Tag

Học tập và làm theo Bác... - Bài 4: Nghệ nhân trẻ giữ nghề truyền thống

Nhịp sống trẻ 27/05/2018 15:00
aa
TTTĐ - Hơn 20 năm gắn bó với nặn tò he cũng là bấy nhiêu thời gian Đặng Văn Tiên (Phú Xuyên, Hà Nội) miệt mài bồi đắp và lan tỏa tình yêu nghề truyền thống. Tình yêu ấy đã giúp anh đưa tò he đến với rất nhiều bạn bè trong nước và du khách quốc tế.

Học tập và làm theo Bác... - Bài 4: Nghệ nhân trẻ giữ nghề truyền thống

>> Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực
Bài 3: Anh thợ trẻ với sáng kiến bảo vệ môi trường

Đam mê và sáng tạo

Tốt nghiệp THPT, Tiên tìm cách đi học nghề vì không đủ điểm đỗ đại học. Tìm mãi không có nghề phù hợp, Tiên buồn chán. Luc ấy, ông ngoại Tiên khuyên: “Làng mình có nghề nặn tò he cả nước không nơi đâu có. Cháu theo và giữ lấy nghề”. Lời khuyên của ông khiến Tiên suy nghĩ rất nhiều.

Từ đó, chàng trai 18 tuổi theo ông đi khắp các lễ hội ở nhiều nơi (như: Bắc Ninh, Đông Anh (Hà Nội), Phú Thọ,… để biểu diễn và bán sản phẩm tò he. Mùa lễ hội đi qua, Tiên lại có mặt ở công viên, cổng trường để phục vụ “thượng đế” là các em nhỏ. Càng gắn bó với nghề tình yêu dành cho những chú tò he trong anh càng lớn.

Trước đây, tò he được làm từ bột gạo nếp nên trẻ em rất thích, vừa chơi vừa được ăn. Tuy nhiên, điều khiến Tiên trăn trở là mỗi ngày một nghệ nhân khéo tay có thể nặn từ 100-150 con tò he nhưng nếu bán không hết thì chỉ sau 2-3 ngày, bột nếp bị mốc, đành phải bỏ đi, vừa tốn công sức vừa lãng phí.


Học tập và làm theo Bác... - Bài 4: Nghệ nhân trẻ giữ nghề truyền thống
Nghệ nhân trẻ Đặng Văn Tiên

Tiên quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi ra loại bột mới thay thế nguyên liệu truyền thống. Anh đã thử với nhiều loại (như: Bột dong, bột năng…) đều không được. Thậm chí, một Việt kiều bày cach pha bột mì với muối giữ ẩm của người Mỹ nhưng cũng thất bại.

Hành trình tìm ra loại bột mới của Tiên kéo dài hơn ba năm nhưng anh không bỏ cuộc. Cuối cùng, Tiên cũng đã tìm ra được loại bột cao cấp khiến các chú tò he có thể giữ được một đến hai năm. Loại bột này cũng có thể nặn ra loại hoa, con vật có kích thước lớn. Với ưu điểm giữ được lâu ngày, những chú tò he Việt Nam đã theo du khách đến nhiều nơi trên thế giới.

Không chỉ tạo ra loại bột cao cấp, Tiên còn mày mò để tạo ra những sản phẩm mới từ tò he. Trong đó, anh đã thiết kế nặn tò he lên đầu bút bi và bút chì. Nhờ có sáng kiến đó, sản phẩm Tiên làm ra bán rất đắt hàng. Anh cũng tạo ra bức tranh được nặn bằng bột tò he, được Sở Công thương thành phố Hà Nội trao cho giải thưởng sáng tạo.

Với những nỗ lực không ngừng, Tiên đạt rất nhiều danh hiệu cao quý như: Nghệ nhân Hà Nội; Danh hiệu Nghệ nhân Hiệp hội làng nghề Việt Nam; Giải Nhất chương trình thi nặn tò he trong khuôn khổ Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc năm 2012...

Trăn trở giữ nghề

Dù đạt được nhiều thành công xong điều khiến Tiên trăn trở nhất là làm sao giữ được nghề. Trước cơn bão hàng Trung Quốc các sản phẩm truyền thống của Việt Nam có phần lép vế.

Bản thân Tiên cũng đã có một thời gian dài liên tục phải di chuyển địa điểm vì vi phạm chỉ thị cấm bán hàng rong, ngồi vỉa hè. “Khi đó, mình đã nghĩ rằng nếu cứ cố bán hàng trên vỉa hè sẽ có nhiều người khác làm theo, gây mất trật tự văn minh đô thị. Vì vậy, dù khó khăn mình vẫn quyết đến gõ cửa các cơ quan, sở văn hóa các tỉnh, thành phố để tham gia các lễ hội, hội chợ tuyên truyền về làng nghề truyền thống tò he” – Tiên cho biết.

Tiên cũng tìm cách để được cấp phép bán hàng ở các điểm vui chơi để vừa tăng thu nhập vừa phát triển nghề. Hiện anh là một trong những nghệ nhân nặn tò he quen thuộc với du khách ở Công viên nước Hồ Tây. Với suy nghĩ tuổi trẻ phải năng nổ nên Tiên đã đi nhiều nơi tìm các mối liên kết mới duy trì được công việc thường xuyên và quảng bá văn hóa làng nghề.

Tiên tích cực tham gia giảng dạy ở các tiết học ngoại khóa để đưa tò he vào trường học. Anh xin cấp phép để được mở chiếu nặn tò he và không gian trải nghiệm cho các bạn trẻ ở phố đi bộ Hồ Gươm. Anh cũng đã mạnh dạn đưa những đoàn học sinh gồm 200 em về làng nghề để trải nghiệm. Tại đây, họ không chỉ được giới thiệu về lịch sử làng nghề, tự tay tạo ra các sản phẩm mà còn được tham gia các trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, keo co, đập niêu…

Con đường đến được với những thành công đó không ít chông gai nhưng Tiên luôn cảm thấy vui khi ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến và trải nghiệm với nghề lặn tò he. “Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn song mình luôn ghi nhớ lời dạy của Bác “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà; phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Mình hi vọng với những việc làm thiết thực sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước” – Tiên tâm sự.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới” Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Cảm xúc đong đầy “Tháng Ba biên giới”

TTTĐ - Trong những ngày tháng 3, Tuổi trẻ Đà Nẵng đã có chuyến hành trình “Tháng Ba biên giới” đầy ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc với cảm xúc yêu thương mãi đọng lại với người dân nơi đây.
Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ấn tượng đẹp màu áo xanh tình nguyện

TTTĐ - Những ngày tháng Ba, màu áo xanh tình nguyện của tuổi trẻ Bình Thuận có mặt ở khắp các xã, phường, thị trấn… với nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực vì cộng đồng.
Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân xung kích lập công, tô hồng truyền thống

TTTĐ - Tuổi trẻ Vùng 3 Hải quân đặt mục tiêu 100% cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện hiệu quả chương trình rèn luyện năm 2024, xung kích, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
“Đâu khó” có… tuổi trẻ Năm Thanh niên tình nguyện 2024

“Đâu khó” có… tuổi trẻ

TTTĐ - Với các hoạt động có ý nghĩa thiết thực hướng tới cộng đồng, phong trào thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Ngãi thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia và để lại hình ảnh tốt đẹp về màu áo xanh tình nguyện.
Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn Năm Thanh niên tình nguyện 2024

Ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn

TTTĐ - Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Quảng Nam đồng loạt triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tình nguyện đa dạng, đổi mới; đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ sáng tạo” ứng dụng chuyển đổi số vào các hoạt động Đoàn.
Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi thanh xuân rực rỡ, truyền cảm hứng tích cực

TTTĐ - Một chàng trai kiên định để thành công trong nghề nghiệp; một người trẻ bằng tình yêu thương đã mang đến bao việc có ích cho cộng đồng… Tất cả đã góp phần tạo nên một đất nước với nhiều người tốt và những điều tử tế, viết nên tuổi thanh xuân rực rỡ, đáng nhớ cho bản thân.
Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “hạt giống đỏ” nảy mầm từ công tác Đoàn - Hội

TTTĐ - Đến từ nhiều vị trí khác nhau nhưng những cán bộ Đoàn có một điểm chung là năng động, nhiệt huyết, thông minh và sáng tạo. Bằng hành động cụ thể, thiết thực, họ đã mang lại giá trị tích cực, là nguồn cảm hứng về sức trẻ năng động với cộng đồng.
Dấu ấn sức trẻ trên các công trình Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn sức trẻ trên các công trình

TTTĐ - Phủ xanh nhiều góc phố, cơ quan nhằm bảo vệ môi trường đô thị, quảng bá sản phẩm địa phương theo cách của người trẻ… tất cả đã thổi một luồng gió mới góp phần làm thay đổi diện mạo Thủ đô.
Những năm tháng hào hùng Tôi yêu Hà Nội

Những năm tháng hào hùng

TTTĐ - Bước ra từ khói lửa chiến tranh, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Tiến Hà luôn xúc động khi nhớ về những năm tháng cách mạng quyết liệt. Ông là người truyền lửa cho thế hệ ngày nay qua ký ức lịch sử hào hùng.
Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật Camera 360 trẻ

Nhiều hoạt động sôi nổi đậm bản sắc Việt Nhật

TTTĐ - Ngày 31/3, Trường Đại học Việt Nhật (VJU) - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức Ngày hội “VJU Open Campus” năm 2024, hướng tới kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Trường Đại học Việt Nhật (21/7/2014 - 21/7/2024).
Xem thêm