Thứ ba 19/03/2024 14:33 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 - sự kiện mang tính lịch sử

Văn hóa -
In bài viết

TTTĐ - Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước. Sự kiện này được người dân kỳ vọng sẽ tiếp nối mạch nguồn “văn hóa soi đường quốc dân đi” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất cách đây 75 năm.

Triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" hướng tới Hội nghị Văn hóa

Số Báo Cứu quốc số ra ngày 25/11/1946 còn lưu bài viết tường thuật khá chi tiết về hội nghị này. Đây có lẽ cũng là tài liệu ít ỏi còn lưu giữ đến hôm nay, cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về "hội nghị Diên Hồng văn hóa" đầu tiên được tổ chức.

Ngay ở trang nhất, Báo Cứu quốc in tiêu đề trang trọng bài viết “Vì tình thế, Hội nghị văn hóa toàn quốc đã bế mạc sau một ngày thảo luận”, phần tường thuật tiếp theo ở trang 4. Bài viết đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quan trọng về nội dung Hội nghị văn hóa toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức khi Việt Nam vừa giành được độc lập, vẫn còn là một nhà nước non trẻ.

Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 - sự kiện mang tính lịch sử
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu tham quan triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"

Bài báo viết, Hội nghị văn hóa toàn quốc khai mạc phiên sáng 24/11 vào hồi 9 giờ, tại Nhà hát Lớn, tới dự có Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn, và một số bộ trưởng. Các đại biểu dự hội nghị có hơn 200 ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc diễn văn khai mạc trong 40 phút. Trong cuốn Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam (tập 3, tr.132-133, NXB Chính trị Quốc gia, 2008) ghi rõ: “Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng.

Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Người kêu gọi các nhà văn hóa Việt Nam "hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng".

Chính tại diễn đàn này, Người đã khẳng định: Số phận dân ta là ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

Tôi mong chúng ta đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện Độc lập, Tự cường và tự chủ.

Thời gian không nhiều nhưng những ý kiến tâm huyết của các nhà văn hóa, văn nghệ sĩ đã đóng góp sôi nổi, biểu thị quyết tâm xây dựng một nền văn hóa mới.

75 năm sau, cũng vào ngày 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Đây được xem là một ngày hội lớn, một "hội nghị Diên Hồng" của toàn ngành Văn hóa.

Chia sẻ về sự kiện chính trị quan trọng này, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Năm 2021 là năm đất nước của chúng ta có rất nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đây là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030.

Đại hội Đảng khóa XIII đã hoạch định đường lối phát triển của đất nước Việt Nam đến năm 2030 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, năm 2045 nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Theo đó, Đảng đặt ra mục tiêu đến lúc đó nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.

Hội nghị văn hóa toàn quốc 2021 - sự kiện mang tính lịch sử

Năm 2021 cũng đánh dấu 35 năm công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, đây là năm mà tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế có những biến động, khó khăn và thuận lợi đan xen. Đất nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nhất là từ tháng 4/2021, đợt bùng phát dịch thứ 4 đã gây ra cho đất nước chúng ta nhiều thiệt hại rất lớn, ngành VHTTDL bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, với sự lãnh đạo của Đảng, từ lời hiệu triệu của Tổng Bí thư, đến Nghị quyết Trung ương Đảng, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV, các chương trình hành động cụ thể của Chính phủ cùng sự đồng lòng, đồng sức của Nhân dân thì đến thời điểm này chúng ta đã từng bước kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, đưa đất nước vào giai đoạn thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt hiệu quả dịch bệnh. Chúng ta đang có cơ hội làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chăm lo tốt hơn đời sống văn hóa.

Đặc biệt hơn nữa, năm 2021, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ tổ chức Hội nghị Văn hóa lần thứ nhất ngày 24/11/1946. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu cho các cấp có thẩm quyền, sau đó Thường trực Ban Bí thư giao nhiệm vụ cho các ban Đảng, các tổ chức có liên quan nhằm tổ chức triển khai sớm các Nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa.

Diễn ra vào thời điểm quan trọng của đất nước, vì vậy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 chính là sự kiện mang tính chất lịch sử.

600 đại biểu sẽ tham dự hội nghị tại hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội) gồm lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Các bộ, ngành; Văn nghệ sĩ và đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội... Hội nghị còn được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và có thể mở rộng đến tận các xã, phường, thị trấn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay, nội dung trọng tâm xuyên suốt của hội nghị chính là dẫn luận, hệ thống lại các quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa... "Chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại một cách sâu sắc hơn qua 35 năm đổi mới đã có những thành tựu gì và đang tồn tại khó khăn, yếu kém nào. Từ đó sẽ rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, để có một nhận thức đúng đắn. Khi chúng ta có nhận thức đúng sẽ có một hành động đẹp”, Bộ trưởng nhận định.

Qua hội nghị, các cơ quan sẽ rút ra được những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, để có nhận thức đúng đắn với yêu cầu đặt ra là "xác định phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới trên trục xuyên suốt là phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trọng tâm chính là khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước hùng cường".

Chúng ta phải xác lập để xây dựng hệ sinh thái văn hóa mà bao trùm xuyên suốt là xây dựng được một môi trường văn hóa, tiếp cận theo hướng chọn việc, chọn điểm, chọn lĩnh vực và ưu tiên vấn đề văn hóa doanh nghiệp và doanh nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng nhấn mạnh, sau hội nghị "chúng ta phải tập trung thực hành để triển khai hệ giá trị con người Việt Nam mà Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Đó là con người Việt Nam yêu nước, trọng lẽ phải, giàu tình thương, sáng tạo và có khát vọng xây dựng đất nước".

Hội nghị lần này sẽ dành thời gian để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quán triệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ chiến lược này đặt ra là nâng cao nhận thức của người dân về phát triển văn hóa. Bộ sẽ rà soát các quy định, phát hiện điểm nghẽn để bổ sung, hoàn thiện theo cách tiếp cận xây dựng luật không chỉ là công cụ quản lý mà còn tạo ra động lực phát triển.

Xây dựng giá trị con người Việt Nam trong phát triển đất nước Xây dựng giá trị con người Việt Nam trong phát triển đất nước
Hội nghị Văn hóa 2021: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh Hội nghị Văn hóa 2021: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Hương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những chiến lược đi đến thành công

Những chiến lược đi đến thành công

TTTĐ - Ngành công nghiệp trò chơi di động đang trải qua một làn sóng chuyển đổi đáng chú ý, không chỉ trở nên đa dạng hóa bởi nhân khẩu học của người chơi mà còn là tính cạnh tranh cao trong các lượt tải về.
"Người một nhà" - sự ấm áp, bao dung của tình thân gia đình

"Người một nhà" - sự ấm áp, bao dung của tình thân gia đình

TTTĐ - Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) vừa giới thiệu bộ phim với chủ đề gia đình "Người một nhà". Tác phẩm xoay quanh hành trình trở về, hàn gắn và xoa dịu vết thương trong quá khứ của hai anh em song sinh Trí và Tuệ. Phim sẽ lên sóng lúc 21h50 thứ 5 - 6 hàng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ ngày 28/3.
Tin khác
[Xem thêm]
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
Giọng ca thính phòng Nguyễn Khánh Ly làm đêm nhạc trữ tình

Giọng ca thính phòng Nguyễn Khánh Ly làm đêm nhạc trữ tình

TTTĐ - Vào 20h ngày 21/3, tại Skyline (36A Hoàng Cầu, Bán đảo Hoàng Cầu, Hà Nội) sẽ diễn ra minishow “Ly” của ca sĩ Nguyễn Khánh Ly. Đây là đêm nhạc riêng đầu tiên sau 20 năm theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp của giải Ba Sao Mai 2011 Khánh Ly, đồng thời đánh dấu quyết tâm trở lại với sân khấu biểu diễn một cách mạnh mẽ hơn của nữ ca sĩ sau một thời gian dài khá im ắng vì tập trung cho việc học tập.
Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

Về làng Phú Nhiêu nghe hò Cửa Đình, múa hát Bài Bông

TTTĐ - Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, có vô số biểu diễn đặc sắc như quan họ, trống quân, chèo, tuồng, cải lương… được yêu thích và phổ biến ở nhiều vùng miền, từ đồng bằng đến núi rừng. Trong số đó, hai diễn xuất nghệ thuật đặc trưng là Hò Cửa Đình và Múa hát Bài Bông hiện chỉ còn tồn tại ở nơi duy nhất, đó là thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.