Tag

Khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ cơ bản lấy đủ nước gieo cấy

Nông thôn mới 06/03/2020 13:55
aa
TTTĐ - Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa có báo cáo kết quả tình hình lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ xuân 2020 tại các tỉnh khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ. Theo đó, kết thúc ba đợt lấy nước phục vụ gieo cấy, diện tích có nước tại hai khu vực này là 529.900ha, đạt 99,8%.

Khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ cơ bản lấy đủ nước gieo cấy

Diện tích lấy nước ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ đã đạt 99,8% (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Sẵn sàng cấp nước phục vụ bà con gieo cấy vụ Xuân

Sau hai đợt xả nước, Hà Nội vẫn chưa lấy đủ nước gieo cấy

Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ xuân, tăng cường phòng chống dịch

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020, khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ gieo cấy tổng cộng 531.200ha lúa. Để bảo đảm cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Văn bản số 8859/TB-BNN-TCTL ngày 26/11/2019 thông báo lịch lấy nước tổng cộng 18 ngày, gồm ba đợt: Đợt 1 gồm 4 ngày (từ ngày 20 - 23/1); đợt 2 gồm 8 ngày (từ ngày 5 - 12/2); đợt 3 gồm 6 ngày (từ ngày 19 - 24/2).

Sau khi kết thúc đợt 1 đã có mưa trên diện rộng (từ ngày 24 - 26/1) với tổng lượng mưa phổ biến từ 60 - 90mm và các địa phương vẫn tranh thủ vận hành công trình tiếp tục lấy nước nên diện tích đủ nước tăng đáng kể. Do vậy, đợt 2 và 3 được điều chỉnh giảm tổng cộng 6 ngày lấy nước (3 ngày đợt 2 và 3 ngày đợt 3), đồng thời giữ mực nước tại hạ du hệ thống sông Hồng linh hoạt, vừa đảm bảo công trình thủy lợi lấy nước hiệu quả, vừa tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện.

Kết thúc 3 đợt lấy nước, diện tích có nước là 529.900ha, đạt 99,8%. Trong đó, diện tích chưa đủ nước khoảng 450ha phải tiếp tục cấp nước bằng trạm bơm dã chiến Phù Sa.

Theo ông Nguyễn Hồng Khanh, Cục trưởng Cục Quản lý công trình (Tổng cục Thủy lợi), trước khi thực hiện xả nước, các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn hệ thống sông Hồng - Thái Bình là 9,46 tỷ m3 đạt khoảng 60% dung tích thiết kế (thấp hơn khoảng 6 tỷ m3 so với trước đợt điều tiết nước phục vụ gieo cấy năm 2018 - 2019). Đặc biệt, hồ Hòa Bình chỉ đạt 63% dung tích thiết kế. Đây là mức thấp nhất trong 30 năm qua, kể từ khi đưa vào vận hành.

Công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước tại các địa phương được thực hiện sâu sát, quyết liệt
Công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước tại các địa phương được thực hiện sâu sát, quyết liệt

Nhìn chung, công tác phối hợp, chỉ đạo, điều hành các đợt lấy nước được thực hiện sâu sát, quyết liệt, mọi khó khăn phát sinh, đề xuất, kiến nghị của các địa phương được tháo gỡ và giải quyết kịp thời. Công tác chỉ đạo, phối hợp tốt đã giúp tiết kiệm nước xả từ các hồ chứa thủy điện, đồng thời vẫn đảm bảo nước phục vụ sản xuất.

Điển hình, trước đợt 2 lấy nước, khi diện tích đủ nước của các địa phương đạt khá đã điều chỉnh giảm mực nước 3 ngày đầu, chỉ duy trì mực nước tại Sơn Tây từ 2,5m trở lên và cắt giảm 3 ngày cuối của đợt 2. Trong đợt 3 đã điều chỉnh giảm 3 ngày cuối, đảm bảo trạm bơm dã chiến Phù Sa vận hành lấy nước hiệu quả và giảm lượng xả các hồ chứa thủy điện.

Để bảo đảm yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh, vừa bảo đảm tiết kiệm nước để phát điện trong điều kiện nguồn nước ngày càng khó khăn, Tổng cục Thủy lợi kiến nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đơn vị có liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch tăng cường nguồn nước hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình bảo đảm cho công trình thủy lợi vận hành cấp nước phục vụ tưới dưỡng lúa.

Đồng thời, Bộ giao Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng khó khăn về nguồn nước.

Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện các đợt xả nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ. Trong đó, Bộ đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn để sớm đầu tư, xây dựng các công trình lấy nước chủ động cho các khu vực khó khăn về nguồn nước, không phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa thủy điện; Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc tập trung lấy nước, tránh tình trạng kéo dài nhu cầu lấy nước khi các địa phương đã hoàn thành kế hoạch.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ vào lịch xả nước sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành chủ động tính toán, xác định lưu lượng xả, tổng lượng xả các hồ chứa thủy điện phù hợp, bảo đảm các công trình thủy lợi vận hành lấy nước phục vụ sản xuất đồng thời tiết kiệm nguồn nước và nâng cao hiệu quả phát điện.

Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp phục hồi lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình nhằm nâng cao hiệu quả lấy nước của các công trình thủy lợi.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản Nông thôn mới

Cà Mau phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản

TTTĐ - Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang tập trung phát triển sản phẩm thủy sản chủ lực là tôm trên nền tảng liên kết chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng, từng bước đưa thủy sản Cà Mau trở thành ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững.
Xem thêm