Tag

Khi những người vô gia cư Nhật Bản không còn nơi để ở…

Nhìn ra thế giới 12/05/2020 15:12
aa
TTTĐ - Thù lao cho công việc vặt làm trên các công trường xây dựng chỉ đủ để anh Takahashi trả tiền thuê một buồng nhỏ trong các quán cà phê Internet tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhằm khống chế dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc. Takahashi không những mất việc mà còn mất luôn cả chỗ ở vì các quán cà phê Internet đều đóng cửa.

Khi những người vô gia cư Nhật Bản không còn nơi để ở…

Một buồng thuê riêng biệt tại quán cà phê Internet ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Bài liên quan

Nhật Bản: Chính phủ trợ cấp doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc về chuỗi cung ứng

Trong đại dịch, người Nhật Bản vẫn không muốn làm việc ở nhà

ILO cảnh báo khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do dịch Covid-19

Thế giới biến chuyển như thế nào thời hậu Covid-19

Trong hai tuần nay, người đàn ông 35 tuổi phải ngủ vạ vật tại một bến xe buýt công cộng. “Nhiều công ty đã bị phá sản do đại dịch. Hiện tại có rất nhiều người như tôi không có việc làm", Takahashi nói khi đang chờ xếp hàng ở Shinjuku để nhận bữa ăn miễn phí từ Moyai, một nhóm hỗ trợ cho người vô gia cư.

Takahashi chỉ là một trong 4.000 “người tị nạn cà phê Internet” xuất hiện trong mùa dịch Covid-19 ở thủ đô Tokyo. Phần lớn họ là đàn ông. Trước đại dịch, những người này thường trả từ 17 - 28 USD cho một đêm nghỉ ngơi trong một buồng nhỏ có diện tích chưa đầy 2m2 tại các quán cà phê Internet mở 24/7.

Đại dịch phơi bày nhiều vấn đề

Để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, Nhật Bản đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đóng cửa các doanh nghiệp bao gồm các quán cà phê Internet, buộc những người như anh Takahashi phải tìm nơi khác để ẩn náu.

Mặc dù, chính quyền Nhật Bản đang cung cấp chỗ ở cho những người này nhưng đại dịch đã phơi bày ra một vấn đề đã kéo dài hàng thập kỷ qua tại Nhật Bản.

Một quán cà phê Internet mở cửa tại quận Shibuya, Tokyo trước khi Nhật Bản ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia
Một quán cà phê Internet mở cửa tại quận Shibuya, Tokyo trước khi Nhật Bản ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia

Vốn nổi tiếng là một thành phố công nghệ cao và phát triển thịnh vượng nhưng Tokyo đang có đến 5.126 người vô gia cư, theo số liệu được chính quyền công bố vào năm 2019.

Trong số đó, 4.000 người sống tại các quán cà phê Internet và trên 1.000 người thất nghiệp, phải sống dưới gầm cầu, trong các thùng bìa các tông hay dựng lều ở công viên. Các tổ chức từ thiện cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.

“Mọi người bắt đầu sử dụng nó (quán cà phê Internet) như một lựa chọn thay cho khách sạn vì rẻ tiền hơn. Từ đó, nó dần biến thành một nơi trú ẩn cho những người vô gia cư”, Tom Gill, một nhà nhân chủng học xã hội tại Đại học Meiji Gakuin chia sẻ.

Mở cửa suốt ngày đêm, các quán cà phê Internet còn cung cấp từ nhà tắm, phòng giặt đồ và quan trọng nhất là có các buồng riêng với ghế ngả lưng có thể được thuê theo giờ hoặc qua đêm để ngủ lại.

Giá cả khác nhau tùy từng nơi nhưng dao động trong khoảng 1.800 - 2.000 Yên (khoảng 17 - 19 USD) vào các ngày trong tuần, cuối tuần và các ngày lễ thì có thể lên tới 3.000 Yên. Có nhiều quán cà phê dạng này ở Tokyo đến mức ai cũng có chỗ ngủ.

Ước mơ cuộc sống tốt đẹp hơn

Trong những thập kỷ qua, Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lực lượng lao động tạm thời và bán thời gian như Takahashi. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, năm 2019, quốc gia này có 22 triệu lao động bán thời gian, tăng 5 triệu người so với năm 2011.

Một phần trong số này không có công việc hàng ngày và thường chỉ được nhận mức lương cơ bản, 9 USD/giờ. Do vậy, họ thường khó có được chỗ ở ổn định hơn. Tại Nhật Bản, người thuê thường phải trả trước tiền cọc, tiền chìa khóa và đóng tiền ba tháng mỗi lần.

Có tới 15.000 người ngủ qua đêm tại các quán cà phê Internet ở Tokyo. Nhiều người là doanh nhân Nhật Bản, uống rượu say và lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà. Phần còn lại là những người như Takahashi.

Takahashi cho biết không cảm thấy phiền nếu các quán cà phê đông khách. Anh thuê một buồng có chìa khóa riêng để ở. Anh cũng gói gém tất cả đồ đạc trong ba lô để có thể di chuyển dễ dàng từ quán cà phê này sang quán cà phê khác.

Tuy nhiên, mọi việc thay đổi kể từ khi có đại dịch Covid-19. Công ty Takahashi làm việc đã phá sản. Anh chuyển tới một quán cà phê có giá thuê 2 USD/đêm. Khi nơi này đóng cửa, anh không còn nơi nào khác để đi.

Một kiểu vô gia cư khác

“Những người tị nạn quán cà phê Internet đã tồn tại từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng mọi người không nghĩ về họ khi nền kinh tế ổn định, vì họ không ngủ trên đường phố. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã “phơi bày một sự thật tàn nhẫn mà nền kinh tế Nhật Bản che giấu suốt hàng chục năm nay””, ông Gill phân tích.

Người đàn ông vô gia cư tại nơi trú ẩn do quận Kanagawa cung cấp sau khi quán cà phê Internet đóng cửa
Người đàn ông vô gia cư tại nơi trú ẩn do quận Kanagawa cung cấp sau khi quán cà phê Internet đóng cửa

Ngày 30/4, người phát ngôn cho chính quyền thành phố Tokyo ông Hatanaka Kazuo cho biết thành phố sẽ cung cấp nơi ở cho những người sống trong các quán cà phê Internet tới ngày 6/5 hoặc lâu hơn nếu tình trạng khẩn cấp chưa được gỡ bỏ.

Để đủ điều kiện nhận trợ cấp, những người như Takahashi cần xuất trình thẻ thành viên quán cà phê Internet hoặc mang theo hoá đơn để chứng minh rằng họ từng sống tại đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện như vậy.

Takahashi tâm sự anh không đủ điều kiện để chính quyền cấp cho một phòng ở vì địa chỉ nhà anh ở Hiroshima và anh không có giấy tờ cần thiết để nộp lên chính quyền.

Không rõ bao giờ đại dịch mới chấm dứt, Takahashi hy vọng có thể tiết kiệm được đủ tiền để đi từ Shinjuku tới Hiroshima, nơi anh sống nhờ nhà bạn.

Tuần trước, Nhật Bản công bố kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia đến hết tháng 5, đồng thời sẽ đánh giá tình hình thực tế tại cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19 vào ngày 14/5 và nhiều khả năng sẽ dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế tại một số tỉnh trong thời gian sớm hơn.

Trong số 47 tỉnh trên cả nước, Tokyo và Osaka là hai địa phương ghi nhận sự lây lan nhanh của virus SARS-CoV-2 và đang chịu sự giám sát chặt chẽ.

Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất cho thấy đa số người dân Nhật Bản ủng hộ quyết định gia hạn này của Thủ tướng Abe Shinzo.

Ngoài ra, để hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình gặp khó khăn vì dịch bệnh, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt 100.000 Yên/người. Tuy nhiên, do tình trạng khẩn cấp kéo dài thêm nên có 60,8% người được hỏi bày tỏ mong muốn Chính phủ tăng tiền hỗ trợ.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm