Thứ bảy 10/06/2023 18:49 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ hai tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng tiêu thụ nhãn và các sản phẩm OCOP, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản và Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội năm 2021”.

Đưa đặc sản nhãn lồng và câu chuyện văn hóa lên sóng livestream Hà Nội dẫn đầu cả nước về số sản phẩm OCOP được chứng nhận 5 sao Hà Nội tiếp tục tổ chức “Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2” Hà Nội hỗ trợ kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu chính là Hà Nội, Đồng Tháp và Sóc Trăng nhằm hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm trên cả nước, tránh bị đứt gẫy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; Đồng thời đóng góp vào việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và nêu cao tinh thần “Nâng niu nông sản Việt - Nâng niu tâm hồn Việt - Nâng niu giá trị Việt” của người tiêu dùng.

Báo cáo tại Hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, toàn tỉnh có hơn 5.340ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. Dự kiến từ nay đến cuối năm, toàn tỉnh có 1.230ha nhãn sẽ thu hoạch, sản lượng khoảng 11.600 tấn. Về diện tích khoai lang của tỉnh Đồng Tháp là 3.450ha, sản lượng vào khoảng 87.400 tấn.

Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội
Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu chính là Hà Nội, Đồng Tháp và Sóc Trăng

Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn là địa phương sản xuất cá tra trọng điểm với diện tích 2.000ha mặt nước, sản lượng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long với trên 530.000 tấn/năm. Toàn tỉnh cũng có khoảng 20 doanh nghiệp nuôi cá tra xuất khẩu với diện tích vùng nuôi gần 933ha. Cá tra được xác định là 1 trong 5 mặt hàng chiến lược nông nghiệp, được tập trung xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng kế hoạch hành động.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm, tỉnh Đồng Tháp có khả năng cung ứng thêm nhiều loại nông sản khác như: Sản lượng lúa đạt gần 550.000 tấn; xoài 30.650 tấn; chanh khoảng 21.500 tấn; ổi 13.780 tấn; cam 6.400 tấn; quýt 5.100 tấn; mít 3.780 tấn; thanh long 2.000 tấn; mận (quả roi) 1.900 tấn; ớt 1.700 tấn. Tỉnh Đồng Tháp còn nhiều các sản phẩm nông, thủy sản đạt hạng 3 sao gồm 104 sản phẩm; 4 sao gồm 57 sản phẩm.

Tại tỉnh Sóc Trăng, nhãn là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú và Vĩnh Châu. Từ nay đến cuối năm, sản lượng nhãn của Sóc Trăng ước tính khoảng 24.400 tấn. Với các loại nhãn gồm nhãn da bò 54,5%, nhãn xuồng 22,9%, nhãn Idor 13%, thanh nhãn 8,3%...

Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội
Các đại biểu tham gia Hội nghị trực tuyến

Theo, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng cục chế biến nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): Hội nghị rất quan trọng và có ý nghĩa nhằm hỗ trợ các địa phương và bà con nông dân thúc đẩy tiêu thụ nông thủy sản, các sản phẩm OCOP.

“Trước diễn biến khó lường về lưu thông, tiêu thụ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các địa phương cần đổi mới công tác xúc tiến tiêu thụ, vừa thực hiện mô hình xúc tiến tiêu thụ truyền thống qua siêu thị, chợ đầu mối, chợ dân sinh, các chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản… vừa thông qua các nền tảng thương mại điện tử online, hạ tầng internet thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, fanpage...”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã thông tin về các sản phẩm của mình, đặc biệt là các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và mong muốn được liên kết hợp tác với các đơn vị trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đầu ra, phân phối sản phẩm.

Kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam đánh giá cao các ý kiến tại hội nghị, đồng thời khẳng định, Hội nghị nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất quảng bá sản phẩm, kết nối giao thương với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm trên cả nước, tránh bị đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông sản tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng với chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội về việc bao tiêu sản phẩm.

Với mục tiêu đồng hành cùng các địa phương, “san sẻ yêu thương - chung tay vượt qua đại dịch Covid 19”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Khắc Nam
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Lan toả những tấm gương nông dân điển hình tiên tiến của Thủ đô Hà Nội

Lan toả những tấm gương nông dân điển hình tiên tiến của Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), hướng tới Đại hội đại biểu Hội Nông dân Thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028, sáng 9/6, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt, giao lưu điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt và ra mắt câu lạc bộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì

Hành trình “về đích” Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì

TTTĐ - Trong quá trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, các xã của huyện Thanh Trì (Hà Nội) đều khai thác được những lợi thế riêng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, đến nay Thanh Trì đã trở thành huyện tốp đầu của thành phố trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng để địa phương tiếp tục thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, Nông thôn mới thông minh, nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Bổ sung nhóm chính sách xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Bổ sung nhóm chính sách xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực

TTTĐ - Đó là một trong các ý kiến được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức sáng nay (6/6).
Tin khác
[Xem thêm]
Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 3/6, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quyết định công nhận điểm du lịch Yên Mỹ. Cũng dịp này, xã Yên Mỹ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Cụm di tích đền Nhà Bà và nhà thờ họ Đặng.
Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

TTTĐ - Công ty Sitto Việt Nam đã đưa ra giải pháp giúp cây sầu riêng vùng nhiễm mặn Cái Lách, Bến Tre được tăng cường sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng tốt nhất, giảm sự hấp thụ Na+ của cây và giảm sự lưu tồn nồng độ muối trong đất, qua đó giúp phục phục hồi rễ và kích tạo cơi đọt để phục hồi cây đạt hiệu quả...
Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

TTTĐ - Công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) thời gian qua đã tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn, làm thay đổi dần diện mạo vùng quê. Các công trình cơ sở hạ tầng, đường làng đã được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống người dân cải thiện rõ rệt.
Xem phiên bản di động