Công nghiệp chế biến chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ rõ, thời gian tới, ngành ô tô trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm ô tô nhập khẩu của các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Trong thời gian từ 7-10 năm tiếp theo, ngành ô tô Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh với các sản phẩm ô tô đến từ các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và EVFTA vừa được thông qua.

Trong khi đó, hiện tại, ô tô sản xuất trong nước đang gặp phải hai bất lợi chính so với ô tô nhập khẩu. Thứ nhất, giá thành ô tô sản xuất trong nước đang cao hơn từ 10-20% so với ô tô của các nước nhập khẩu trong khu vực (chủ yếu là do sản lượng nội địa thấp, công nghiệp hỗ trợ kém phát triển). Thứ hai, phần đông người tiêu dùng Việt vẫn chuộng các sản phẩm ô tô nhập ngoại hơn là các sản phẩm sản xuất trong nước. Năm 2019 cả nước đã nhập khẩu khoảng 140.301 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 69,3% so với năm 2018. Điều này đã tạo sức ép vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Thừa nhận ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua, tuy nhiên ông Lương Đức Toàn cũng chỉ rõ, ngành sản xuất ô tô trong nước hiện vẫn chưa đạt được tiêu chí của một ngành sản xuất ô tô thực sự. Phần lớn các doanh nghiệp hiện chỉ thực hiện mức độ lắp ráp đơn giản với dây chuyền sản xuất gồm bốn công đoạn chính: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra. Chỉ có một số doanh nghiệp thực hiện công đoạn lắp ráp thêm động cơ.

Một trong những khó khăn nữa là hiện tại, các phụ tùng linh kiện ô tô được sản xuất tại Việt Nam chủ

Empty

yếu là xăm, lốp, bánh ô tô, các loại ghế ngồi đơn giản. Nhiều loại vật liệu, các loại nhựa, chất dẻo, hóa chất để phục vụ sản xuất hiện hiện vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, không tạo được sự chủ động trong sản xuất linh kiện cho việc lắp ráp trong nước.

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ thêm, trong năm năm qua, không kể năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tốc độ phát triển ngành ô tô Việt Nam đạt khoảng 12 – 13%, cao nhất ASEAN. Tuy nhiên dung lượng thị trường tại Việt Nam vẫn nhỏ so với nhiều nước trong khu vực. Đơn cử, so với Thái Lan, Indonesia, thị trường của chúng ta chỉ bằng 1/4, so với Malaysia chỉ bằng 1/2.

“Dù được tạo điều kiện phát triển, song ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Xe nhập khẩu chiếm khoảng 40% số xe bán ra ở thị trường nội địa, vì vậy vốn dung lượng thị trường Việt Nam đã hẹp rồi lại bị hẹp hơn nữa bởi xe nhập khẩu. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đầu ra gặp khó khăn…”, TS Võ Trí Thành chỉ rõ.

Empty

Theo TS Võ Trí Thành, để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, cần phải có các giải pháp hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển để cạnh tranh với xe nhập khẩu. Giải quyết bài toán này, có rất nhiều vấn đề. Vấn đề cơ bản nhất là phải có được lợi thế về quy mô.

Empty

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng cần phải gắn mình vào chuỗi giá trị lớn nhằm tận dụng những ưu thế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó, doanh nghiệp Việt phải nắm được công nghệ. Yêu cầu này vừa cần giải pháp chuyển giao công nghệ vừa đòi hỏi Việt Nam có năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) tốt.

Điều kiện tiên quyết để những giải pháp đó được triển khai hiệu quả là một chính sách hoàn thiện, một hành lang pháp lý đủ rộng giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài.

“Về chính sách hỗ trợ đối với ngành ô tô, những chính sách như miễn giảm thuế rất quan trọng nhưng chưa đủ. Cần có cái nhìn toàn diện hơn về bên cung, bên cầu, những xu hướng phát triển mới của ngành ô tô, hệ sinh thái cho ngành này phù hợp với cả bên sản xuất và bên tiêu dùng”, TS Võ Trí Thành chỉ rõ.

Theo đó, chính sách cho ngành ô tô cần chú trọng vào 3 vấn đề chính. Thứ nhất là kích cung. Chính sách cần giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng, quản lý người lao động, kết nối chuỗi giá trị để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo ra những sản phẩm chất lượng, có lợi thế cạnh tranh; tất nhiên phải phù hợp với các cam kết quốc tế.

Thứ hai là kích cầu. Hiện tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang mạnh lên, nhu cầu ô tô cũng tăng theo. Tuy nhiên hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn rất cao. Nhiều người đề xuất, với những loại ô tô thông thường không nên coi là đồ xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đó là một điều nên xem xét. Cần cân nhắc đến các vấn đề về môi trường, hạ tầng... nên chưa thể điều chỉnh ngay nhưng đó cũng là một gợi ý quan trọng để thay đổi cái nhìn về tiêu dùng ô tô.

Thứ ba là giải quyết vấn đề cạnh tranh, phát triển khi tiến tới sản xuất những dòng ô tô mới. Cuộc cách mạng ô tô sẽ thay đổi thị trường, và đây là vấn đề rất quan trọng cho Việt Nam trong 7 - 10 năm tới.

Về phía các cơ quan chức năng, ông Lương Đức Toàn cho hay, nhằm gỡ khó cho ngành ô tô, kể từ ngày 28-6 đến hết năm 2020, xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31-12-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Việc được giảm 50% lệ phí trước bạ nhằm kích cầu tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh được kỳ vọng sẽ giúp người tiêu dùng tăng mua xe hơn.

Hiện tại thị trường ô tô Việt Nam có rất nhiều mẫu xe được lắp ráp trong nước đang ăn khách, có những xe có giá trị bán ra hàng tỷ đồng. Như vậy, nếu áp dụng ưu đãi từ chính sách này, người tiêu dùng có thể được lợi từ 200-300 triệu đồng/xe, với những dòng xe cao cấp nhất. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng đã đề xuất trình Chính phủ xem xét gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước để giúp các doanh nghiệp nội địa khắc phục được khó khăn về mặt tài chính.

Về phía các doanh nghiệp, bà Sudarat Varagornvoravuti, Trưởng phòng phụ trách cung ứng Công ty Honda Việt Nam chia sẻ, đối với ngành công nghiệp ô tô, chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn đối với các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng ô tô bởi họ cần xây dựng và phát triển một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn.

Để làm được điều này, các nhà cung cấp có thể bắt đầu từ những phụ tùng có hàm lượng giá trị nội địa thấp để từng bước phát triển ngành sản xuất ô tô. Honda sẽ đồng hành với các nhà cung cấp trong nước, từng bước giúp họ nâng cao hệ thống quản lý chất lượng của mình.

Empty

Cụ thể, đối với mảng sản xuất ô tô, để rút ngắn lộ trình phát triển, Honda đã khai thác bề dày kinh nghiệm của mình bằng cách xây dựng hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ giữa các nhà cung cấp trên toàn cầu với các nhà cung cấp trong nước. Đây là con đường tắt và là cách để Honda có thể tăng cường năng lực cho ngành sản xuất ô tô nội địa. Đối với các phụ tùng, linh kiện đơn giản, Honda sẽ lựa chọn các nhà cung cấp trong nước phù hợp và hỗ trợ họ tăng cường hệ thống đảm bảo chất lượng. Đối với các phụ tùng, linh kiện phức tạp hơn, cần sự hợp tác, kết nối giữa các nhà cung cấp trong nước và các nhà cung cấp trên toàn cầu của Honda trong vai trò hỗ trợ kỹ thuật.

“Ngoài ra, mong Chính phủ cân nhắc ưu đãi, hỗ trợ phát triển khuôn mẫu, đồ gá và vật liệu. Bởi vật liệu là một trong những yếu tố then chốt đối với việc sản xuất linh kiện, phụ tùng. Hiện tại một số vật liệu như thép không gỉ, phôi nhôm, nhựa chưa thể nội địa hóa mà buộc phải nhập khẩu và chịu thuế nhập khẩu. Đây là một trong những điểm mà doanh nghiệp rất quan tâm khi đầu tư”, bà Sudarat Varagornvoravuti kiến nghị.

Ngành ô tô Việt Nam đã có một thời gian dài phát triển và đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ. Một chính sách thoáng, đủ sức hỗ trợ doanh nghiệp, cộng với những nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp nội mới đủ sức đưa ngành công nghiệp ô tô phát triển, để “miếng bánh” hấp dẫn với gần 100 triệu dân không rơi hoàn toàn vào các doanh nghiệp ngoại.

Ông Phạm Văn Tài, Tổng Giám đốc Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) chỉ rõ, có một thực tế, dung

Empty

lượng thị trường ô tô vẫn hạn chế, khiến giá thành cao. Các nước khác, kể cả Thái Lan, Indonesia hay Nhật Bản đều phải sản xuất cho cả xuất khẩu bởi thị trường nội địa là không đủ. Trong khi đó, nhiều năm qua, sản lượng của thị trường Việt Nam không đủ lớn nên giá thành vẫn giữ ở mức cao.

Ngoài lực kéo bởi dung lượng thị trường nhỏ thì thiếu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng là nguyên nhân quan trọng khiến nỗ lực tăng tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp bị kéo lại. Tỷ lệ nội địa hóa càng cao thì ưu đãi phải càng tăng nhưng đến nay chính sách này cũng chưa rõ ràng. Chẳng hạn các nhà đầu tư linh kiện phụ tùng ô tô chưa được ưu đãi thuế như các nhà sản xuất khác, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các phần linh kiện sản xuất ở trong nước cũng không được ưu đãi trong khi các nước như Malaysia hay Thái Lan đã làm từ lâu.

“Theo tôi, Nhà nước cần có hàng rào kỹ thuật nhất định thay vì thả nổi như hiện nay. Ví dụ, muốn được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%, xe nhập khẩu phải đạt tối thiểu 40% nội địa hóa nội khối. Nên có chính sách miễn thuế linh kiện nhập khẩu mà không cần có điều kiện kèm theo thay vì bị ràng buộc bởi điều kiện về sản lượng chung và riêng như hiện nay để xe lắp ráp trong nước có thể cạnh tranh song phẳng với xe nguyên chiếc và người dùng có thể tiếp cận với các dòng xe với giá rẻ hơn”, ông Phạm Văn Tài chỉ rõ.

Tôi cũng hy vọng các Bộ, ngành, Hiệp hội đẩy mạnh triển khai các chương trình kết nối kinh doanh nhằm tăng cường liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, cũng cần có các quy định, cơ chế tăng cường quản lý hiệu quả hơn đối với các hành vi gian lận thương mại, gian lận về tiêu chuẩn khí thải…

Bên cạnh đó, phải tính đến phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô. Theo đó, doanh nghiệp cần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, kiên quyết không nhập máy móc thiết bị cũ về sản xuất mà nhập mới đạt chuẩn quốc tế về sản xuất, không chỉ đáp ứng công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô thời 4.0 theo xu thế thế giới mà còn xuất khẩu được sản phẩm.

Empty

THACO đã gia tăng tỷ lệ nội địa hóa xe bus lên trên 60%, xe tải 40%, xe du lịch bình quân 25%, trong đó một số mẫu xe du lịch đạt trên 40%, đáp ứng tiêu chí giá trị hàm lượng khu vực RVC (Regional Value Content) để hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA).

Hiện thực hóa giấc mơ ô tô Việt

Theo Hiệp hội các nhà ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 6/2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 24.002 xe, tăng 26% so với tháng 5/2020, giảm 13% so với tháng 6/2019.

Empty

Theo Nhandan