Tag

Kinh tế Hà Nội vượt qua thách thức, các cân đối lớn được đảm bảo

Thị trường - Tài chính 22/01/2023 08:10
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh phải chịu nhiều khó khăn và thách thức do ảnh hưởng của những biến động trên thế giới song tình hình kinh tế Hà Nội vẫn đạt được nhiều kết quả rất tích cực, với mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.
Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán Hà Nội khát vọng vươn lên trong tâm thế mới

Vững bước giữa muôn trùng sóng gió

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, chưa có tiền lệ và khó đoán định, nhất là xung đột vũ trang tại Ukraina kéo dài. Cùng với đó, lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa và hậu quả của đại dịch COVID-19 dẫn đến suy giảm tăng trường kinh tế toàn cầu, rủi ro tài chính, tiền tệ, mất an ninh năng lượng, lương thực đang hiện hữu; Hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2023.

Ở trong nước, áp lực lạm phát tăng cao; Giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực. Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp để ổn định giá và nguồn cung xăng dầu, lãi suất ở mức hợp lý để hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Kinh tế Hà Nội vượt qua thách thức, các cân đối lớn được đảm bảo
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông

Thủ đô Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, phải tập trung phòng, chống dịch bệnh và dành nguồn lực để khắc phục ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19; Ngoài ra còn có sự thay đổi cán bộ chủ chốt của thành phố.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời của Trung ương và Thành ủy, sự tin tưởng, ủng hộ tích cực và nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân Thủ đô, thành phố Hà Nội đã thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó đã đạt những kết quả quan trọng, toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

Theo đó, kinh tế Hà Nội phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ, quý sau tăng cao hơn quý trước; Lũy kế 9 tháng năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,69% - là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây (cả nước tăng 8,83%, TP HCM tăng 9,97%) và cả năm 2022 dự kiến tăng 8,89%.

Kinh tế Hà Nội vượt qua thách thức, các cân đối lớn được đảm bảo

Cùng với đó, cân đối thu - chi ngân sách được đảm bảo. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 332.961 tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán, tăng 2,7% so với thực hiện năm 2021. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách địa phương dự kiến 100.567 tỷ đồng, đạt 94,1% dự toán giao đầu năm, trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 90,1% dự toán; Chi thường xuyên đạt 95,5% dự toán.

Các hoạt động thương mại, du lịch được khôi phục lại; thực hiện hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ước đạt 10,9%. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục duy trì phát triển. Nhờ đó, Hà Nội dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Cũng trong năm 2022, thành phố Hà Nội đã triển khai kịp thời các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Thành phố đã thực hiện hỗ trợ cho hơn 2,6 triệu lượt đối tượng với kinh phí gần 2.660 tỷ đồng; Giải quyết việc làm cho trên 183.000 lao động, vượt 14,3% kế hoạch; Tạo việc làm cho trên 56.000 lao động từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua ngân hàng chính sách; Thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng cho trên 72.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số thuế được giảm trên 13.000 tỷ đồng; Gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho gần 19.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với tổng số tiền gần 12.000 tỷ đồng...

Theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, năm 2022, dù đối mặt với muôn vàn khó khăn song với tinh thần chủ động trong chỉ đạo điều hành của các cấp lãnh đạo và sự đồng lòng, quyết tâm của cán bộ, người dân và doanh nghiệp; Hà Nội vẫn vưỡng bước đi qua giông bão, đó là một nỗ lực rất đáng ghi nhận, xứng đáng là Thủ đô, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước.

Sẵn sàng cho năm 2023 với những thách thức mới

Theo dự báo, năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế. Tăng trưởng có xu hướng chậm lại; Nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ gia tăng, khó khăn có thể còn nhiều hơn năm 2022. Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Kinh tế Hà Nội vượt qua thách thức, các cân đối lớn được đảm bảo

Trong bối cảnh đó, thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự quan tâm của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành Trung ương và sự ủng hộ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, thành phố kỳ vọng sẽ vượt qua mọi rào cản để giữ vững sự ổn định chính trị, đặc biệt là tiếp tục phát triển mạnh về kinh tế.

Mục tiêu tổng quát năm 2023 của thành phố Hà Nội là giữ vững ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế Thủ đô; Củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới; Nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của kinh tế Thủ đô.

Theo dự kiến, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố Hà Nội có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, trên cơ sở xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, lựa chọn chỉ tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7,0% (chỉ tiêu cả nước tăng khoảng 6,5%); GRDP/người khoảng 150 triệu đồng; Vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 6%; kiểm soát chỉ số giá 4,5%.

Kinh tế Hà Nội vượt qua thách thức, các cân đối lớn được đảm bảo
Cột cờ Hà Nội

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, thành phố Hà Nội sẽ tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển các động lực tăng trưởng mới với trọng tâm chọn chuyển đổi số là động lực phát triển; Phát triển các mô hình kinh tế mới; Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ thực hiện hiệu quả các chính sách tiền tệ, tín dụng của Trung ương trên địa bàn; Bảo đảm nguồn vốn cho nền kinh tế, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng; Tiếp tục các giải pháp tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; Kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro.

Cùng với đó, thành phố cũng sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách; Tăng tỷ trọng các khoản thu mang tính bền vững; Phấn đấu vượt dự toán thu ngân sách Nhà nước; Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư; Kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ phát triển mạnh thị trường trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và các chuỗi cung ứng; Thực hiện hiệu quả các giải pháp kiểm soát giá cả, thị trường.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục triển khai thực hiện phân cấp quản lý Nhà nước trong từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đồng bộ, đầy đủ; Tiếp tục cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tạo đà cho những năm tiếp theo.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán Thị trường - Tài chính

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa vi phạm trên thị trường chứng khoán

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024.
Tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu Thị trường - Tài chính

Tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng Thị trường - Tài chính

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử Thị trường - Tài chính

Không để hàng giả "lộng hành" trên sàn thương mại điện tử

TTTĐ - Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử ở Việt Nam thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến. Thực trạng này đang là vấn đề nhức nhối của xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, môi trường đầu tư kinh doanh, gây thất thu ngân sách...
Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023 Thị trường - Tài chính

Mitsubishi Power đạt thị phần tuabin khí số 1 toàn cầu năm 2023

TTTĐ - Mitsubishi Power, thương hiệu giải pháp năng lượng của Mitsubishi Heavy Industries, Ltd. (MHI), đạt thị phần tua bin khí hàng đầu toàn cầu (với thị phần 36%) tính theo megawatt vào năm 2023, theo dữ liệu của báo cáo ngành điện McCoy.
GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng Thị trường - Tài chính

GDP quý I/2024 duy trì ở mức vừa phải trước lạm phát gia tăng

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý I/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (mức 6,7% hồi quý IV/2023). Ngân hàng giữ nguyên dự báo tăng trường GDP của cả năm 2024 ở mức 6,7%, trong đó GDP sẽ tăng tốc từ 6,2% trong nửa đầu năm lên mức 6,9% trong nửa cuối năm nay.
Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang” Thị trường - Tài chính

Nguy hiểm khôn lường từ các loại “mũ bảo hiểm thời trang”

TTTĐ - Mặc dù cơ quan chức năng đã có Quy chuẩn kỹ thuật dành cho mũ bảo hiểm với người đi xe máy từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu của thị trường nhiều tiểu thương đang lập lờ trong việc đặt tên cho loại "mũ bảo hiểm thời trang" nhằm lừa dối người tiêu dùng với mũ bảo hiểm cho người đi xe máy. Điều này có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn của người sử dụng.
Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý Thị trường - Tài chính

Xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 768/UBND-KTTH chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các biện pháp điều hành, bình ổn giá.
Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” Thị trường - Tài chính

Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn”

TTTĐ - Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh nhật sale xịn” đánh dấu hành trình 12 năm mang đến cho người tiêu dùng Việt một kênh mua sắm tiết kiệm, tiện lợi cùng những trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí đa dạng và thú vị. Buổi tiệc “Sinh nhật sale xịn” sẽ chính thức được mở màn vào 20h tối ngày 24/3/2024 cho đến hết ngày 29/3/29024.
Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank Thị trường - Tài chính

Vay vốn siêu ưu đãi với lãi suất chỉ từ 3% tại Sacombank

TTTĐ - Từ ngày 21/3 đến hết 31/3/2024 Sacombank triển khai nguồn vốn 10.000 tỷ đồng với lãi suất siêu ưu đãi chỉ 3%/năm, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn cuối quý I/2024.
Xem thêm