Tag

Hội nghị thượng đỉnh của Visa về an ninh thanh toán tại Châu Á - Thái Bình Dương

Công nghệ số 08/06/2021 11:10
aa
TTTĐ - Visa vừa tổ chức Hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh thanh toán tại Châu Á - Thái Bình Dương...
Khảo sát của Visa cho thấy người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng thanh toán số để thích ứng với đại dịch Covid-19 Visa mở rộng chương trình Kỹ năng kinh doanh thực tiễn Home Credit nhận giải thưởng uy tín từ Visa Visa hỗ trợ các công ty khởi nghiệp hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Visa triển khai đồng thời công nghệ Chấp nhận thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động và giải pháp Phê duyệt nhà bán hàng siêu tốc Visa và Tập đoàn NextTech ký kết hợp tác
Thanh toán không tiếp xúc tại cửa hàng
Thanh toán không tiếp xúc tại cửa hàng

Hội nghị nêu bật những thay đổi đáng kể khi nhu cầu sử dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc ngày càng tăng mạnh trong khu vực, bên cạnh đó kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường hợp tác để giải quyết các mối lo ngại trong bảo mật thanh toán. Ông Pavan Kumar, Giám đốc Quản lý Rủi ro tại Visa Đông Nam Á đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về các xu hướng thanh toán phổ biến trong năm qua cũng như đề xuất các giải pháp của Visa để đáp ứng nhu cầu bảo mật cho các đối tác.

- Vừa qua, Visa lần đầu tiên tổ chức Hội nghị thượng đỉnh thường niên về an ninh thanh toán tại Châu Á - Thái Bình Dương trên nền tảng trực tuyến. Ông có thể cho biết, Hội nghị đã gặt hái được những kết quả đáng chú ý nào?

- Hội nghị thượng đỉnh về an ninh thanh toán tại Châu Á - Thái Bình Dương là sự kiện lớn nhất của Visa trong khu vực, được diễn ra lần thứ 16 tại các thành phố khác nhau. Mặc dù năm nay chúng tôi chuyển đổi sang hình thức hội nghị trực tuyến nhưng sự kiện vẫn thu hút hơn 1.500 đối tác và khách hàng, con số này tăng gấp đôi so với hình thức thông thường. Đây là một tín hiệu cho thấy trong lĩnh vực thanh toán, sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Thương mại nói chung đang ở thời điểm then chốt khi thương mại điện tử đang gia tăng vượt bậc, người tiêu dùng ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán số khi mua sắm tại các cửa hàng và hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi cũng đã thảo luận về một loạt những gián đoạn do đại dịch gây ra bao gồm sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, tương lai của sự dịch chuyển dòng tiền và một lần nữa nhấn mạnh rằng bảo mật chính là yếu tố cơ bản đối với tất cả các cách thức thanh toán hiện đại mới.

 Ông Pavan Kumar, Giám đốc Quản lý Rủi ro tại Visa Đông Nam Á
Ông Pavan Kumar, Giám đốc Quản lý Rủi ro tại Visa Đông Nam Á

- Ông cho rằng những xu hướng nào sẽ góp phần định hình ngành thanh toán tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới?

- Nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện đã chỉ ra ba xu hướng rất rõ ràng của người tiêu dùng.

Trước hết, thanh toán không tiếp xúc dần chiếm ưu thế và trở thành một lựa chọn tối ưu giúp đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ. Đại dịch đã làm gián đoạn các hoạt động giải trí của người tiêu dùng khi họ buộc phải ngừng các chuyến du lịch, hoạt động ăn uống bên ngoài và mua sắm các mặt hàng xa xỉ phẩm.

Bên cạnh đó, Covid-19 còn khiến người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt và thúc đẩy họ tìm đến các giải pháp thanh toán hiện đại hơn nhằm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp và từ đó giảm thiểu khả năng lây nhiễm. Nghiên cứu của Visa cũng cho thấy 56% người tiêu dùng đã mang ít tiền mặt hơn, khiến số lượng các giao dịch tiền mặt giảm rõ rệt. Một nửa số giao dịch thanh toán trực tiếp ở Châu Á - Thái Bình Dương là thanh toán không tiếp xúc, chứng tỏ hình thức thanh toán này ngày càng được ưa chuộng hơn so với tiền mặt.

Dịch bệnh cũng khiến người tiêu dùng nâng cao nhu cầu được trải nghiệm dịch vụ nhanh chóng và chất lượng. 85% người dùng đang mua hàng trên các ứng dụng ít nhất một lần một tuần. Người tiêu dùng cũng dần nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử và đón nhận sự tiện lợi và tính tiết kiệm mà thương mại điện tử mang lại.

Tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của người tiêu dùng là dấu hiệu cho thấy những lỗ hổng trong hệ sinh thái thanh toán cần được quan tâm đặc biệt. Khi thương mại chuyển sang nền tảng trực tuyến, các hình thức gian lận cũng chuyển đổi theo, dẫn đến các trường hợp đánh cắp thẻ cũng trên đà leo thang, làm gia tăng mối lo ngại về bảo mật thanh toán giữa tất cả các bên liên quan.

Theo nghiên cứu của Visa, có tới 51% người tiêu dùng Việt Nam lo sợ bị xâm nhập bởi phần mềm độc hại và vi rút trên điện thoại và 41% trong số họ lo ngại về việc bị lộ thông tin khi các bên thứ ba có thể truy cập trái phép vào thiết bị. Đây là những rào cản trong quá trình triển khai rộng rãi các hình thức thanh toán số và do đó cần được giải quyết bằng cách liên tục tạo ra những sáng kiến đổi mới về bảo mật thanh toán.

Người tiêu dùng Việt Nam tăng cường đặt thực phẩm giao đến nhà trong mùa dịch
Người tiêu dùng Việt Nam tăng cường đặt thực phẩm giao đến nhà trong mùa dịch

- Những xu hướng này sẽ tác động như thế nào đối với ngành thanh toán tại Việt Nam?

- Cũng như nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam, đại dịch đã gây ra những thay đổi đáng kể trong hành vi tiêu dùng, các hoạt động thương mại và kéo theo đó là những thay đổi trong thanh toán kỹ thuật số.

Theo nghiên cứu thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện, thanh toán bằng mã QR, thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động và thanh toán qua ví điện tử là những phương thức được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì vì hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều đánh giá cao các khía cạnh an ninh và tiện lợi của các hình thức thanh toán này.

Nhìn chung, nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về các phương thức thanh toán không tiếp xúc ngày càng gia tăng. Thanh toán bằng mã QR và ví điện tử trở nên sôi động và đa dạng hơn với sự tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước. Người tiêu dùng Việt Nam cũng nhanh chóng đón nhận các công nghệ thanh toán mới và sẵn sàng trải nghiệm những giải pháp của các nhà cung cấp dịch vụ có quy mô nhỏ trong thị trường thanh toán bằng mã QR và ví điện tử.

Người tiêu dùng đã từng trải nghiệm thanh toán không tiếp xúc cho biết phương thức thanh toán này an toàn và thuận tiện hơn nhiều so với việc phải mang theo tiền mặt. Mặc dù 86% người được khảo sát tin rằng thanh toán qua điện thoại di động là một giải pháp an toàn, tuy nhiên Visa nhận thấy cần phải nỗ lực cải tiến, sáng tạo nhiều hơn nữa để tăng cường củng cố lòng tin của người tiêu dùng.

Mua sắm online gia tăng tại Việt Nam
Mua sắm online gia tăng tại Việt Nam

- Visa đang giải quyết những vấn đề bảo mật thanh toán như thế nào và bức tranh về bảo mật đang có những thay đổi gì?

- Khi hoạt động bán lẻ dần dịch chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số, kỳ vọng của người tiêu dùng sẽ tăng lên, đòi hỏi những trải nghiệm mua sắm an toàn và thuận tiện hơn. Đặc biệt, họ mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ có thể đảm bảo an toàn cho các giao dịch, các chi tiết cá nhân và tài chính của họ.

Một trong những giải pháp mà Visa mang lại để tăng cường bảo mật là dịch vụ Visa Token (Visa Token Service - VTS), giúp chuyển đổi các thông tin thanh toán như số thẻ và các chi tiết khác của tài khoản thanh toán thành các mã điện tử ngẫu nhiên. Khi dữ liệu bị đánh cắp, nó không chứa bất kỳ thông tin xác thực nào, làm vô hiệu hóa các hoạt động đánh cắp, gian lận.

Năm vừa qua, dịch vụ Visa Token đã phát triển với tốc độ chóng mặt khi ngày càng nhiều ngân hàng phát hành thẻ và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ đầu tư vào các giải pháp bảo mật. Chúng tôi đã từng mất hơn 5 năm để phát hành 1,4 tỉ mã điện tử trên toàn thế giới, nhưng bây giờ chúng tôi đã vượt mốc 2 tỉ chỉ trong vòng 10 tháng.

VTS hiện là một trong những nền tảng bảo mật thanh toán lớn nhất trên thị trường, bảo vệ dữ liệu của chủ thẻ đồng thời cho phép người tiêu dùng và nhà cung cấp lưu giữ thông tin thẻ, họ không cần phải điền đầy đủ thông tin mỗi lần thực hiện giao dịch thanh toán. Do đó, viêc mua sắm sẽ trở nên dễ dàng hơn trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội.

Một tính năng bảo mật khác giúp gia tăng sự tiện lợi cho người dùng là Bảo mật Visa (Visa Secure), sử dụng giao thức tin nhắn EMV® 3-D Secure để xác thực các giao dịch thương mại điện tử không dùng thẻ. Việc gia tăng thêm một lớp bảo mật đã giúp cho các giao dịch được diễn ra an toàn hơn, góp phần củng cố niềm tin của các tổ chức tài chính và người bán. Tính năng bảo mật này cũng có thể giảm rủi ro mất doanh thu cho người bán bằng việc tránh các đơn hàng bị từ chối thanh toán và tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Tại Visa, chúng tôi khuyến nghị các tổ chức đầu tư vào việc thúc đẩy nền tảng an ninh và thiết lập một khuôn khổ quản trị vững chắc với chức năng chính là bảo mật và tránh khỏi việc bị xâm phạm dữ liệu.

- Xin cảm ơn ông.

Đọc thêm

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại Công nghệ số

Xiaomi 14 - Cấu hình, thông số đỉnh cao hiện đại

TTTĐ - Trong phần này, chúng tôi sẽ khám phá chi tiết về cấu hình của Xiaomi 14 - một sản phẩm được đánh giá cao với hiệu năng mạnh mẽ và thiết kế sang trọng.
Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ Công nghệ số

Khám phá bản thân qua ống kính công nghệ

TTTĐ - Trong bức tranh sôi động của thời đại số, mỗi chúng ta là một mảnh ghép độc đáo với những nét tính cách riêng biệt. Trên thị trường đã xuất hiện công cụ đánh giá tính cách qua việc quét khuôn mặt bằng camera trí tuệ nhân tạo, từ đó mở ra kho tàng bí mật về những điểm mạnh, điểm yếu và cả những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người.
Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024 Công nghệ số

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024

TTTĐ - Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bền vững hơn.
Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam Công nghệ số

Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam

TTTĐ - Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng ngôn ngữ tự nhiên đang dần phổ biến sau cơn sốt đến từ ChatGPT, mô hình được phát triển bởi OpenAI. Trong dòng chảy đó, một mô hình AI được tạo ra bởi đội ngũ Việt Nam, nhằm phổ cập kiến thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người Việt Nam - PrivacyChatbot, vừa được ra mắt vào đầu năm 2024.
Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số Công nghệ số

Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số

TTTĐ - Tại hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích các cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp đột phá phát triển kinh tế số.
TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 Công nghệ số

TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024

TTTĐ - Để đạt mục tiêu thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều định hướng trong hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số vào năm 2024.
Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024 Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được áp dụng tại Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu nhằm giúp các đơn vị và người dân tham gia thuận tiện và dễ dàng nhất.
Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh Công nghệ số

Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh

TTTĐ - Chương trình Đối tác Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Úc-Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), sẽ ra mắt một báo cáo mới quan trọng về chiến lược hợp tác vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19 Công nghệ số

Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19

TTTĐ - Sáng 15/2, phóng viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng nhân buổi du xuân đầu năm tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính Công nghệ số

Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính

TTTĐ - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm để phục vụ, năm 2023, Yên Bái đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đã cải thiện rõ rệt.
Xem thêm