Tag

Khó khăn trong di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm khỏi nội đô

Môi trường 03/10/2020 13:00
aa
TTTĐ - Từ vụ cháy ở Công ty Rạng Ðông, các chuyên gia quản lý đô thị, chuyên gia môi trường khi được hỏi đều cho rằng, TP Hà Nội cần sớm điều tra, đánh giá lại thật cụ thể, chính xác tất cả hoạt động của các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm trong nội thành. Nếu cơ sở nào sử dụng những nguyên vật liệu nguy hại, có nguồn thải gây ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ cao…, phải có giải pháp khẩn cấp di dời.
Dĩ An: Xử phạt nhiều công ty xả thải gây ô nhiễm môi trường Thanh niên quận Hai Bà Trưng tìm giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí do cháy rừng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 Đổi xe máy cũ, Hà Nội sẽ giảm tình trạng ô nhiễm môi trường Biến rác thải thành điện: Giải bài toán khủng hoảng ô nhiễm rác Sinh viên "tắt máy khi dừng đèn đỏ" để giảm bớt ô nhiễm không khí
Vụ cháy Nhà máy bóng đèn – phích nước Rạng Đông càng làm dấy lên mối lo ngại về các nhà máy trong khu dân cư
Vụ cháy Nhà máy bóng đèn – phích nước Rạng Đông càng làm dấy lên mối lo ngại về các nhà máy trong khu dân cư

Thực tế, chủ trương di dời đã được đặt ra từ năm 2008 và đến tháng 1/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 130/QÐ-TTg giao UBND thành phố Hà Nội lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra ngoài khu vực nội thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ðến tháng 4/2015, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1619/QÐ-UBND nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, đồng thời xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 116 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Ngoài ra, thành phố giao nhiệm vụ cho các sở, ngành phân tích quan trắc mức độ gây ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất này. Tuy nhiên, tiến độ di dời các cơ sở diễn ra quá chậm chạp.

Với sự phát triển chóng mặt của đô thị, những khu công nghiệp được quy hoạch từ hơn 20 năm trước nhanh chóng bộc lộ khuyết điểm và hạn chế, trong đó có nhiều khu công nghiệp nằm ở vùng lõi trung tâm bắt đầu gây ô nhiễm nặng nề.

Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, vấn đề di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch trên địa bàn 12 quận, huyện thành phố đã được đặt ra.

Theo đó, khu vực ngoại thành phía Bắc quy hoạch khoảng 3.200 ha để phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí. Phía Tây quy hoạch 1.800 ha ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới.Tại các thị trấn trên địa bàn, quy hoạch khoảng 1.400 đến 1.500 ha ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao.

Thành phố cũng đã phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời: di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch và ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở không phù hợp quy hoạch). Đến năm 2020, công tác di dời được thực hiện theo lộ trình: Giai đoạn 1 thực hiện di dời ở 4 quận nội thành là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; giai đoạn 2 thực hiện di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch; giai đoạn 3, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; giai đoạn 4 di dời các cơ sở còn lại.

Hà Nội cũng đã hoàn thành việc khảo sát, đánh giá, phân tích và phân loại được 117 cơ sở gây ô nhiễm môi trường; đồng thời xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời toàn bộ 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.

Tính đến cuối năm 2019, có 67 cơ sở sản xuất công nghiệp phải di dời đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật, đất dịch vụ thương mại, với tổng diện tích hơn 100 ha; 27 cơ sở đã được thành phố chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Theo kế hoạch, năm 2020, thành phố Hà Nội tiếp tục phải di dời 23 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô nhưng đến thời điểm hiện tại trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời.

Điển hình là Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long, địa chỉ 235 Nguyễn Trãi, Thượng Đình- đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều quyết định liên quan tới việc di dời của công ty này nhưng đơn vị này vẫn chưa chịu dời đi. Trong khi đó, các hoạt động xả thải gây ô nhiễm của nhà máy vẫn diễn ra ngày càng phức tạp.

Lý giải về việc chậm trễ di dời các cơ sở sản xuất trong nội đô, UBND TP Hà Nội cho biết, do tâm lý doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, thuận tiện đi lại và sinh hoạt.

Thêm vào đó, năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải và đầu tư tại nơi di chuyển đến. Nguồn lực Nhà nước còn hạn chế trong đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ tại nơi di chuyển đến; cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời còn một số bất cập, chưa phù hợp với thực tế…

Căn cứ theo Quyết định 86/2010/QĐ-TTg năm 2010 về việc ban hành quy chế tài chính phục vụ di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị cho phép các tổ chức, cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh được bán tài sản trên đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng… thì khu đất Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông có thể chuyển đổi mục đích để đầu tư dự án khác thông qua việc liên doanh, hoặc thành lập pháp nhân mới… Về tình hình triển khai việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị, đề nghị báo cáo cụ thể số lượng cơ sở nhà, đất đã có quyết định xử lý vị trí đất cũ; số lượng cơ sở nhà, đất đã hoàn thành việc di dời; Đồng thời, báo cáo việc quản lý, sử dụng nguồn vốn thu được từ đất tại vị tri cũ khi di dời, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ứng trước đã thực hiện dự án đầu tư tại vị trí mới (nếu có).

Trường hợp chưa triển khai việc di dời, cũng phải báo báo số lượng cơ sở nhà, đất chưa hoàn thành di dời, nguyên nhân chưa thực hiện, khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị giải pháp tháo gỡ… Tuy nhiên, cho tới khi xảy ra vụ cháy, công ty này vẫn chưa có kế hoạch di dời nhà máy cụ thể; trong khi địa điểm nhà máy mới rộng 8ha ở Khu công nghiệp Quế Võ lại chưa được xây dựng.

Theo TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị, để thực hiện tốt chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, nhà máy ra khỏi nội đô, yêu cầu đặt ra với thành phố lúc này là cần có sự đồng bộ trong chỉ đạo giữa các cơ quan chức năng, tại các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Các chuyên gia nhấn mạnh, thời gian tới, việc triển khai, di dời các nhà máy xí nghiệp là rất cấp bách. Tuy nhiên, một vấn đề khác được đặt ra song song là mục đích sử dụng của khu đất sau khi di dời phải được minh bạch theo nguyên tắc thực hiện đúng quy hoạch là xây dựng các công trình công cộng như trường học, công viên để trả lại cho cộng đồng xã hội.

Nếu không kiên quyết thực hiện đúng quy hoạch, dễ dàng để “con voi chui lọt lỗ kim” thì chắc chắn điệp khúc quá tải cao ốc nội đô sẽ tiếp tục lặp lại. Còn hậu quả của việc xâu xé “miếng bánh lợi ích” đó, người dân và đô thị sẽ phải nếm trải.

Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi nội đô Hà Nội là công việc cấp bách. Ðể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thành phố cần tiếp tục tạo điều kiện bố trí nguồn vốn, có chính sách ưu đãi về vốn vay để các doanh nghiệp sớm hoàn thành xây dựng cơ sở mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với các đơn vị phát triển đô thị theo quy hoạch mới để khai thác, phát huy hiệu quả giá trị đất đai tại cơ sở cũ, trong đó ưu tiên quỹ đất xây dựng, phát triển các công trình công cộng. Thành phố cần kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ, không thực hiện kế hoạch di dời.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ tiếp tục diễn ra. Ngày 27-28/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; thời điểm diễn ra nắng nóng từ 12-15 giờ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng Môi trường

Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng

TTTĐ - Bãi bồi ven sông Thu Bồn qua Gò Nổi, thị xã Điện Bàn thời gian qua bị các đối tượng ngang nhiên trộm cát khiến người dân và chính quyền vào cuộc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26-27/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%; thời gian xảy ra nắng nóng từ 12-15 giờ.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh” Môi trường

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

TTTĐ - Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại Môi trường

Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại

TTTĐ - Lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất khuôn viên khu B, nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nơi có dấu hiệu chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại.
Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá Môi trường

Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá

TTTĐ - Mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn chưa thăm dò khoáng sản vừa được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác Môi trường

Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-26/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 45-50%.
Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre Môi trường

Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre

TTTĐ - Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh đoàn Bến Tre, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng 2 hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân.
Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng Môi trường

Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng

TTTĐ - Mặc dù chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xuống hành lang đường, hệ thống đê điều, sông ngòi, đất nông nghiệp… Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai, gây nhức nhối trong dư luận.
Bắc Bộ có mưa rải rác, Nam Bộ nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ có mưa rải rác, Nam Bộ nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác còn khu vực Nam Bộ trời nắng nóng.
Xem thêm