Tag

Kẽ hở trong đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ /small> Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Bạn đọc 14/08/2019 15:15
aa
TTTĐ - Một số người giới thiệu là cán bộ trường đào tạo nghề thuộc Bộ Quốc phòng quản lý chủ động đến các đơn vị quân đội hoặc tới nhà của nhiều Bộ đội xuất ngũ để tư vấn tuyển sinh. Ai đồng ý đi học sẽ bị giữ lại thẻ học nghề và được “tạm ứng” một khoản tiền từ 5.00.000 - 1.000.000 đồng.

Bài 2: Đưa tiền, giữ thẻ và không gọi đi học

Bài liên quan

Kẽ hở trong đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ - Bài 1: "Cho vay, cho mượn" và còn gì nữa?

Như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh về việc rất nhiều bộ đội xuất ngũ trước khi ra quân đều được tư vấn đi học nghề tại một số trường thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng như: Trường trung cấp nghề số 10 Bộ Quốc phòng (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội); Trường trung cấp nghề số 18 Bộ Quốc phòng (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội); Trường Cao đẳng nghề số 20 Bộ Quốc phòng (Cơ sở Hải Dương) và Trường Trung cấp nghề số 12 Bộ Quốc phòng (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) nhưng không được gọi đi học. Họ còn được nhận từ một số người giới thiệu là cán bộ các trường số tiền từ 500.000 -1.000.000 đồng.

Cán bộ tuyển sinh của Trường trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng đưa tiền cho rất nhiều trường hợp đăng ký học nhưng lại không đi học
Cán bộ tuyển sinh của Trường trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc Phòng đưa tiền cho rất nhiều trường hợp đăng ký học nhưng lại không đi học

Trao đổi với PV, em Ngô Văn Dương (thôn Liên Sơn, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho biết: Tháng 1/2018, sau khi em xuất ngũ, có một người tên Công đến tận nhà, giới thiệu là cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 12 tư vấn đăng ký theo học lái xe. Tuy nhiên, do thi thoảng mới được học 1 buổi nên em thấy không phù hợp và không theo học nữa thì vị cán bộ này đưa cho 900.000 đồng để mua lại thẻ học nghề.

Tương tự, em Nguyễn Văn Lưu (thôn Hạ, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), xuất ngũ năm 2019, cho biết: Có một người tên Công, giới thiệu là cán bộ Trường Trung cấp nghề số 12 đến nhà tư vấn tuyển sinh và giữ lại thẻ học nghề. Em chờ mãi không được gọi đi học nên đã xin làm công nhân tại một công ty ở KCN Vân Trung (huyện Việt Yên). Một thời gian sau, em có đến trường hỏi và được ông Công đưa cho số tiền 900.000 đồng.

Em Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nộp thẻ học nghề vào Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học. Sau đó em đến tận nơi hỏi thì được nhận 900.000 đồng
Em Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nộp thẻ học nghề vào Trường Trung cấp nghề số 12 - Bộ Quốc phòng nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học. Sau đó em đến tận nơi hỏi thì được nhận 900.000 đồng

Một trường hợp khác là em Thân Hồng Trang (thôn Thượng Phúc, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) mang thẻ học nghề nộp vào Trường Trung cấp nghề số 12 nhưng chờ mãi không thấy được gọi đi học. Sau đó em Trang lên trường hỏi và nhận 900.000 đồng từ người đàn ông tên Công ở phòng tư vấn tuyển sinh của nhà trường.

Nhiều trường hợp khác không học và được nhận tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng
Nhiều trường hợp khác không học và được nhận tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng

Bên cạnh các trường hợp nêu trên, còn có em La Văn Chức (thôn Sẩy, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) và một số bộ đội xuất ngũ khác, dù không đi học nhưng cũng được nhận 500.000 - 700.000 đồng từ người đàn ông tên là Công.

Điều đáng nói, tình trạng "đưa thẻ, nhận tiền và không gọi đi học" không chỉ xảy ra ở Trường Trung cấp nghề số 12 mà còn diễn ra ở một số trường khác thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng cũng với những hình thức tương tự.

Một người tự xưng là cán bộ tuyển sinh Trường Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội cũng đưa tiền rồi giữ thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ
Một người tự xưng là cán bộ tuyển sinh Trường Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội cũng đưa tiền rồi giữ thẻ học nghề của bộ đội xuất ngũ

Cụ thể, em Phạm Công Hải (thôn 3, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nhập ngũ tháng 2/2016, xuất ngũ tháng 1/2018. Khi chuẩn bị ra quân thì có một người xưng là Tạ Thị Ngọc, cán bộ tuyển sinh của Trường Trung cấp nghề số 18 đến đơn vị đóng quân tư vấn cho em, giữ thẻ học nghề và đưa cho 1.000.000 đồng (?). Thời gian sau, em Hải muốn đi học nhưng không thấy nhà trường gọi dù nhiều lần liên hệ với bà Ngọc (?).

Thẻ học nghề của em Hải nộp vào Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội từ năm 2018. Em Hải không được đi học và nhận 1.000.000 đồng từ cán bộ tuyển sinh
Thẻ học nghề của em Hải nộp vào Trung cấp nghề số 18 - Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội từ năm 2018. Em Hải không được đi học và nhận 1.000.000 đồng từ cán bộ tuyển sinh

Câu hỏi đặt ra tại sao lại có một số người xưng là cán bộ nhà trường tìm cách đưa tiền cho bộ đội xuất ngũ và giữ thẻ? Việc đưa tiền, lấy thẻ học nghề nhằm mục đích gì và có liên quan gì tới việc thanh quyết toán để lấy tiền ngân sách hay không?

(Còn nữa…)

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm