Thứ tư 29/03/2023 14:04 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Giai đoạn vừa qua, kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) tiếp tục đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài… Nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, HTX hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế bền vững, xây dựng Nông thôn mới, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước khẳng định vị trí, vai trò nền tảng của khu vực kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.

Tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quá trình phát triển kinh tế tập thể Kinh tế tập thể, hợp tác xã là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Cà Mau: Phát triển mô hình hợp tác xã thông minh qua chuyển đổi số Tạo nguồn lực mới thúc đẩy các hợp tác xã phát triển năng động, hiệu quả

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất

Kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX là một trong bốn thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nhận thức rõ được vai trò của khu vực kinh tế tập thể, giai đoạn vừa qua, các mô hình kinh tế tập thể, HTX tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng. Loại hình này đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát; Tăng kim ngạch xuất khẩu, tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Theo thống kê của Liên minh HTX Việt Nam, ước tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có 29.021 HTX, 123.241 tổ hợp tác và 125 liên hiệp HTX. Các HTX thu hút 6,94 triệu thành viên là hộ gia đình, chủ yếu ở địa bàn nông thôn (tăng 22.466 thành viên so với năm 2021) và 2,6 triệu lao động (tăng 71.000 lao động so với năm 2021); Tổng số vốn điều lệ đạt 54,15 nghìn tỷ đồng, bình quân 1,86 tỷ đồng/HTX; Tổng giá trị tài sản đạt 187,75 nghìn tỷ đồng, bình quân 6,5 tỷ đồng/HTX, tăng 8,7% so với năm 2021.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam

Giai đoạn vừa qua, kinh tế HTX phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Số lượng HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác được thành lập mới và hộ cá thể, cá nhân tham gia thành viên tăng khá ở hầu hết các tỉnh, thành phố, nhất là lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, mô hình kinh tế tập thể phù hợp với nhu cầu tổ chức sản xuất của người dân, thực hiện liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác trên địa bàn cả nước phục hồi và phát triển mạnh. Trong đó, các HTX nông nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất, liên kết chuỗi giá trị để gia tăng sản lượng, năng suất, giảm chi phí đầu vào, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Nhiều HTX, Liên hiệp HTX thực hiện chuyển đổi số làm thay đổi phương thức quản trị truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Kết quả khảo sát của Liên minh HTX cấp tỉnh cho thấy, có tới 83,5% số HTX được khảo sát cho rằng việc chuyển đổi số là cần thiết, 18,9% số HTX đã có kế hoạch chuyển đổi số, 68% HTX sử dụng ít nhất một một phương thức bán hàng trực tuyến.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Bà con xã viên gieo trồng rau màu vụ đông

Để duy trì phát triển kinh tế tập thể có hiệu quả, thời gian qua, các mô hình HTX đã chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động. Cụ thể, tính riêng trong giai đoạn năm 2020 - 2021, có đến 96% HTX được chuyển đổi, tổ chức lại hoạt động; Quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng lên. Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt 56%, tổng doanh thu đạt hơn 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.900 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động 4,3 triệu đồng/người/tháng.

Đặc biệt, số lượng HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của quốc gia, vùng, địa phương ngày càng tăng. Liên kết sản xuất giữa các HTX với nhau, với tổ hợp tác và với doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển.

Đến nay, cả nước có 1.700 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, 3.219 HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, tăng 6,8 lần so với năm 2015. Số lượng HTX, Liên hiệp HTX có quy mô vừa và lớn ngày càng tăng. Đến cuối năm 2022, cả nước có hơn 500 HTX, Liên hiệp HTX có quy hơn 300 thành viên, tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đồng trở lên (tăng 4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015).

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động

Nhấn mạnh về vai trò của các mô hình kinh tế tập thể, HTX trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, HTX cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai đồng bộ và hiệu quả, cơ bản hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao theo chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, quy định của Điều lệ.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Các HTX nông nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất, liên kết chuỗi giá trị để gia tăng năng suất và giá trị nông sản

Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác cũng đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, 90% HTX bị giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, thu nhập của người lao động và thành viên gặp nhiều khó khăn.

“Trước những khó khăn đang hiện hữu, các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác đã và đang huy động mọi nguồn lực để chống chịu, giảm thiệt hại duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, số lượng HTX ngừng hoạt động...

Các đơn vị tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình, hình thức hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực, thành phần kinh tế và địa bàn, nhất là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, sản xuất gắn với chuỗi giá trị; Củng cố, tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác hiện nay và khi đại dịch COVID-19 được ngăn chặn và đầy lùi”, đồng chí Nguyễn Ngọc Bảo nhấn mạnh.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Các HTX nông nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất, liên kết chuỗi giá trị để gia tăng năng suất và giá trị nông sản

Trong thời gian tới, chiến lược của Liên minh HTX Việt Nam là phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn HTX với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp HTX với 1.700 HTX thành viên.

Số HTX hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% - 70% trên tổng số HTX cả nước. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 HTX và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản.

THANH TÙNG
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

TTTĐ - Khái niệm vườn cà phê ba tầng sinh thái để chỉ trong vườn từ lâu vốn chỉ được trồng độc canh cây cà phê thì nay lại có thêm các cây khác như: Sầu riêng, bơ, tiêu hay cây điều cùng chung sống trên cùng 1 hàng cà phê.
Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn

Chương trình OCOP: Hướng đi hiệu quả cho phát triển du lịch nông thôn

TTTĐ - Điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) của thành phố Hà Nội là hai sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm “dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”.
Hà Nội phấn đấu có 5 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Hà Nội phấn đấu có 5 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sáng 17/3, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU cùng đoàn công tác thành phố đã kiểm tra thực tế mô hình Nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Đông Anh; Chủ trì hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo quý I-2023 về việc thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Chương trình 04-CTr/TU trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ 2020-2025; Thảo luận một số cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tìm giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm

Tìm giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm

TTTĐ - Nhằm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc trước tình trạng giá lợn hơi, gia cầm, con giống đang giảm cũng như tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế, ngày 16/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thúc đẩy hợp tác công tư trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi.
Tin khác
[Xem thêm]
Hải Dương cần phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa nông thôn với đô thị

Hải Dương cần phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, bảo đảm kết nối giữa nông thôn với đô thị

TTTĐ - Chiều 15/3, tại TP Hải Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố quyết định công nhận tỉnh Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới, kết hợp triển lãm thành tựu xây dựng nông thôn mới và trưng bày, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Khơi dậy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP

Hà Nội: Khơi dậy tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị báo cáo đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022. Tại Hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã công nhận kết quả đánh giá phân hạng năm 2022 cho 518 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên.
Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

Huy động toàn lực xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, Hà Nội) là địa phương đầu tiên của thành phố đã đăng ký thực hiện xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên cả 8 lĩnh vực. Đến hết năm 2022, xã đủ điều kiện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Thu nhập bình quân trên địa bàn xã đạt 76 triệu đồng/người/năm. Xã có mô hình thôn thông minh Vân La.
Bưởi Diễn Đức Hậu Lưu Quang: Sản vật tinh tuý của vùng đất Chương Mỹ

Bưởi Diễn Đức Hậu Lưu Quang: Sản vật tinh tuý của vùng đất Chương Mỹ

TTTĐ - Khai thác lợi thế đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp sạch Đức Hậu Lưu Quang (Thôn Trung Cao, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã tập trung phát triển, nâng cao chất lượng cây bưởi Diễn với mục tiêu đưa loại quả này thành sản phẩm OCOP, được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô biết đến.
Quê hương mới của cà phê vối

Quê hương mới của cà phê vối

TTTĐ - Tổng diện tích của 20 tỉnh có trồng cà phê vào năm 2022 là 710.590ha, riêng 5 tỉnh ở Tây nguyên đã chiếm đến 639.000ha (89,93%); Trong đó trên 85% là cà phê vối. Kim ngạch xuất khẩu từ 1,77 triệu tấn đã mang lại cho đất nước khoảng 4 tỷ USD.
Đồng Nai: Di dời hơn 3.000 cơ sở khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

Đồng Nai: Di dời hơn 3.000 cơ sở khỏi khu vực không được phép chăn nuôi

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều cơ sở chăn nuôi “mọc” lên ở những khu vực không được phép đã gây ô nhiễm, làm xáo trộn đời sống người dân. Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định yêu cầu hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi phải di dời ra khỏi nơi không được phép trước ngày 1/1/2025.
Xem phiên bản di động