Thứ sáu 08/12/2023 19:32 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

"Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Nguyễn Đổng Chi được in lần thứ 10

Văn học -
In bài viết

TTTĐ - "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" được biên soạn và xuất bản trong thời gian 25 năm tính từ năm 1957 in tập 1 đến năm 1982 công bố trọn vẹn 5 tập. Mới đây, bộ sách được Đông A Books in lần thứ 10 bản đầy đủ với 201 truyện chính, kèm phần Nghiên cứu và Khảo dị, bổ sung minh họa.

Nhân vật Công Ninh chia sẻ anh và “vợ” hiện tại chỉ uống trà và kể chuyện cổ tích Tình yêu cổ tích của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hà thành “Căn nhà nhỏ, hạnh phúc to” và tình yêu đẹp như cổ tích của cặp vợ chồng tí hon

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi là một trong những nhà văn hóa dân gian hàng đầu, là người đầu tiên xâu chuỗi các motif truyện cổ tích Việt Nam với cổ tích của nhiều nước. Tác phẩm "Kho tàng cổ tích Việt Nam" của ông được đánh giá là “công trình nghiên cứu folklore đã trở thành cổ điển”, rất quen thuộc với giới nghiên cứu chuyên sâu lẫn bạn đọc phổ thông.

Bộ sách "Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam" của Giáo sư Nguyễn Đổng Chi

201 truyện cổ tích chia đều 5 tập, được tuyển chọn theo hệ thống nhất định: Nguồn gốc sự vật; Sự tích đất nước Việt; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe; Sự tích anh hùng nông dân; Truyện phân xử; Truyện thần tiên, ma quỷ và phù phép; Truyện đền ơn trả oán; Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ; Truyện vui tươi dí dỏm.

Tất cả đều là những truyện tiêu biểu, đặc sắc trong kho tàng cổ tích Việt Nam rộng lớn. Những truyện cổ tích này qua lời kể của học giả Nguyễn Đổng Chi đã trở nên quen thuộc, gần gũi với nhiều thế hệ bạn đọc, nhiều truyện đã trở thành những kiệt tác ngắn gọn và tinh khiết. Cách kể của ông hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ, kết hợp được niềm hứng khởi, ngây thơ của người kể chuyện dân gian và sự biến hóa, linh hoạt của một nhà văn.

Sau mỗi truyện chính, tác giả đều bổ sung các dị bản trong phần Khảo dị, nhằm so sánh điểm dị biệt giữa các truyện chính với hàng trăm truyện cổ dân gian Đông Tây khác. Điều này mang đến một góc nhìn tổng quan về hệ thống truyện cổ dân gian vô cùng phong phú của nhân loại. Phần Khảo dị đã góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho bộ sách.

Ngoài các truyện cổ tích kèm dị bản, phần Nghiên cứu của bộ sách được in ở đầu tập 1 và cuối tập 5 giúp bạn đọc hiểu về bản chất, lai lịch, lịch sử phát triển, đặc điểm tư tưởng, nghệ thuật của truyện cổ nói chung và cổ tích nói riêng… Ở cuối mỗi tập, còn có các bài đánh giá, phân tích giá trị bộ sách của các chuyên gia trong và ngoài nước.

So với những lần in trước đây, trong bản in lần thứ 10, nội dung sách được chỉnh lý kỹ lưỡng. Đặc biệt, bản in lần này đã chuyển phần tên riêng nước ngoài bằng tên nguyên gốc, với các ngôn ngữ không dùng chữ Latin thì thay bằng chuyển tự Latin.

Ngoài ra, bản in lần thứ 10 được bổ sung minh họa của hai họa sĩ Phạm Ngọc Tuấn và Phạm Ngọc Tân. Các minh họa sinh động, đậm chất dân gian, hòa quyện vào từng trang sách đã mở ra thế giới cổ tích nhiệm màu, mời bạn đọc bước vào khám phá.

PGS Vũ Ngọc Khánh nhận xét về bộ sách này: “Cách kể của anh hồn nhiên mà sinh động, có ít nhiều vẻ dân dã và phong cách cổ. Ở những trang mở đầu và kết luận bộ Kho tàng, anh đã lưu ý đến những đặc trưng của cổ tích: Tính chất cổ của sự việc, của hình tượng, bản sắc dân tộc của câu chuyện, và trình độ tư tưởng và nghệ thuật cao trong đối sánh với các loại hình tự sự dân gian khác.

Khi kể chuyện, anh đã tỏ ra tôn trọng những đặc điểm mà anh nêu ra. Đồng thời, anh vẫn có tư cách của một nhà văn. Cách kể của anh mộc mạc, có vẻ biến hóa, và điều đáng quý hơn cả: Rất đáng tin”.

Giáo sư Nguyễn Đổng Chi quê ở Hà Tĩnh, sinh tại Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), là con nhà giáo có đức độ và uy vọng Nguyễn Hiệt Chi, từng là đồng sáng lập trường Dục Thanh.

Với cuộc đời từng trải và hơn 50 năm cầm bút, sự nghiệp của ông trải rộng từ sáng tác văn học, nghiên cứu văn học, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Hán - Nôm, khảo cổ… Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp lớn.

Cống hiến nổi bật hơn cả của ông là ở lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996. Tại nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Hải Dương, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang có đường phố mang tên ông.

Cẩm Tú
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Phát động "Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Nam"

Phát động "Cuộc thi sáng tác kịch bản cho trẻ em tại Việt Nam"

TTTĐ - Trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) cùng phối hợp tổ chức “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam”.
Phát hành 24 tập truyện dài về chú mèo máy Doraemon

Phát hành 24 tập truyện dài về chú mèo máy Doraemon

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày sinh tác giả Fujiko F Fujio (1/12/1933 - 1/12/2023) - "cha đẻ" của bộ truyện về chú mèo máy Doraemon, NXB Kim Đồng phát hành "Premium Boxset Doraemon Truyện dài" (24 tập) được thiết kế đặc biệt với số lượng in giới hạn.
Tình yêu - cội nguồn của sự sống, cội nguồn của nghệ thuật!

Tình yêu - cội nguồn của sự sống, cội nguồn của nghệ thuật!

TTTĐ - Thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh vừa cho ra đời bài thơ hay nói về quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật. Tiêu đề bài thơ nói lên thật nhiều về mối quan hệ ấy Thơ đời và đời thơ, có thể hiểu đó là mối quan hệ nhân quả hữu cơ, chi phối và chế định lẫn nhau: để có thơ cho đời (kết quả) phải có một “đời thơ” biết yêu, biết hy sinh và cống hiến.
Tin khác
[Xem thêm]
Nhiều cung bậc cảm xúc trong bài thơ về trăng

Nhiều cung bậc cảm xúc trong bài thơ về trăng

TTTĐ - Tôi đã đọc rất chậm bài thơ “Tự sự cùng trăng” của Nguyễn Hồng Vinh đăng trên báo Tuổi trẻ Thủ đô mới đây. Cảm nhận bao trùm bài thơ là sự chất chứa tâm trạng vui - buồn - dứt day trước thân phận người (là “em” trong bài) vốn nuôi hy vọng sự nghiệp văn chương mà mình đang dồn sức theo đuổi, đắp vun, nhưng nay chỉ nhận về nỗi chán chường, thất vọng!
Tự sự cùng trăng

Tự sự cùng trăng

TTTĐ - Báo TTTĐ vừa nhận được bài thơ "Tự sự cùng trăng" của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Miệt mài ươm những hạt mầm cho đời nở hoa

Miệt mài ươm những hạt mầm cho đời nở hoa

TTTĐ - Ngày 11/11, Nhà xuất bản Hội Nhà văn đã tổ chức cuộc gặp mặt giới thiệu tập thơ “Hoa đời mùa sau” của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh. Tham dự cuộc gặp mặt có các đồng chí: Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành Trung ương; đoàn cán bộ của tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình. Tham dự buổi lễ còn có các văn nghệ sĩ, các nhà lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, đồng nghiệp thân thiết và người thân trong gia đình tác giả.
Con đường để tránh nỗi sợ vô lý

Con đường để tránh nỗi sợ vô lý

TTTĐ - Buổi trò chuyện về sáng tác mang tên “Viết và đọc kinh dị ở Việt Nam” quy tụ những nhà văn trẻ thế hệ 9x đã thu hút đông đảo độc giả trẻ quan tâm đến đề tài này.
"Viết lên hy vọng" - cuốn sách hay về thầy và trò

"Viết lên hy vọng" - cuốn sách hay về thầy và trò

TTTĐ - Trong tháng 11, tháng tôn vinh các nhà giáo, cuốn sách mang tên “Viết lên hy vọng” được Erin Gruwell và những nhà văn tự do sáng tác. Cuốn sách là những chương nhật kí giàu tính tự sự thể hiện tình cảm, suy nghĩ của các bạn học sinh...
"Suối Cọp" của Hữu Ước chạm đến trái tim người đọc

"Suối Cọp" của Hữu Ước chạm đến trái tim người đọc

TTTĐ - Sáng 29/10, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hội nhà văn phối hợp Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông Trí Việt tổ chức ra mắt tiểu thuyết “Suối Cọp” của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Tác phẩm lần này được tái bản, bổ sung, mang đến cái nhìn mới mẻ, đầy nhân văn về cuộc chiến tranh Việt - Mỹ.
Có một Hà Nội trong tôi...

Có một Hà Nội trong tôi...

TTTĐ - Đầu đông này, bạn đọc gặp lại tác giả Vũ Công Chiến với tản văn "Có một Hà Nội trong tôi". Đây là những trang hồi ký của một người có cuộc đời hòa cùng nhịp thở của Thủ đô.
Xem phiên bản di động