Tag
"PHẬT SỐNG" GYALWA DOKHAMPA CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP TU TẬP VÀ CÁCH ĐỂ THÂN TÂM AN LẠC

Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống

Xã hội 01/12/2020 05:00
aa
TTTĐ - Đạo Phật thực chất không hẳn là tôn giáo mà là một triết lý sống để đạt được hạnh phúc. Đức Phật có một mong muốn duy nhất là tất cả các chúng sinh hữu tình được hạnh phúc. Ngài truyền dạy giáo pháp vì động lực này.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc: Nhiều học giả đã biến đạo Phật trở nên rắc rối
Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống

Đạo Phật thực chất không hẳn là tôn giáo mà là một triết lý sống để đạt được hạnh phúc. Đức Phật có một mong muốn duy nhất là tất cả các chúng sinh hữu tình được hạnh phúc. Ngài truyền dạy giáo pháp vì động lực này. Lập ra một tôn giáo có tầm ảnh hưởng thế giới để trở nên nổi tiếng chưa bao giờ là ý muốn của Ngài. Ngài nhận thấy rằng ai cũng mong được hạnh phúc song mọi người luôn tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài. Vì hạnh phúc bên ngoài mang tính điều kiện nên luôn thay đổi. Tôi không tin chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc khi thiếu hiểu biết về hạnh phúc tinh thần dù có tất cả mọi điều kiện hạnh phúc bên ngoài. Hạnh phúc hay đau khổ đều là do tâm quyết định. Đức Phật nhận ra rằng hạnh phúc đích thực phải đến từ bên trong chứ không phụ thuộc ở hình tướng hay vật chất bên ngoài. Nếu bạn đã có hạnh phúc và trí tuệ bên trong thì hạnh phúc hay vật chất bên ngoài sẽ bổ trợ thêm cho niềm vui bên trong sẵn có. Còn nếu tâm đau khổ thì ta sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc dù những điều kiện bên ngoài có tốt đến đâu chăng nữa.

Chúng ta trải nghiệm và nhận thức thế giới khác nhau dựa trên trạng thái của tâm. Khi tâm sân giận, mọi vật đều nhìn rất tiêu cực. Ngược lại, khi tâm vui vẻ, mọi vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu. Nhiều lúc chúng ta thấy mình khá sung túc nếu so sánh với những người nghèo khổ ở Châu Phi. Những lúc khác ta lại cảm thấy không chút hài lòng nếu so với những người rất giàu có. Thế giới là do tâm cảm nhận. Vì thế nếu chuyển hóa tâm thì thế giới bên ngoài cũng bắt đầu thay đổi. Chính tâm chúng ta là đối tượng cần điều phục để có thể đạt được hạnh phúc đích thực. Tinh túy của giáo pháp là cách Đức Phật luôn dạy ta nhìn vào nội tâm để tìm các giải pháp cho những vấn đề bên ngoài. Năm độc trong tâm là nguồn gốc của mọi đau khổ bao gồm sân giận, kiêu mạn, ghen tỵ, bám chấp và vô minh.

Sân giận phá hủy trạng thái an tĩnh của tâm. Khi sân giận, ta mất lý trí. Nếu hai người nổi sân khi tranh luận với nhau họ thậm chí quên luôn rằng mình đang tranh luận về vấn đề gì. Tình thương và sự nhẫn nhục là liều thuốc trị sân giận. Không thể giết hết những người mình ghét hay khuất phục tất cả kẻ thù, chúng ta chỉ có thể điều phục sự sân giận trong tâm mình. Bạn không thể thành xấu xí nếu có ai đó bảo vậy, cũng như bạn không thành kẻ cắp chỉ vì có người kết tội bạn ăn trộm. Thực hành phát triển tình thương thông qua việc hiểu rằng người đang nổi giận không ở trạng thái tư duy tỉnh táo và nếu bám chấp vào lời nói của họ, ta sẽ khiến tâm của mình cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Kiêu mạn dẫn tới đau khổ vì có một thực tế là sẽ luôn có người giỏi hơn bạn. Khi nhận ra có người giàu hơn, đẹp hơn, nổi tiếng hơn mình, lòng tự hào sẽ bị tổn thương và ta đau khổ. Chẳng ai có thể giỏi nhất, tốt nhất trong mọi thứ nên sẽ dễ dàng hơn nếu ta biết khiêm nhường. Sự khiêm nhường là liều thuốc đối trị kiêu mạn. Về lâu dài, người khiêm nhường sẽ được đánh giá cao và được tôn trọng nhiều hơn.

Ghen tỵ khiến ta không tận hưởng được những thứ mình đang có. Ta luôn muốn hơn người. Trong quá trình lo lắng và tìm cách đạt được những thứ người khác có, chúng ta không thấy hứng thú với những thứ mình đang sở hữu. Thực hành pháp hay làm những việc tốt xuất phát từ tâm ghen tỵ khiến những thiện hạnh này trở thành tiêu cực. Những việc tích cực hay tiêu cực không phụ thuộc vào hình thức bên ngoài mà phụ thuộc vào động cơ bên trong. Vì vậy, khi làm những việc tích cực và trên danh nghĩa giáo pháp, điều quan trọng là phải thực hiện chúng với động cơ làm lợi lạc cho người khác hay tối thiểu là để tích lũy công đức cho mình chứ không phải để tỏ ra hơn người. Biết tùy hỉ với hạnh phúc và những phẩm chất tốt của người khác là liều thuốc đối trị ghen tỵ.

Kỳ 10: Triết lý đạo Phật trong đời sống
"Phật sống" Gyalwa Dokhampa rất gần gũi với mọi người

Bám chấp vào khái niệm “Ta và của ta” là trạng thái tâm thức ích kỷ. Nhà của tôi, gia đình của tôi, bạn của tôi, người yêu của tôi... Đằng sau sự bám chấp này là một nhận thức sai lầm về một sự thường hằng bất biến. Chúng ta cũng bám chấp vào các hệ tiêu chuẩn, khái niệm mà ta muốn mọi thứ phải trở thành. Khi người hay sự vật không giống hình mẫu lý tưởng thì đau khổ sẽ xuất hiện. Chúng ta phải hiểu rằng vạn vật thay đổi từng phút giây dù bề ngoài của chúng trông có vẻ bền vững. Con sông và thác nước nhìn như vẫn vậy nhưng dòng nước không ngừng trôi và thực chất chỉ trong giây phút, chúng đã khác trước. Thứ có vẻ bất biến thực ra là các trạng thái tiếp nối của sự vật, hiện tượng. Quán chiếu về bản chất vô thường của cảm xúc, các mối quan hệ, quan điểm, địa vị, thời tiết, thời gian, tiêu chuẩn... ta sẽ nhận thấy tất cả đều luôn thay đổi. Hiểu được điều này, ta có thể giảm sự bám chấp, mong đợi từ những thứ vô thường và trưởng dưỡng sự bằng lòng. Nếu không bằng lòng với những gì mình có, ta sẽ như ông vua không bao giờ biết thỏa mãn. Đức Phật gọi ông vua này là người đáng thương nhất trong vương quốc.

Những phương pháp đối trị ở trên có thể giúp giảm thiểu năm độc song muốn nhổ tận gốc các độc này thì ta phải thực hành sâu hơn. Hãy tự hỏi bản thân tại sao lại có năm độc? Đức Phật dạy nguyên nhân chính của mọi đau khổ là vô minh. Bởi vô minh nên ta tưởng rằng mọi thứ tồn tại như vẻ ngoài của chúng. Tốt và xấu là sự phản chiếu của tâm thức. Giàu và nghèo cũng mang tính tương đối. Bạn tốt của ta có thể là kẻ thù của người khác. Nhận thức được vấn đề này sẽ giúp ta thoát khỏi vô minh. Thiếu hiểu biết về bản chất tính không sẽ khiến chúng ta bám chấp vào mọi thứ vì chúng xuất hiện rất cứng chắc và rất thật. Khi nằm mơ, chúng ta cũng có các trải nghiệm trong mơ rất thật. Sự bám chấp vào vạn vật sẽ khiến các độc như quyến luyến, sân giận, ghen tỵ khởi lên. Giống như thấy sợi dây trong bóng tối lại tưởng là con rắn nên ta trải nghiệm nỗi sợ hãi và lo lắng.

Hiểu rằng mọi sự vật, hiện tượng đều là sự phóng chiếu của tâm và trở nên bớt bám chấp vào chúng là một trong những điểm then chốt. Hiện giờ chúng ta bám chấp vào các khái niệm đẹp, xấu, hay, dở, dài, ngắn, hạnh phúc, đau khổ, giàu, nghèo, tôn giáo... Bước đầu tiên để chuyển hóa năm độc là quy Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng. Phật có nghĩa là tỉnh thức khỏi vô minh và năm độc. Phật cũng để chỉ một vị giác ngộ là Đức Phật Thích Ca, người đã chứng ngộ được chân lý vũ trụ và có tình thương vô hạn với mọi chúng sinh. Phật không phải là một vị thầy mặc đồ tu hay một khuôn mặt tỏa sáng hoặc một pho tượng, mà là một tâm thức đã thoát khỏi vô minh và năm độc. Pháp là một quá trình trưởng dưỡng tâm để thành Phật. Như vậy, Pháp cũng ở trong mỗi người. Tăng là sự mong muốn làm những việc tích cực hay trưởng dưỡng tâm. Các vị Phật bên ngoài là Đức Phật Thích Ca, Đức Liên Hoa Sanh, các bậc thầy chứng ngộ và các tượng Phật mang tính biểu tượng. Pháp bên ngoài gồm kinh sách, việc trì tụng, lễ lạy và thiền định. Tăng bên ngoài là các vị sư, ni, những nhóm người thực hành pháp. Phật, Pháp, Tăng bên ngoài hỗ trợ sự phát triển của Tam Bảo bên trong.

Phật cũng có thể được hiểu là Chân lý Vũ trụ vì Ngài đã giác ngộ được bản chất của vạn pháp. Chừng nào tâm thức còn bị năm độc kiểm soát, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được hạnh phúc đích thực. Chúng ta phải giảm thiểu các hành động, suy nghĩ tiêu cực để tịnh hóa tâm. Từ đó, ta sẽ có hiểu biết đúng đắn hơn về cuộc sống hay thực tại. Liều thuốc đối trị với suy nghĩ tiêu cực là phải phát triển các suy nghĩ tích cực. Tư duy tích cực mạnh mẽ nhất là phát triển tình yêu thương với mọi chúng sinh. Đây cũng là phương thuốc cho mọi suy nghĩ tiêu cực và giảm thiểu sự bám chấp vào bản ngã.

Các suy nghĩ và hành động tiêu cực là nguyên nhân của đau khổ còn các suy nghĩ và hành động tích cực tạo ra hạnh phúc. Vì thế, Đức Phật dạy phải hạn chế việc xấu và thường làm các việc lành. Điều phục tâm là trọng tâm giáo pháp và con đường của Đức Phật. Bất kỳ điều gì được thưc hiện với tâm vị tha sẽ luôn mang lại hạnh phúc và giúp tích lũy thiện nghiệp. Khi yêu ai, bạn sẽ bớt nghĩ về bản thân hơn và trở nên bớt ích kỷ vì mong muốn mang lại hạnh phúc cho người đó. Nếu có thể mở rộng tình yêu thương đến mọi chúng sinh hữu tình thì các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của ta sẽ dễ dàng giảm thiểu. Chúng ta trân trọng cha mẹ vì tình yêu thương và công lao chăm sóc, nuôi dạy. Do đó, ta phát tâm mạnh mẽ muốn mang lại cho cha mẹ cả hạnh phúc bên ngoài và bên trong. Nhận thức này có thể áp dụng khi suy tưởng về mọi chúng sinh. Họ cũng từng là cha mẹ ta trong những kiếp trước. Tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi, các vị thầy là chúng ta đang tạo ra một xã hội mà ta cũng được yêu thương, tôn trọng trong hiện tại và tương lai. Biết cách trưởng dưỡng tâm để phát triển niềm vui, tình yêu thương và giảm thiểu năm độc sẽ giúp chúng ta nhận ra vẻ đẹp thực sự của cuộc đời. Đây là tinh túy giáo pháp của Đức Phật.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương Xã hội

Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương

TTTĐ - Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não

TTTĐ - Cảm thương với hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, Báo Tuổi trẻ Thủ đô và bạn đọc đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng.
Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen Muôn mặt cuộc sống

Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen

TTTĐ - Một nam thanh niên tại TP Đà Nẵng vừa được Công an TP khen thưởng do có thành tích phối hợp bắt giữ đối tượng "Chống thi hành công vụ".
Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3 Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3

TTTĐ - Mỏ đất tại núi Cảnh Dương, xã Lộc Thủy và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) có trữ lượng phê duyệt hơn 7,8 triệu m3 cùng 130,6 ngàn m3 đá tảng.
Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

TTTĐ - Trong 2 ngày 26 - 27/3, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Đại tá Dương Thế Võ, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Tô thắm sắc xanh biên cương Muôn mặt cuộc sống

Tô thắm sắc xanh biên cương

TTTĐ - TTTĐ - Đồn Biên phòng Bắc Sơn là đơn vị tiên phong tại Quảng Ninh tổ chức phát động trồng tre bảo vệ biên giới. Phong trào này được đơn vị duy trì liên tục gần 20 năm qua.
Giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý cho chuyển đổi xanh Môi trường

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc về pháp lý cho chuyển đổi xanh

TTTĐ - Ngày 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ).
Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi Môi trường

Hà Nội nhiều mây, có mưa vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, khu vực Nam Bộ đã có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13 giờ phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.
Cao Bằng: Mưa to, gió lốc làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà Muôn mặt cuộc sống

Cao Bằng: Mưa to, gió lốc làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà

TTTĐ - Ngày 27/3, do ảnh hưởng của hội tụ gió, địa bàn huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, đã xảy ra mưa to, gió lốc nhiều giờ liên tục, làm tốc mái nhiều nhà ở của nhân dân.
Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai hợp tác Muôn mặt cuộc sống

Hội LHPN Việt Nam và Nestlé Việt Nam công bố triển khai hợp tác

TTTĐ - Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp" do nhãn hàng MAGGI thí điểm khởi xướng đã mang đến những hiệu quả tích cực cho hàng ngàn phụ nữ, nhất là phụ nữ nông thôn, có niềm yêu thích và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực ẩm thực.
Xem thêm