Thứ sáu 01/12/2023 14:28 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm

Tin tức -
In bài viết

TTTĐ - “Nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội; đồng thời, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực. Bởi hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách vẫn còn giao quyền nửa vời”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nhấn mạnh tại thảo luận tổ về dự án Luật chiều nay (10/11).

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bảo đảm thực hiện quy hoạch trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Xây dựng cơ chế chính sách vượt trội cho Thủ đô

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều 10/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội nêu, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự thảo Luật sẽ tiếp tục được bổ sung các nội dung xung quanh 9 nhóm chính sách lớn, hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm và cơ chế giám sát.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tại tổ
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng thảo luận tại tổ

Để chuẩn bị cho việc sửa đổi Luật Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020 và đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, yêu cầu mới phát triển Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ cao hơn trước bởi Hà Nội không chỉ là Thủ đô của cả nước mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ của quốc gia. Đặc biệt là phát triển Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Với tầm quan trọng đó, việc sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay rất quan trọng. Nhiều nội dung trong Luật Thủ đô năm 2012 còn bất cập, khó triển khai thực hiện trong thực tiễn; một số nội dung nếu thực hiện thì không đúng quy định vì chưa có cơ chế. Trong đó, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ yêu cầu phải đưa ra những cơ chế vượt trội, phân cấp ủy quyền mạnh cho Thủ đô Hà Nội.

Không để đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa nông thôn

Góp ý trực tiếp vào vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn (Điều 33), đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, việc phát triển nông nghiệp sinh thái của Thủ đô thực hiện theo mô hình nông nghiệp bền vững, chú trọng đến sự tương tác giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế nhằm bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm.

Hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm
Các đại biểu Quốc hội Đoàn TP Hà Nội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc quy hoạch nông thôn của Hà Nội rất quan trọng khi tiến trình đô thị hóa nông thôn ngày càng lớn; trong đó, cần phải bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội với hơn 1.300 làng nghề và làng có nghề cần được lưu giữ và phát triển. Cùng với đó, cần chú trọng phát triển du lịch với mục tiêu Hà Nội là điểm đến của du khách, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo sinh kế cho người dân ở các địa phương và qua đó tăng ngân sách cho thành phố.

“Dù phát triển đô thị đến mấy cũng phải giữ được truyền thống văn hóa, không để đô thị hóa ảnh hưởng đến văn hóa nông thôn”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo Điều 32 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về vấn đề phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông, HĐND thành phố Hà Nội quy định chính sách đầu tư và huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng, các công trình ngầm công cộng trên địa bàn Thủ đô. Chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác đường sắt đô thị, xe buýt, nhà ga, bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện giao thông phát thải thấp.

Đồng tình với quy định về phân cấp một số thẩm quyền đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Bí thư Thành ủy nêu, HĐND thành phố Hà Nội có thể quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng. Thành phố cũng cần được ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô.

Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô còn một số vướng mắc trong thời gian qua, Bí thư Thành ủy cho rằng, song hành cùng các quy định giao thẩm quyền về chủ trương, các quy định pháp luật khác cũng phải đi theo, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Về nội dung được các đại biểu đề cập đến như di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, Bí thư Thành ủy đề nghị để đẩy nhanh quá trình thực hiện cần giao thêm thẩm quyền cho thành phố. Các nội dung này phải được thể hiện rõ nét trong dự thảo Luật.

Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, sau khi trình Quốc hội tại kỳ họp này, trong thời gian tới, trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, dự thảo Luật sẽ tiếp tục được bổ sung các nội dung xung quanh 9 nhóm chính sách lớn, đặc biệt được hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm và cơ chế giám sát.

Diệu Linh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
“Vấn đề gốc rễ là chất lượng cán bộ Công đoàn"

“Vấn đề gốc rễ là chất lượng cán bộ Công đoàn"

TTTĐ - Là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội trong 3 ngày (từ ngày 1 - 3/12/2023). Nhân dịp này, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu.
Đẩy mạnh ứng dụng AI trong xây dựng thành phố thông minh

Đẩy mạnh ứng dụng AI trong xây dựng thành phố thông minh

TTTĐ - Sáng 30/11, trong khuôn khổ hội nghị “Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023”, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Hội thảo “AI trong xây dựng thành phố thông minh, bền vững”.
Tin khác
[Xem thêm]
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ

TTTĐ - Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã kết thúc thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, tập trung giải quyết một khối lượng công việc lớn, quan trọng với sự đồng thuận, nhất trí cao...
Đại tướng Tô Lâm làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum

Đại tướng Tô Lâm làm việc với lãnh đạo tỉnh Kon Tum

TTTĐ - Sáng ngày 29/11, Đoàn công tác do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I – năm 2023.
Xem phiên bản di động