
Hơn 3,3 tỷ USD vốn nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam
TTTĐ - Trong 8 tháng năm 2022, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tăng cường thanh tra việc cấp tín dụng cho bất động sản |
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 16,8 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.
Theo đó, trong 8 tháng năm 2022, có 1.135 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (bằng 100% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt trên 6,35 tỷ USD (giảm 43,9% so với cùng kỳ); 676 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 5,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 7,5 tỷ USD (tăng 50,7% so với cùng kỳ); 2.425 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 10,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,9 tỷ USD (tăng 3,6% so với cùng kỳ).
Xét theo lĩnh vực, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD, chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; thông tin truyền thông với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 620,8 triệu USD và 518,9 triệu USD.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,3%, 25,3% và 16,1% tổng số dự án.
Xét theo đối tác đầu tư, trong 8 tháng năm 2022 đã có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,53 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 27% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên gần 3,5 tỷ USD, chiếm gần 21% tổng vốn đầu tư, tăng 43,7% so với cùng kỳ. Với dự án Lego tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,49 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 8 tháng năm 2022 (chiếm 21,9% số dự án mới, 36,8% số lượt điều chỉnh và 34,9% số lượt GVMCP).
Về địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 8 tháng đầu năm 2022. Trong đó, TP HCM dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,7 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,64 tỷ USD, chiếm 15,7% tổng vốn, tăng 57,9% so với cùng kỳ. Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,75 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn và tăng gấp gần 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP HCM, Hà Nội. Trong đó, TP HCM dẫn đầu về số dự án mới (42,2%), số lượt GVMCP (67,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14,2% sau Hà Nội là 17,9%).
Trong đó, tuy vốn đăng ký mới chưa hồi phục hoàn toàn sau sự gián đoạn của các biện pháp chống dịch năm 2021, song vốn điều chỉnh và GVMCP tăng lần lượt là 50,7% và 3,6%. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính lũy kế đến ngày 20/8/2022, cả nước có 35.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 430 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 264,4 tỷ USD, bằng 61,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Loạt ứng dụng, sàn giao dịch chứng khoán trái phép bị "điểm tên"
Thị trường - Tài chính 25/09/2023 17:21

Gắn kết tài chính gia đình với bộ giải pháp "Gia tộc quyền năng VPBank"
Thị trường - Tài chính 25/09/2023 16:38

Hà Nội luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
Thị trường - Tài chính 21/09/2023 20:07

Triển lãm Vietbuild: Điểm hẹn chung cho các nhà doanh nghiệp ngành Xây dựng
Thị trường - Tài chính 20/09/2023 13:11

Nghệ An vươn lên top đầu về thu hút FDI nhiều nhất cả nước
Thị trường - Tài chính 20/09/2023 08:10

Chưa bao giờ điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như vậy
Thị trường - Tài chính 19/09/2023 12:16

Khai trương cửa hàng nội thất Come Home tại Hà Nội
Sản phẩm - Dịch vụ 16/09/2023 13:30

Khai mạc Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2023: Giải pháp xanh hóa nền kinh tế
Thị trường - Tài chính 15/09/2023 10:55

Cùng Co-opBank hiện thực hóa giấc mơ an cư của người Việt
Thị trường - Tài chính 14/09/2023 20:42

Sở hữu chiếc ô tô mơ ước cùng Co-opBank
Thị trường - Tài chính 14/09/2023 20:41

Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko tái định vị thương hiệu
Sản phẩm - Dịch vụ 14/09/2023 16:52

Người dân đổ xô mua thang dây, bình cứu hỏa
Thị trường - Tài chính 13/09/2023 16:33

Đầu tư hạ tầng, đòn bẩy cho sức bật của kinh tế Long An
Thị trường - Tài chính 13/09/2023 12:01

Những lợi ích từ cổng thông tin kết nối khách hàng của CIC
Thị trường - Tài chính 13/09/2023 09:32

Cách đánh giá sản phẩm phân bón thông qua các chỉ số trên bao bì
Thị trường - Tài chính 11/09/2023 15:33
Đọc nhiều

Cao Bằng: Khởi tố 2 đối tượng mua, bán hoá đơn khống với số tiền trên 600 triệu đồng

Cao Bằng: Bắt "nữ quái" mua bán trái phép ma tuý

Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến, đáp ứng cuộc cách mạng 4.0

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nam thanh niên đoạt mạng hàng xóm vì mâu thuẫn trong đám cưới

Đà Nẵng: Chủ động ứng phó mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Kiến trúc sư trẻ "ẵm" 15 giải thưởng quốc tế

Chính thức ra mắt ứng dụng Navi Property App V1.02 hỗ trợ các Navi-er

Kon Tum: Tổng kết Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
Đáng chú ý

Luật Thủ đô (sửa đổi): Mấu chốt vẫn là vấn đề phân quyền cho Hà Nội

Khẳng định vai trò "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước và thành phố với nông dân

Cần tạo cơ chế đặc thù vượt trội để thực hiện mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô

Điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu

Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất
Sản phẩm - Dịch vụ

Sửa chữa cửa cuốn nhanh chóng, uy tín, giá rẻ

Khai trương cửa hàng nội thất Come Home tại Hà Nội

Chọn máy hút bụi lau nhà phù hợp cho gia đình: Dreame hay Roborock?

Đá quý Thiên Thái - thương hiệu phong thủy uy tín

Chuỗi siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko tái định vị thương hiệu
