Tag

Hội thảo tham vấn xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và vùng KT-XH đặc biệt khó khăn

Tin tức 29/06/2019 07:01
aa
Ngày 28/6, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo tham vấn các đối tác phát triển, các tổ chức Phi Chính phủ góp ý nội dung “Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và vùng KT-XH đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng chủ trì Hội thảo.

Hội thảo tham vấn xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và vùng KT-XH đặc biệt khó khăn

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng phát biểu tại Hội thảo

Bài liên quan

Hội thảo “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi” tại Hoà Bình

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín và cán bộ cơ sở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số

Tạo chuyển biến tích cực trong đời sống đồng bào các dân tộc rất ít người

Tham dự có đại diện các bộ, ngành Trung ương; thành viên Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án; đại diện các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức Phi Chính phủ; đại diện các vụ, đơn vị thuộc UBDT.

Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và vùng KT-XH ĐBKK giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030 được xây dựng dựa trên việc thực hiện Nghị quyết 74/NQ-QH14 ngày 20/11/2018 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, UBDT được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án để Chính phủ trình Quốc hội trong quý III năm 2019. Đây là đề án rất quan trọng, làm căn cứ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS, miền núi, vùng KT-XH ĐBKK giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Theo dự thảo Đề án, vùng DTTS, miền núi và vùng KT-XH ĐBKK là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, KT-XH, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái; nhưng thực tế hiện nay lại là vùng có điều kiện KT-XH phát triển khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỉ lệ hộ nghèo cao nhất... Do vậy, việc xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và KT-XH ĐBKK là rất cần thiết, qua đó xác định mục tiêu cụ thể, giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng này, thu hẹp dần khoảng cách với các vùng phát triển.

Mục tiêu của Đề án hướng tới việc khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn ĐBKK; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; gia tăng đầu tư nguồn lực của Nhà nước và các thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển... Định hướng đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh trong vùng DTTS đạt 8-10%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2,5 lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm 4-5%/năm, giảm 30% số xã ĐBKK và 50% số thôn ĐBKK so với năm 2019; trên 90% số xã có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa...

Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của Đề án đối với sự phát triển của vùng DTTS và miền núi, các đại biểu tại Hội thảo cho rằng, Đề án đã tổng hợp khối lượng thông tin rất lớn, chính xác, khoa học về thành tựu, hiện trạng, khó khăn của cộng đồng các DTTS trong giảm nghèo và phát triển bền vững; Đề án với mong muốn kết hợp, tích hợp được các chính sách ở nhiều mảng khác nhau và các chương trình khác nhau, nếu được thiết kế tốt sẽ góp phần giải quyết vướng mắc lớn trong giảm nghèo giai đoạn vừa qua, đó là sự chồng chéo về chính sách, sự thiếu nhất quán trong quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và thanh quyết toán. Đề án cũng nêu ra những luận điểm quan trọng liên quan đến đầu tư, phát triển bền vững đi liền với xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách vùng DTTS và miền núi so với vùng phát triển; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.

Các ý kiến cũng cho rằng, Đề án đã đưa ra bức tranh khá rõ về hiện trạng và các khó khăn của đồng bào DTTS, song cần nêu bật được các nguyên nhân cốt lõi của các hiện trạng, khó khăn này. Việc đánh giá hiện trạng cũng cần nêu bật được các tiềm năng, thế mạnh ở các địa bàn ĐBKK, nơi có đông đồng bào sinh sống. Trong đó có các yếu tố quan trọng, cần được nhấn mạnh hơn để làm cơ sở cho các giải pháp của Đề án, như: Thế mạnh về tổ chức cộng đồng; tiềm năng phát triển kinh tế địa phương; tiềm năng về khoáng sản, thủy điện, kinh tế cửa khẩu... Việc đánh giá hiện trạng cũng cần nhấn mạnh hơn đến tính đa dạng, đặc thù và phân hóa rõ nét của từng địa bàn ở vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK.

Đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội thảo
Đại biểu phát biểu thảo luận tại Hội thảo

Thông tin về việc thiếu đất sản xuất, đất rừng ở vùng DTTS và miền núi được các đại biểu đề nghị bổ sung vào phần đánh giá hiện trạng của Đề án. Vì thiếu đất sản xuất, đất rừng là một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèo đói trong các cộng đồng DTTS và miền núi (hiện có đến 87-98% các hộ gia đình DTTS sống dựa vào nông nghiệp; có hơn 54.000 hộ gia đình thiếu đất sản xuất và hơn 58.000 hộ thiếu đất ở). Bên cạnh đó, cần bổ sung các thông tin cụ thể về những tác động của biến đổi khí hậu cũng như các rủi ro liên quan đến các vùng và nhóm DTTS.

Để có thể coi Đề án là một bước đi tiếp nối các chương trình giảm nghèo của giai đoạn 2010-2020, đặc biệt của Chương trình 135 các giai đoạn trước, các đại biểu đề nghị Đề án cần nhấn mạnh tới việc tiếp nối các nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt, các sáng kiến, điểm sáng của các chương trình giảm nghèo của các giai đoạn trước.

Một số ý kiến cho rằng, đây là Đề án mang tính tổng thể và toàn diện, liên quan đến rất nhiều mảng chính sách khác nhau, chính vì vậy nội dung Đề án bị dàn trải và thiếu các nhóm can thiệp ưu tiên, cốt lõi. Vì vậy, bên cạnh tính tổng thể, Đề án cần xác định có cả chính sách đặc thù, điều này cần được thể hiện rõ hơn trong từng chương trình, chính sách.

Các nội dung thuộc Đề án liên quan đến tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, các vấn đề xã hội (tảo hôn, hôn nhân cận huyết), văn hóa dân tộc, vấn đề về giới, phụ nữ và trẻ em DTTS... cũng được các đại biểu tập trung thảo luận, đề cập đến các đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm đóng góp, bổ sung cho Đề án.

Tổng kết Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng đánh giá cao các ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu dự Hội thảo. Các ý kiến rất thiết thực, xác đáng, có nhiều sáng kiến, đề xuất mới, điều đó thể hiện trí tuệ, sự tâm huyết với đồng bào DTTS và miền núi. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm cho rằng, các ý kiến không chỉ góp phần hoàn thiện Đề án tổng thể, mà sau khi Đề án được phê duyệt, những ý kiến tại Hội thảo này sẽ góp phần vào xây dựng hệ thống chính sách cụ thể, đóng góp vào quá trình triển khai, tổ chức thực hiện. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Phan Văn Hùng yêu cầu Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Đề án tiếp thu, bổ sung các ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án trước khi báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

TTTĐ - Trong 2 ngày 26 - 27/3, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Đại tá Dương Thế Võ, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Tiếp tục tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo các luật Tin tức

Tiếp tục tiếp thu ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo các luật

TTTĐ - Chiều 27/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 đã bế mạc sau 2 ngày làm việc.
Hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ Tin tức

Hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ

TTTĐ - Nhấn mạnh khối lượng công việc trước mắt đặt ra còn rất lớn, Bí thư Thành ủy đề nghị, các đồng chí Thành ủy viên, người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Tạo cơ hội "giữ chân" người lao động tham gia bảo hiểm xã hội Tin tức

Tạo cơ hội "giữ chân" người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Chiều 27/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô trước tháng 5/2024 Tin tức

Hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô trước tháng 5/2024

TTTĐ - UBND TP sẽ tập trung hoàn thiện bảo đảm chất lượng cao nhất bản Quy hoạch và xong trước tháng 5 để thành phố báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị.
Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để hàng hóa Canada vào ASEAN Tin tức

Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để hàng hóa Canada vào ASEAN

TTTĐ - Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn Tin tức

Tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn

TTTĐ - Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hiệp hội doanh nghiệp Đông Phương (Trung Quốc) do ông Bàng Cương Chí, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn An Trí làm trưởng đoàn.
Xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược Tin tức

Xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh, đáp ứng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nhiều đại biểu đồng tình với quy định nồng độ cồn “bằng 0” Tin tức

Nhiều đại biểu đồng tình với quy định nồng độ cồn “bằng 0”

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, sáng 27/3, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, hội nghị đã thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Xem thêm